Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Ngữ văn Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)
Câu 1( 8 điểm) PHẦN NLXH:
Đốpgiencô từng nói “Hai người cùng nhìn xuống, một người chỉ thấy vũng nước, người kia lại thấy được những vì sao”.
Từ ý kiến trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về cách nhìn đời, nhìn người trong cuộc sống ?
Đốpgiencô từng nói “Hai người cùng nhìn xuống, một người chỉ thấy vũng nước, người kia lại thấy được những vì sao”.
Từ ý kiến trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về cách nhìn đời, nhìn người trong cuộc sống ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Ngữ văn Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_ngu_van_lop_11_nam_2018_tr.doc
Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Ngữ văn Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN; LỚP: 11 1
- ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1( 8 điểm) PHẦN NLXH: Đốpgiencô từng nói “Hai người cùng nhìn xuống, một người chỉ thấy vũng nước, người kia lại thấy được những vì sao”. Từ ý kiến trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về cách nhìn đời, nhìn người trong cuộc sống ? Đáp án câu 1: MB Giới thiệu vấn đề: Cách nhìn vào hiện thực đời sống, nhìn đời, nhìn người một 0,5đ cách tích cực. Dẫn câu nói của Đôpgiencô. TB . Giải thích câu nói của Đôpgiencô: 2 điểm . Cùng một đối tượng nhưng có những cách nhìn khác nhau: “Một người chỉ thấy vũng nước” tức là chỉ thấy cái bề ngoài, bề nổi của đối tượng Người kia lại “Thấy được những vì sao” tức là nhìn thấy cái bản chất, cái bên trong, cái phẩm chất tốt đẹp của đối tượng Bình luận: 2 điểm - Câu nói trên hết sức đúng đắn và sâu sắc lại giàu hình ảnh. Nó giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của cách nhìn và thái độ của chúng ta đối với hiện thực cuộc sống, đối với con người (dẫn chứng) - Trong thực tế và trong văn học đều có những cách nhìn nông cạn, cái nhìn “một phía” và đánh giá sai lầm đối với hiện thực và con người (dẫn chứng). Có những người thường chỉ thấy mặt đen tối của đời sống, khuyết điểm, tiêu cực của người khác mà không thấy được mặt tích cực, tốt đẹp của họ Nhận thức và hành động của bản thân đối với vấn đề cách nhìn: 2 điểm - Để nhận thức và đánh giá đúng các hiện tượng đời sống, với cuộc đời và con người, chúng ta phải có cách nhìn đúng đắn, toàn diện, sâu sắc với đối tượng. - Để có cách nhìn đúng đắn và sâu sắc đối với con người và cuộc đời. Chúng ta cần phải hòa mình vào cuộc sống hiện thực, gắn bó và hiểu biết đối với mọi người - Phải có thái độ khách quan, phải có tấm lòng thông cảm, vị tha, có niềm tin vào cuộc sống và bản chất tốt đẹp của con người. - Bài học nhận thức và hành động cho bản thân. KB Kết luận chung: cách nhìn thể hiện thái độ tích cực của chúng ta đối với 0,5 điểm cuộc sống. Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm) 1điểm - Chữ viết, chính tả, diễn đạt (0,25 điểm) - Bài viết sán tạo: (0,5 điểm) Câu 2: ( 12 điểm) PHẦN NLVH Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ, triết lý nhân sinh độc đáo của Xuân Diệu qua bài thơ Vội Vàng. Đáp án câu 2: 2. Câu 2: ( 12 điểm) Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ, triết lý nhân sinh độc đáo của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội Vàng”?. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: (0,25 điểm) 1.0đ Chính tả, dùng từ, đặt câu(0,25 điểm) Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận(0,5 điểm) b. Yêu cầu về kiến thức: 2
- Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau: . MB: GT được vấn đề cần NL (1.0đ) TB: * Giải thích quan điểm thẩm mĩ, triết lý nhân sinh là gì? - Quan điểm thẩm mĩ là ý thức, tình cảm về cái đẹp mà nghệ sĩ đó say (2.0 sưa hướng tới, khát khao tìm kiếm. Đó chính là chuẩn mực của cái đẹp làm nên điểm) nhiệt hứng sáng tạo của người nghệ sĩ. (1 điểm) - Triết lý nhân sinh là nhận thức, ước muốn về con người, về hạnh phúc của người đó trong cuộc đời. Nó là điều nghệ sĩ muốn chia sẻ, giãi bày, muốn “thuyết phục” người khác đồng cảm với mình, sống và hành động theo mình. (1 điểm) * Biểu hiện của quan điểm thẩm mĩ và triết lý nhân sinh của Xuân Diệu (6.0 trong bài thơ “Vội vàng”. điểm) - Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ: + Cái đẹp không cần tìm ở đâu xa, nó chính là tuổi trẻ ta đang được sống, nó có ngay ở mùa xuân tươi thắm ngọt ngào xung quanh ta. + Thiên đường có ngay trên mảnh đất trần gian này có thể nhìn ngắm hưởng thụ được ở hiện tại không cần tìm kiếm ở đâu xa. + Con người ở độ tuổi trẻ và trong tình yêu chính là vẻ đẹp, là hạnh phúc tuyệt đỉnh trên thế gian, nếu tuổi trẻ chẳng còn với XD cuộc sống chỉ có nghĩa là tồn tại, không có ý nghĩ gì - Lối tư duy nghệ thuật của XD cái vô hình đã trở thành hữu hình, điều phi vật thể trở thành vật thể, thành đối tượng hưởng thụ ( ôm, riết, thâu, cắn ). - Triết lý nhân sinh độc đáo: + Hãy tận hưởng tức thì vẻ đẹp của cuộc sống. + Được sống là hạnh phúc, muốn đạt tới hạnh phúc phải sống vội vàng, phải chạy đua với thời gian.( Đây không phải là lối sống gấp chỉ có biết hưởng thụ và tiêu cực, suy đồi như trong quan niệm sau này) + Sống phải tận hiến, tận hưởng. => Hãy trân trọng những gì tốt đẹp của tuổi trẻ và cuộc đời ban tặng. * Cảm nhận riêng, độc đáo của người viết về điểm thẩm mĩ và triết lý nhân (1.0 sinh của Xuân Diệu: Những cảm nhận , quan điểm thẩm mĩ mang tính tích điểm) cực, tiến bộ. Bài thơ là lời giục giã hãy sống tích cực hơn, sống vội, sống gấp, đừng để một giây phút nào trôi qua một cách hoài phí Đây là một triết lí sống, một thái độ ứng xử rất riêng của Xuân Diệu e. KB: Khái quát, nâng cao vấn đề (1.0 điểm) HẾT c) Thang điểm - Điểm 10-12: Đáp ứng các yêu cầu trên, cảm nhận phân tích sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc phong phú chính xác, văn viết có cảm xúc. - Điểm 8-10 : Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên. Dẫn chứng chọn lọc chính xác, diễn đạt tốt. - Điểm 6-8 : Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên. Nắm chắc tác phẩm, dẫn chứng chọn lọc chính xác, diễn đạt tương đối tốt. - Điểm 4-6: Nắm chắc tác phẩm, tỏ ra nắm được yêu cầu đề có dẫn chứng, phân tích nghệ thuật chưa được sâu sắc. - Điểm 2-4: Đáp ứng chưa tốt các yêu cầu trên, văn chưa viết trôi chảy, diễn đạt vụng. - Điểm 0- 2: Chưa đáp ứng các yêu cầu trên, bài viết lạc đề, bỏ giấy trắng. 3