Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)

Câu 2. (12 điểm)
“Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. (Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuộc tọa đàm về cuốn sách Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, báo Văn nghệ số 14, tháng 4/1999).
Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
doc 5 trang Hải Đông 16/01/2024 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT ĐAK LAK ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI OLYMPIC CẤP TỈNH Khóa ngày 10 tháng 3 năm 2018 MÔN THI: NGỮ VĂN 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (8 điểm) “Người mình cũng ít công nhận tài năng của nhau. Không chịu thừa nhận trên đời, có những con người, tạo hóa cho họ khả năng hơn, và dĩ nhiên họ sẽ thành công hơn. Nhà văn Châu Á ít ai đọc tác phẩm của người khác, chỉ say sưa đọc đi đọc lại văn mình. Nhà báo hay nhiều người biết viết lách cũng vậy, không ai đọc ai, nên đề tài viết ngày càng teo tóp, bó hẹp, tư tưởng càng ngày càng bảo thủ. Nếu có thì ráng moi móc chê bai nhau cho được, dù chỉ là một lỗi nhỏ xíu”. (Tony Buổi sáng-nguồn Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về căn bệnh đố kị được đề cập đến trong đoạn trích trên. Câu 2. (12 điểm) “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. (Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuộc tọa đàm về cuốn sách Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, báo Văn nghệ số 14, tháng 4/1999). Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết . Họ và tên Số báo danh 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Câu 1: a. Yêu cầu về kĩ năng 8,0 đ Nghị luận xã Biết cách làm bài văn nghị luận về vấn đề xã hội hội Có luận điểm, luận cứ rõ ràng Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những kiến thức về xã hội học sinh chỉ ra được căn bệnh đố kị. - Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm, hoặc vừa đúng vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối, hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: căn bệnh đố kị 0,5 Thân bài: 7,0 - Giải thích: Tính đố kỵ là thù ghét những ai có điều gì đó hơn mình,là tỏ ra khó 1,5 chịu khi thấy người khác được hơn mình, ghen ghét với người giỏi hơn mình, trong lĩnh vực chuyên môn, đố kỵ với người giỏi chuyên môn, hoặc trong cuộc sống thì đố kỵ với người được tín nhiệm hơn mình nói chung là không thích ai hơn mình. + Thực trạng của căn bệnh đố kị trong xã hội hiện nay: 1,5 - Có một căn bệnh đang phổ biến trong xã hội hiện nay, đố là căn bệnh đố kị. Biểu hiện của lòng đó kị rất phong phú, nhưng tựu chung lại, nó là cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình. Khi đi học, đó là ghen ghét với người học giỏi hơn mình. Tại cơ quan đó là cảm giác khó chịu với người giỏi chuyên môn, được tín nhiệm, đạt nhiều danh hiệu cao quý hơn mình. Trong cuộc sống đó là sự tức tối khi thấy người này, người kia có ngôi nhà, chiếc xe đẹp hơn, hay đơn giản là tấm áo, tấm quần sang trọng hơn, Những kẻ đố kị, bên cạnh thái độ bực dọc khi thấy người khác tốt hơn, giỏi hơn, còn đặc điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách hãm hại những người tốt hơn, giỏi hơn, đạt nhiều thành tích hơn đó. - Nguyên nhân khiến con người có thói đố kị là do sự thiếu tự tin, mặc cảm, 1,5 tự ti mà lại sẵn lòng tự cao, tự đại. có thể còn do lối sống cô độc, ít giao tiếp và thói quen hay chỉ trích, đả kích người khác. Một số do cuộc sống thiếu tình cảm hoặc thường xuyên gặp thất bại trong cuộc sống. Hoặc cảm thấy người khác sung sướng, hạnh phúc, may mắn hơn mình. Những con người này không có nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng xung quanh, mù quáng, nặng nề, mất bình tĩnh, bất công với bản thân. Từ đó họ không có cơ hội nhân hậu với cuộc đời và với chính mình, dễ phát 2
  3. sinh kẻ thù trong cuộc sống. Những người này có thể dễ dàng thành tội phạm. + Tác hại của tính đố kị: 2,0 - Người có tính ganh ghét, đố kị bao giờ cũng căng thẳng về tinh thần, tổn hại về sức khỏe. Họ sẽ bị chứng bệnh “stress” hành hạ. Là một người có tính đố kị sẽ có rất ít thời gian để nhận ra và hưởng thụ nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. - Sự ganh ghét, đố kị phá hoại mối quan hệ giữa người với người. Vì ganh ghét, đố kị mà hòa khí bị rạn nứt, đổ vỡ, sức mạnh đoàn kết và sự hợp tác của tập thể bị tổn thương. - Lòng ganh ghét, đố kị còn cản trở con người phát triển tài năng. Trong một tập thể chỉ cần phảng phất chút lòng ganh ghét, đố kị là nội bộ lủng củng, mất đoàn kết, mọi người không sao sống thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau, nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát huy tác dụng. Dẫn chứng: học sinh có thể đưa dẫn chứng đan xen vào các luận điểm. + Giải pháp: Hãy tập cạnh tranh một cách lành mạnh, chính đáng. Nếu có thể so bì 0,5 thì hãy biến những cái đó thành nghị lực để phấn đấu vươn lên, biến cảm giác hổ thẹn thành liều thuốc kích thích cho chính mình. Kết bài : 0,5 + Lòng đó kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ. Câu 2 a. Yêu cầu về kĩ năng 12 điểm Biết cách làm bài văn nghị luận về vấn đề văn học Có luận điểm, luận cứ rõ ràng, biết tạo liên kết cho bài văn Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những kiến thức về văn học, học sinh chỉ ra được vai trò của chi tiết nghệ thuật. Đồng thời,chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm, hoặc vừa đúng vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối, hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. Mở bài : 1,0 - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Trích dẫn ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh. 3
  4. Thân bài 10,0 * Giải thích – Giải thích từ ngữ và rút ra vấn đề cần nghị luận: + Khái niệm truyện ngắn: là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, phản ánh cuộc sống trong tính khách quan của nó thông qua con người, hành vi và các sự kiện. Truyện ngắn đề cập đến hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. + Khái niệm chi tiết nghệ thuật: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Cũng theo nhóm tác giả này thì: “Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định.” (2) + Nhãn tự: chữ có mắt, có nghĩa là điểm sáng của bài thơ, hàm chứa chủ đề của thi phẩm và tư tưởng của tác giả. -> Ý kiến đã khẳng định vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn. – Tại sao nói chi tiết trong truyện ngắn có vai trò quan trọng như “nhãn tự” trong bài thơ tứ tuyệt? + Thể loại thơ, nhất là thơ tứ tuyệt luôn cô đọng, ngắn gọn nhưng lại hàm chứa những tầng bậc ý nghĩa sâu xa, “ý tại ngôn ngoại”, “ngôn tận nhi ý bất tận”. Để đạt được điều đó, nhà thơ đã dồn nén cảm xúc và tư tưởng trong những “nhãn tự”, “thần cú”. + Do đặc trưng của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng câu chữ, do đó nhà văn phải dồn nén tư tưởng vào trong những chi tiết nghệ thuật mang nhiều ẩn ý như “bàn tay xiết lại thành nắm đấm”. (Hêmingway) * Phân tích,Chứng minh:Vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn +Xây dựng cốt truyện +Chi tiết nghệ thuật là yếu tố quan trọng tạo nên tình huống truyện +Vai trò của chi tiết trong việc xây dựng hình tượng nhân vật +Chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng khung cảnh +Chi tiết nghệ thuật góp phần tạo nên kết cấu đặc sắc cho tác phẩm +Chi tiết nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả – Đây là phần thỏa sức cho học sính sáng tạo, thể hiện khả năng cảm thụ văn học và sự tinh nhạy trong lựa chọn chi tiết, vốn văn học sâu rộng. Yêu cầu học sinh phải chọn được những dẫn chứng đặc sắc, phân tích định hướng làm sáng tỏ vai trò của chi tiết trong việc xây dựng: cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, kết cấu, thể hiện chủ đề của tác phẩm, tư tưởng của tác giả * Bình luận – Khẳng định sự đúng đắn của nhận định. – Bàn bạc, mở rộng: + Không phải bất cứ chi tiết nào trong truyện ngắn cũng được coi như “nhãn tự” trong bài thơ tứ tuyệt. Vì vậy, việc phát hiện được những chi tiết đắt giá cũng rất quan trọng. + Bên cạnh chi tiết nghệ thuật, sự thành công của truyện ngắn còn được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác như: cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, kết cấu – Bài học đối với người sáng tạo và người tiếp nhận: + Nhà văn phải dồn tâm lực để sáng tạo nên những chi tiết nghệ thuật đặc 4
  5. sắc. + Người đọc: Cảm nhận được những lớp trầm tích ý nghĩa trong từng chi tiết, đặt các chi tiết trong hệ thống, trong chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm để phân tích, bình giá. Kết bài 1.0 – Khẳng định lại vấn đề 5