Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)

Câu 2 (2 điểm):
1. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?
2. Hãy đưa ra 2 lí do giải thích tại sao hai gen khác nhau của cùng một loài sinh vật nhân chuẩn lại có tần số đột biến gen khác nhau?
doc 4 trang Hải Đông 16/01/2024 3000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_2018_t.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC - LỚP 10 1
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1 (1 điểm): Đa dạng sinh vật là gì? Được thể hiện trên những mức độ nào? Đáp án câu 1 ĐÁP ÁN ĐIỂM Đa dạng sinh vật là gì? Được thể hiện trên những mức độ nào? (1 điểm) - Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chưa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp tồn tại trong môi trường sống 0.25 - Được xem xét ở 3 mức độ: + Đa dạng về gene 0.25 + Đa dạng về loài 0.25 + Đa dạng về quần xã và hệ sinh thái 0.25 Câu 2 (2 điểm): 1. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên? 2. Hãy đưa ra 2 lí do giải thích tại sao hai gen khác nhau của cùng một loài sinh vật nhân chuẩn lại có tần số đột biến gen khác nhau? Đáp án câu 2 1. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên? (1 điểm) 0.5 – ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại), tuy liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh họat này mà các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự 0.5 sắp xếp các nuclêôtit. – Mặt khác, do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền được bảo quản tốt vì khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì mạch không bị hư sẽ được dùng làm khuôn để sửa chữa cho mạch bị đột biến. 2. Hãy đưa ra 2 lí do giải thích tại sao hai gen khác nhau của cùng một loài sinh vật 0.5 nhân chuẩn lại có tần số đột biến gen khác nhau? (2 điểm) - Gen qui định chuỗi polipeptit dài hơn sẽ có tần số đột biến gen lớn hơn, vì càng có 0.5 nhiều bộ ba mã hoá thì xác suất xảy ra đột biến càng lớn. - Tuỳ theo trình tự nuclêôtit cụ thể của gen mà có gen dễ xảy ra đột biến (hay có vùng dễ xảy ra đột biến, tức điểm nóng), có gen khó xảy ra đột biến. Câu 3: (1 điểm) Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 20ml nước cất, người ta tiến hành một số thí nghiệm như Sau: - Thí nghiệm 1: cho thêm vào ống nghiệm 1 tế bào hồng cầu và 5ml nước bọt - Thí nghiệm 2: cho thêm vào ống nghiệm 2 tế bào thực vật và 5ml nước bọt Sau một thời gian điều gì sẽ xảy ra đối với mỗi ống nghiệm? Đáp án câu 3 Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 20ml nước cất, người ta tiến hành một số thí nghiệm như sau: - Thí nghiệm 1: cho thêm vào ống nghiệm 1 tế bào hồng cầu và 5ml nước bọt - Thí nghiệm 2: cho thêm vào ống nghiệm 2 tế bào thực vật và 5ml nước bọt Sau một thời gian điều gì sẽ xảy ra đối với mỗi ống nghiệm? ( 1 điểm) - Ở ống nghiệm 1: Tế bào hồng cầu bị vỡ vì mặc dù lizozim không tác động vào 0.5 2
  3. màng tế bào nhưng trong môi trường nhược trương tế bào hồng cầu hút nước mạnh nên tế bào vỡ. 0.5 - Ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì xảy ra do lizozim không tác động làm tan thành tế bào thực vật  trong môi trường nhược trương mặc dù tế bào hút nước mạnh nhưng tế bào không bị vỡ. Câu 4: (2 điểm) 1. Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào để tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào? 2. Trong ống nghiệm có enzim và cơ chất của nó, nếu cho các chất ức chế enzim thuộc loại ức chế cạnh tranh, có nghĩa là các chất này cạnh tranh với enzim trong việc liên kết với cơ chất. Trong trường hợp này, để hạn chế tác động của chất ức chế này ta cần phải làm gì? Giải thích? Đáp án câu 4 1. Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào để tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào? (1 điểm) - Trên màng tế bào có các thụ thể có khả năng liên kết đặc hiệu (chỉ liên kết với một 0.5 chất duy nhất) với một số chất nhất định. - Vì vậy, chất nào phù hợp thì sẽ được vận chuyển vào tế bào qua con đường ẩm bào. 0.5 2. Trong ống nghiệm có enzim và cơ chất của nó, nếu cho các chất ức chế enzim thuộc loại ức chế cạnh tranh, có nghĩa là các chất này cạnh tranh với enzim trong việc liên kết với cơ chất. Trong trường hợp này, để hạn chế tác động của chất ức chế này ta cần phải làm gì? Giải thích? (1 điểm) - Để hạn chế tác động của chất ức chế enzim ta cần cho thêm cơ chất vào dung dịch. 0.5 - Vì khi có nhiều cơ chất trong dung dịch thì hầu hết các chất ức chế sẽ liên kết với cơ chất. 0.25 - Số cơ chất không bị liên kết với chất ức chế sẽ liên kết với enzim 0.25 Câu 5: (2 điểm) Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích? 1. Mỗi tế bào đều có: Màng, tế bào chất, các bào quan và nhân. 2. Tế bào thực vật có: Thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, không bào, lục lạp, ti thể, trung thể và nhân. 3. Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở chỗ: Có thành tế bào, có không bào, có lục lạp chứa chất diệp lục. 4. Chỉ có tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào. Đáp án câu 5 Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích? 1. Mỗi tế bào đều có: Màng, tế bào chất, các bào quan và nhân. 2. Tế bào thực vật có: Thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, không bào, lục lạp, ti thể, trung thể và nhân. 3. Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở chỗ: Có thành tế bào, có không bào, có lục lạp chứa chất diệp lục. 4. Chỉ có tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào. Học sinh có thể trả lời: Sai, chưa chính xác hoặc chưa đúng nhưng vẩn giải thích được vẩn cho điểm tối đa. 1. Chưa đúng. Các tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân và các bào quan (trừ 0.5 Riboxom). 2. Chưa đúng. Chỉ tế bào thực vật làm nhiệm vụ quang hợp mới có lục lạp, chỉ tế 0.5 bào thực vật bậc thấp mới có trung thể 3. Chưa đúng. Tế bào động vật có thể có không bào với kích thước bé (không bào 0.5 tiêu hóa, không bào co bóp ). 0.5 4. Nấm có thành tế bào là kitin (1 số là thành xenlulozo). 3
  4. Câu 6: (2 điểm) Trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng thông báo nhiều bệnh mới lạ ở người và động vật được gây nên bởi các loại virut. Hãy giải thích 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện các bệnh virut mới lạ này? Đáp án câu 6 Trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng thông báo nhiều bệnh mới lạ ở người và động vật được gây nên bởi các loại virut. Hãy giải thích 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện các bệnh virut mới lạ này? (1 điểm) - Do virut có sẵn bị đột biến thành các virut gây bệnh mới. Nhiều loại virut rất dễ đột 1.0 biến tạo nên nhiều loại virut khác nhau. 1.0 - Do sự chuyển đổi virut từ vật chủ này sang vật chủ khác. HẾT 4