Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)

Câu 1: (1 điểm)
Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật được xếp vào giới nào? Cơ sở của sự sắp xếp đó?

Câu 2: (3 điểm)
a/ Vì sao nói ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
b/ Phân biệt đột biến gen và thể đột biến. Có mấy dạng đột biến điểm, dạng nào gây ra đột biến dịch khung.
c/ Trình bày cơ chế hình thành các dạng tế bào 3n, 4n từ dạng tế bào 2n.
doc 6 trang Hải Đông 16/01/2024 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_sinh_hoc_lop_10_truong_thp.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT BUÔN ĐÔN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC; LỚP:10 Thời gian làm bài: 180 phút
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (1 điểm) Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật được xếp vào giới nào? Cơ sở của sự sắp xếp đó? Câu 2: (3 điểm) a/ Vì sao nói ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử? b/ Phân biệt đột biến gen và thể đột biến. Có mấy dạng đột biến điểm, dạng nào gây ra đột biến dịch khung. c/ Trình bày cơ chế hình thành các dạng tế bào 3n, 4n từ dạng tế bào 2n. Câu 3: (3 điểm) a/ Mô tả cấu trúc của ti thể. Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy năng lượng của tế bào? b/ Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sau khi tổng hợp chúng sẽ được vận chuyển ra khỏi tế bào bằng con đường nào? c/ Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Câu 4 (3 điểm) a/ Các chất như ơstrôgen, prôtêin được vận chuyển qua màng sinh chất bằng con đường nào? b/ Giải thích tại sao tế bào cơ co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa? Câu 5 (2 điểm) Một tế bào sinh giao tử đực của ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 8 tiến hành giảm phân. Hãy xác định: - Số nhiễm sắc thể và trạng thái nhiễm sắc thể trong tế bào ở kì sau I. - Số crômatit trong tế bào ở kì giữa I. - Số nhiễm sắc thể và trạng thái nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào ở kì sau II. - Số sợi nhiễm sắc trong mỗi tế bào con được tạo ra khi kết thúc giảm phân. Câu 6 (3 điểm) a/ Vi khuẩn E.Coli được nuôi cấy tĩnh trong môi trường có đường glucôzơ và mantôzơ thì sự sinh trưởng của chúng trải qua những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm chủ yếu của mỗi giai đoạn? b/ Hãy giải thích vì sao trong quá trình muối dưa, cà: - Người ta thường dùng vỉ tre để nén chặt rau quả, dùng vật nặng đè lên trên? - Dưa, cà được ngâm trong dung dịch muối 4- 6%. Việc sử dụng muối có tác dụng gì? Câu 7( 4 điểm) Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn. a/ Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài. b/ Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh. Hết ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC; LỚP:10 Câu 1: (1 điểm) Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật được xếp vào giới nào? Cơ sở của sự sắp xếp đó? Đáp án - VSV được xếp vào 3 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh và Nấm. 0,25đ - Cơ sở sắp xếp: dựa vào cấu trúc tế bào, phương thức dinh dưỡng. + Giới Khởi sinh: tế bào nhân sơ, đơn bào; tự dưỡng hoặc dị dưỡng. 0,25đ + Giới Nguyên sinh: tế bào nhân thực, đơn hay đa bào; tự dưỡng hoặc dị dưỡng. 0,25đ + Giới Nấm: tế bào nhân thực, đa bào phức tạp; dị dưỡng hoại sinh sống cố định. 0,25đ Câu 2: (3 điểm) a/ Vì sao nói ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử? Đáp án - ADN là vật chất mang gen, mỗi gen chứa thông tin di truyền qua phiên mã và dịch mã 0,25đ tạo prôtêin quy định tính trạng cơ thể. - ADN mang thông tin di truyền đặc trưng bởi thành phần số lượng và trình tự sắp xếp 0,25đ các nuclêôtit. Thông tin di truyền được mã hóa dưới dạng mã bộ ba. - ADN có khả năng tự nhân đôi, truyền đạt thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ. 0,25đ - ADN có khả năng đột biến tạo nên các alen mới giúp đổi mới thông tin di truyền có ý 0,25đ nghĩa cho sự tiến hóa của sinh vật. b/ Phân biệt đột biến gen và thể đột biến. Có mấy dạng đột biến điểm, dạng nào gây ra đột biến dịch khung. Đáp án - Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền (gen, NST) 0,25đ - Thể đột biến là những đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. 0,25đ - Có 3 dạng đột biến điểm: thay thế một cặp nuclêôtit, thêm hay mất một cặp nuclêôtit. 0,25đ - Dạng mất và thêm một cặp nuclêôtit gây ra đột biến dịch khung đọc mã di truyền. 0,25đ c/ Trình bày cơ chế hình thành các dạng tế bào 3n, 4n từ dạng tế bào 2n. Đáp án - Cơ chế hình thành dạng tế bào 3n: + Tế bào 2n giảm phân không bình thường xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể sẽ 0,25đ tạo nên giao tử 2n. + Giao tử này kết hợp với giao tử binh thường n sẽ tạo nên hợp tử 3n. 0,25đ - Cơ chế hình thành dạng tế bào 4n: + Tế bào 2n giảm phân không bình thường xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể sẽ 0,25đ tạo nên giao tử 2n. + 2 Giao tử này kết hợp với nhau sẽ tạo nên hợp tử 4n. 0,50đ + Dạng tế bào 4n còn đuợc hình thành do nguyên phân rối loạn xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi. Câu 3: (3 điểm) a. Mô tả cấu trúc của ti thể. Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy năng lượng của tế bào? Đáp án - Mô tả: + Ti thể có cấu trúc màng kép: Màng ngoài: trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti 0.25đ thể, hướng vào trong chất nền tạo các mào. + trên mào có nhiều loại enzim hô hấp 0.25đ
  4. + Chất nền ti thể chứa các enzim tham gia hô hấp, các loại protein, lipit, AND vòng, ARN và riboxom. 0,50đ - Ti thể là trạm NL vì: có khả năng biến đổi NL dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp 0.50đ (glucozơ) thành NL ATP cho tế bào b. Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sau khi tổng hợp chúng sẽ được vận chuyển ra khỏi tế bào bằng con đường nào? Đáp án - Prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm 0,25đ - Con đường vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào : Lưới nội chất hạt-> túi tiết -> bộ m áy Gôngi-> Túi tiết-> màng sinh chất 0,25đ c/ Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Đáp án Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Chưa có màng nhân Vật chất di truyền được bao bọc bởi màng nhân 0,25đ Chưa có hệ thống nội màng Có hệ thống nội màng (lưới nội chất, Golgi) 0,25đ Thành tế bào peptidoglican Thành tế bào thực vật xenlulozo; Thành tế bào nấm 0,25đ kitin; Tế bào động vật không có thành tế bào Không có bào quan có màng Có nhiều bào quan có màng (ti thể, lizoxom, ) 0,25đ Câu 4 (3 điểm) a. Các chất như ơstrôgen, prôtêin được vận chuyển qua màng sinh chất bằng con đường nào? Đáp án - Ơstrôgen là lipit nên có thể đi qua lớp kép phôtpholipit . 0,50đ - Prôtêin có kích thước quá lớn nên phải qua màng tế bào bằng cách xuất, nhập 0,50đ bào b. Giải thích tại sao tế bào cơ co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa? Đáp án - Vì khi tế bào cơ co liên tục, tế bào sử dụng hết ôxi mà không được cung cấp kịp thời 0,50đ => tế bào bị bắt buộc chuyển sang hô hấp kị khí tạo axit lactic => gây “mỏi” cơ 0,50đ c. Tại sao khi cơ thể chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn? Đáp án - Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu từ các axit béo. 0,25đ - Axit béo có tỉ lệ ôxi/cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucôzơ => khi ôxi hóa các 0,25đ axit béo, tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều ôxi - Mà khi cơ thể hoạt động mạnh lượng ôxi mang đến các tế bào cơ bị giới hạn bởi khả 0,25đ năng hoạt động của hệ tuần hoàn. - Do vậy mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng 0,25đ mỡ vì ôxi không được cung cấp đầy đủ Câu 5 (2 điểm) Một tế bào sinh giao tử đực của ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 8 tiến hành giảm phân. Hãy xác định:
  5. - Số nhiễm sắc thể và trạng thái nhiễm sắc thể trong tế bào ở kì sau I. - Số crômatit trong tế bào ở kì giữa I. - Số nhiễm sắc thể và trạng thái nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào ở kì sau II. - Số sợi nhiễm sắc trong mỗi tế bào con được tạo ra khi kết thúc giảm phân. Đáp án - Kì sau I, 0,25đ - trong tế bào có n kép + n kép = 8 NST kép. 0,25đ - Kì giữa I 0,25đ - trong tế bào có 2n kép → 8 x 2 = 16 crômatit 0,25đ - Kì sau II, 0,25đ - có 2 tế bào, mỗi tế bào có (n + n) NST đơn = 8 NST đơn 0,25đ - Số sợi nhiễm sắc trong mỗi tế bào con = n = 4. 0,50đ Câu 6 (3 điểm) a/ Vi khuẩn E.Coli được nuôi cấy tĩnh trong môi trường có đường glucôzơ và mantôzơ thì sự sinh trưởng của chúng trải qua những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm chủ yếu của mỗi giai đoạn? Đáp án - Vi khuẩn được nuôi trong môi trường có hai loại đường sẽ có hiện tượng sinh trưởng 0,25đ kép. - Pha tiềm phát 1 : VK thích nghi với môi trường và tổng hợp enzim phân giải glucôzơ. 0,25đ Pha luỹ thừa 1: VK phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh. - Pha tiềm phát 2 : VK thích nghi với môi trường và tổng hợp enzim phân giải mantôzơ. 0,25đ Pha luỹ thừa 2: VK phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh. - Pha cân bằng: Tốc độ sinh trưởng và TĐC giảm dần. Pha suy vong: do chất dinh 0,25đ dưỡng cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nên số lượng tế bào giảm. b/ Hãy giải thích vì sao trong quá trình muối dưa, cà: - Người ta thường dùng vỉ tre để nén chặt rau quả, dùng vật nặng đè lên trên? - Dưa, cà được ngâm trong dung dịch muối 4- 6%. Việc sử dụng muối có tác dụng gì? Đáp án - Để quá trình lên men diễn ra tốt đẹp người ta dùng vỉ tre nén chặt và dằn vật năng lên 0,50đ để tạo môi trường kị khí cho vi khuẩn lactic hoạt động tốt. - Ngâm trong dung dịch nước muối tạo điều kiện để đường và nước từ các không bào 0,25đ rút ra ngoài. - Vi khuẩn lactic có sẵn trên bề mặt dưa, cà phát triển tạo nhiều axit lactic. 0,25đ - Lúc đầu vi khuẩn lên men thối (chiếm 80- 90%) cùng phát triển với vi khuẩn lactic nhưng do sự lên men lactic tạo nhiều axit lactic, làm pH của môi trường ngày càng axit, 0,50đ đã ức chế sự phát triển ủa vi khuẩn gây thối. - Nồng độ cao của axit lactic (1,2%) vi khuẩn gây thối bị tiêu diệt đồng thời cũng ức chế hoạt động của vi khuẩn lác tic, giai đoạn muối chua coi như kết thúc. 0,50đ Câu 7.( 4 điểm) Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài. b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh. Đáp án
  6. - Gọi - số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu là a ( a € N). 0.25đ - Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n. số NST đơn có chung một nguồn gốc trong 1 tế bào là n. - Ta có: - Tổng số NST đơn có trong các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là: 0.50đ a.2n = 360 (1). - Số tế bào sinh tinh là: a.2n. 0.25đ - Số tinh trùng được tạo ra là: 4.a.2n. 0.25đ - Số tinh trùng được thụ tinh là: 4.a.2n.12,5% = 0,5. a.2n = Số hợp tử được 0.25đ hình thành. - Tổng số NST đơn trong các hợp tử: 0,5. a.2n. 2n = 2880 (2). 0. 50đ - Từ (1) và (2) suy ra: n = 4. 0.50đ a. Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 8. Ruồi giấm. 0.50đ b. Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu: a.2n = 360 a = 45. 0.50đ Số tế bào sinh tinh = 45. 24 = 720. 0.50đ