Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

Câu 3 Nội dung
3.1. Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hóa?
3.2. Tại sao đồng hóa carbon bằng phương thức quang hợp ở cây xanh có ưu điểm hơn so với phương thức hóa tổng hợp ở vi sinh vật?
3.3. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản đều hướng tới làm giảm cường độ hô hấp?
3.4. Trong ống nghiêm có enzim, cơ chất của nó và có các chất ức chế enzim thuộc loại ức chế cạnh tranh. Để hạn chế tác động của chất ức chế này ta cần làm gì ? Giải thích?
doc 7 trang Hải Đông 16/01/2024 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_sinh_hoc_lop_10_truong_thp.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH LỚP 10
  2. ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH LỚP 10 Câu Nội dung Điểm 1 1.1. Những nhà khoa học nào đã đề nghị chia sinh vật làm 5 giới? Đó là những giới nào? Nêu tiêu chí để chia sinh vật làm 5 giới ? 1.2. Thế nào là đa dạng sinh học? tại sao đa dạng sinh học ở việt nam bị giảm sút và gia tăng độ ô nhiễm môi trường? 1.3. Giải thích vì sao hai phân tử AND con được tạo qua cơ chế nhân đôi giống hệt AND mẹ? có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác AND mẹ không? Giải thích vì sao hai phân tử AND con được tạo qua cơ chế nhân đôi giống hệt AND mẹ? có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác AND mẹ không? 1.4. Trong các loại ARN loại nào đa dạng nhất? Vì sao? 1.5. Ở phép lai AABB X aabb, đời con phát sinh một thể đột biến có kiểu gen aBb. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể của thể đột biến và trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến này. 1.1 - Oaitâykơ và Magulis chia sinh vật làm 5 giới đó là: 0,25 + Giới Khởi sinh ( Monera ). + Giới nguyên sinh ( Prôtista ). + Giới thực vật ( Fungi ). 0,25 + Giới Động vật ( Animalia ). - Tiêu chí chia sinh vật thành 5 giới: + Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng: Tự dưỡng hay dị dưỡng, Hoại sinh hay kí sinh + Dựa vào lối sống: Cố định hay di động 0,25 + Dựa vào đặc điểm cấu tạo: Tế bào nhân sơ hay nhân thực, cơ thể đơn bào hay đa bào. 0,25 - Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. 1.2 - Đa dạng sinh học có thể gặp ở 3 mức độ: Đa dạng cấp độ loài, đa dạng mức quần thể, quần xã và đa dạng hệ sinh thái. 0,25 * Đa dạng ở Việt Nam giảm sút và gia tăng độ ô nhiễm vì: - Việc bảo vệ tài nguyên chưa hiệu quả, 4, khai thác tài nguyên bất hợp lý như khai thác rừng, 0,25 đốt rừng, săn bắt động vật quí hiếm . - Gây ô nhiễm môi trường do đô thị hóa, do công nghiệp hóa làm tăng các tác nhân vật lý, hóa học độc hại gây nguy hiểm cho con người và sản xuất 0,25 0,25 1.3 - Hai phân tử AND con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống hệt AND mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. - AND con khác AND khi trong nhân đôi xảy ra đột biến. 0,25 0,25 1.4 - ARN thông tin là đa dạng nhất. - Vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein, mỗi gen lại cho ra một loại mARN 0,25
  3. 0,25 1.5 - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng mất đoan chứa gen A - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể dạng thể 1 nhiễm. 0,25 Cơ chế mất đoạn NST: 0,25 + Trong giảm phân ở cơ thể AABB đoạn NST mang gen A bị đứt và tiêu biến ở kỳ đầu giảm phân I dẫn tới tạo giao tử B, cơ thể aabb giảm phân bình thường tạo giao tử ab 0,25 + qua thụ tinh giao tử ab kết hợp với giao tử bị mất đoạn NST tạo hợp tử aBb. - Cơ chế phát sinh thể 1 nhiễm: + Trong giảm phân, ở cơ thể AABB, cặp NST mang gen AA không phân ly, các NST khác phân ly bình thường tạo ra giao tử B ( n – 1 ) và giao tử AAB ( n + 1 ). ở cơ thể aabb giảm 0,25 phân bình thường tạo giao tử ab ( n ) . + Qua thụ tinh giao tử ab kết hợp với giao tử B tạo hợp tử có kiểu gen aBb Câu 2 Nội dung Điểm 2.1. Nội dung các câu sau đây là đúng hay sai Nếu sai hãy giải thích. a. Ở tế bào nhân thực, ti thể và lục lạp là bào quan có khả năng tổng hợp ATP b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu hủy trong lizoxom. c. Riboxom 70S chỉ có ở tế bào vi khuẩn. d. chỉ có nhân tế bào mới chưa đồng thời protein và axit nucleic 2.2. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt một học sinh đã tiến hành thí nghiệm: - Lấy ba ống nghiệm đều chứa hồ tinh bột pha loãng, lần lượt cho vào mỗi ống như sau: + Ống nghiệm 1: Thêm nước cất. + Ống nghiệm 2 : nước bọt. + Ống nghiệm 3 : Nước bọt + HCl - Tất cả các ống nghiệm trên đều đặt trong nước ấm, nhưng học sinh này quên ko đánh dấu các ống. Em hãy nêu cách giúp học sinh này tìm đúng các ống nghiệm trên. 2.3. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại cacbonhydrat: tinh bột, xenllulozo, glicogen ? 2.4. Các chất vận chuyển qua màng theo phương thức thụ động có thể đi theo những con đường nào? Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào? 2.1 a. Đúng. 0,25 b. Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizoxom và chỉ nhờ enzim tiêu hóa trong lizoxom phân 0,25 hủy. c. sai, Riboxom 70s còn có ở ty thể, lục lạp của tế bào nhân thực. 0,25 d. sai, vì còn có những bào quan chứa đồng thời protein và axit nucleic là lục lạp, ty thể và 0,25 riboxom. 2.2 - Dùng dung dịch iot loãng và giấy quì tím để phát hiện 0,25 - Dùng iot nhỏ vào tất cả các ống nghiệm, chỉ có một ống không màu xanh tím đó là ống số 2 0,25 - hai ống còn lại, ống số 1 và số 3 có màu xanh nghĩa là tinh bột không được biến đổi, cho
  4. quì tím vào ống nào chuyển sang màu đỏ là ống số 3 có chứa nước bọt và HCl 0,5 2.3 * Giống nhau: - Đều là hợp chất hữu cơ chỉ chứa 3 loại nguyên tố C, H, O - Đều là đường đa, đơn phân là Glucozo - Được hình thành do phản ứng trùng ngưng tạo nước. 0,5 - Liên kết giữa các đơn phân là liên kết glicozit, Phân biệt Tinh bột xenlulozo Glicogen 0,5 Cấu tạo Đường đa, mạch Đường đa, mạch ko Mạch ó phân phân nhánh, Các đơn phân nhánh, các đơn nhánh bên, Các đơn phân đồng ngửa phân 1 sấp 1 ngửa xen phân đồng ngửa kẽ. Vai trò Dự trữ năng lương Tham gia cấu tạo Chất dự trữ ở động cho tế bào thành tế bào thực vật vật 2.4 * Các con đường các chất tan có thể đi qua: - Qua trực tiếp lớp photpholipit kép. - Qua kênh protein. 0,5 * Tốc độ khuếch tán theo phương thức thụ động phụ thuộc vào các yếu tố: - Kích thước của các chất cần vận chuyển - Sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng 0,5 - Bản chất hóa học của các chất tan. - Môi trường: Nhiệt độ, độ nhớt. Câu 3 Nội dung Điểm 3.1. Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hóa? 3.2. Tại sao đồng hóa carbon bằng phương thức quang hợp ở cây xanh có ưu điểm hơn so với phương thức hóa tổng hợp ở vi sinh vật? 3.3. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản đều hướng tới làm giảm cường độ hô hấp? 3.4. Trong ống nghiêm có enzim, cơ chất của nó và có các chất ức chế enzim thuộc loại ức chế cạnh tranh. Để hạn chế tác động của chất ức chế này ta cần làm gì ? Giải thích? 3.1 - Kiểu dinh dưỡng: Hóa tự dưỡng 0,25 - Nguồn năng lượng: chất vô cơ 0,25 - Nguồn cacbon: CO2 0,25 - Kiểu hô hấp: thiếu khí bắt buộc 0,25 3.2 Quang hợp ở cây xanh nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời là nguồn năng lương vô tận còn hóa tổng hợp ở vi sinh vật nhận năng lượng từ các phản ứng oxi hóa khử nên rất ít.
  5. - Quang hợp ở cây xanh sử dụng hidro từ nước nên rất dồi dào còn hóa tổng hợp ở vi sinh vật sử dụng hidro từ các chất vô cơ có chưa hidro với liều lượng hạn chế. 0,5 0,5 3.3 - Hô hấp làm tiêu hao lượng chất hữu cơ trong sản phẩm là giảm chất lượng nông phẩm. - Hô hấp làm tăng nhiệt độ môi trường bảo quản, làm tăng tốc độ quá trình hô hấp của đối tượng cần bảo quản. - Hô hấp làm tăng độ ẩm không khí tạo điều kiện cho hoạt động vi sinh vật phân giải làm nông phẩm hỏng nhanh. - Hô hấp mạnh làm giảm O2 tăng CO2, quá trình hô hấp chuyển sang phân giải kị khí làm nông sản hỏng nhanh. 3.4 - Để hạn chế tác động của chất ức chế enzim ta cần cho thêm cơ chất vào dung dịch. - Vì khi có nhiều cơ chất trong dung dịch thì hầu hết các chất ức chế sẽ liên kết với cơ chất. - số cơ chất không bị liên kết với chất ức chế sẽ liên kết với enzim. 0,5 0,25 0,25 Câu 4 Nội dung Điểm 4.1. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên menđều là quá trình dị hóa? Căn cứ vào yếu tố nào phân biệt 3 quá trình trên? 4.2. Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu trong các ống nghiệm chưa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì 0,25 ? Vì sao ? 4.3. Trong giảm phân, nếu hai NST trong một cặp NST tương đồng không tiếp hợp và trao đổi chéo với nhau ở kì đầu giảm phân I thì sự phân ly của các NST về các tế bào 0,25 con như thế nào? 0,25 4.4. Chu kỳ tế bào là gì? Ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào? Từ sự hiểu biết về 0,25 những diễn biến trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột biến số lượng NST cao nhất ? Giải thích? 4.1 - Vì cả ba quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng. - Căn cứ vào chất nhận electron cuối cùng: + Hô hấp hiếu khí: chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử. + Hô hấp kị khí: chất nhận electron cuối cùng là chất vô cơ + Lên men: chất nhận electron cuối cùng là chất hữu cơ. 4.2 Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn xinh metan cấy chích sâu trong các ống nghiệm chưa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng: - Ở ống nghiệm cấy xạ khuẩn: chúng chỉ mọc ở bề mặt ống nghiệm vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc. - Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn tả: chúng mọc cách lớp bề mặt một ít xuống phía dưới vì vi khuẩn là vi sinh vật hiếu khí. 0,25
  6. - Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn lactic: chúng mọc suốt xuống theo chiều sâu của ống nghiệm, vì vi khuẩn lactic là vi sinh vật kị khí không bắt buộc. 0,25 - Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn sinh metan: Chúng chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì chúng là VSV kị khí bắt buộc 0,25 0,25 4.3 Trong giảm phân, nếu hai NST trong một cặp NST tương đồng không tiếp hợp và trao đổi chéo với nhau ở kì đầu giảm phân I thì chúng sẽ sắp xếp sai( không thành hai hàng ) trên mặt phẳng phân bào đẫn đến sự phân ly không ngẫu nhiên về các tế bào con trong giảm phân I - Kết quả của hiện tượng này là hình thành các loại giao tử mang số lượng NST bất thường. 0,5 0,5 4.4 - Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữ 2 lần phân bào liên tiếp. - Ý nghĩa: Nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Nếu chu kỳ điều hòa bị hỏng thì cơ thể đó sẽ bị bệnh. Ví dụ: Bệnh ung thư - Thời điểm gây đột biến gen: Pha S vì lúc này AND nhân đôi. 0,25 - Thời điểm gây đột biến số lượng NST: pha G2 vì lúc này tổng hợp protein Tubulin làm 0,25 nguyên liệu để tổng hợp nên thoi phân bào. 0,25 0,25 Câu 5 Nội dung Điểm 5.1 5.1. Một tế bào sinh dụ sơ khai trải qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản tới vùng chín đã nhận 1524 NST đơn từ môi trường. Số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản bằng 16/3 số NST có trong một giao tử của loài. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài sinh vật trên và số lần nuyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản. b. Xác đinh giới tính của cá thể chứa tế bào nói trên? Biết hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 50 % đã tạo ra số hợp tử bằng 1/32 số kiểu tổ hợp giao tử. c. Hãy tính số loại tinh trùng tối đa được tạo ra khi cá thể đực của loài trên tạo giao tử. Biết trong quá trình giảm phân có 1 cặp NST xảy ra trao đổi chéo, 2 cặp NST trao đổi chéo tại hai điểm không cùng một lúc, 2 cặp NST trao đổi chéo tai hai điểm cùng lúc và không cùng lúc. 5.2. Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBB, trong quá trình giảm phân tạo giao tử cặp Aa bị rối loại phân ly trong phần nhân bào II , cặp BB phân ly bình thường sẽ cho ra những loại giao tử nào ? 5.3. - Quan sát cấu trúc NST trên nòi ruồi giấm, người ta thấy trật tự phân bố các gen như sau : Nòi I : ABC*DEGHIK Nòi II: AGED*CBHIK Nòi III: AGED*IHBCK Đây là dạng đột biến nào? Tìm mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi này ? 5.4. Ở cà độc dược 2n = 24, xét hai tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo cáo tế bào con . ở lần nguyên phân thứ 5, thấy có 2 tế bào con bị tác động bởi các nhân tố đột biến tạo thành tế bào 4n . kết thúc lần phân bào lần 5 , tất cả các tế bào con trải qua thêm 3 lần nguyên phân.
  7. a. Hãy xác định tổng số tế bào con được hình thành . b. Mô tả đặc điểm của dạng đột biến trên a. Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai 0,5 2n là bộ NST lưỡng bội của loài ( k,n là các số nguyên dương ). Ta có hệ phương trình : 2n x( 2 2k + 1 – 1 ) = 1524 2 k – 1 = ( 16/3 ) .n => 2n = 12, k = 6 b. Số hợp tử được tạo thành : 212 /32 = 128 0,5 - Số hợp tử được tạo thành : 128 x 100/ 50 = 256 - Số giao tử được hình thành từ 1 tế bào sinh dục chín : 256 / 2 6 = 4 => cá thể nói trên là giới đực. c. Số loại tinh trùng được tạo ra tối đa là : 4x 6x 6x 8x 8x 2 = 18432. 0,5 5.2 - AAB, aaB , B hoặc AB, aaB, B hoặc aB, AAB, B 0,5 5.3 Đột biến đảo đoạn Mối quan hệ : 0,5 Nếu nòi I là nòi gốc thì -> Đảo BC*DEG -> EGD*BC Nòi II -> Nòi III: Đảo CBHI -> IHBC Nếu nòi III là nòi gốc thì : Nòi III -> nòi II : Đảo IHBC -> CBHI 0,5 Nòi II -> nòi I : đảo GED*CB -> BC*DEG 5.4 a, Hai tế bào sinh dưỡng nguyên phân 4 lần, tạo ra : 2 x 24 = 32 tế bào con 0,25 Kết thúc phần nguyên phân thứ 5 , tạo ra 30 x 21 = 60 tế bào (2n) và 2 tế bào (4n) 60 tế bào (2n) nguyên phân 3 lần tạo : 60 x 23 = 480 tế bào 0,25 2 tế bào (4n) nguyên phân 3 lần tạo : 2 x 2 3 = 16 tế bào 0,25 Vậy tổng tế bào hình thành là 480 + 16 = 496 tế bào b, Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng tạo thể khảm và được di truyền qua sinh sản vô tính 0,25