Đề thi olympic môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD và ĐT Thanh Oai (Có đáp án)
Câu 1: (4 điểm).
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ:
“ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
( “Quê hương”- Tế Hanh ).
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ:
“ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
( “Quê hương”- Tế Hanh ).
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD và ĐT Thanh Oai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2013_2014_phong_gd.doc
Nội dung text: Đề thi olympic môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD và ĐT Thanh Oai (Có đáp án)
- ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8 Năm học 2013- 2014 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài :150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm). Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ: “ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. ( “Quê hương”- Tế Hanh ). Câu 2: (6 điểm). Người ăn xin. Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. ( Theo Tuốc- ghê- nhép, SGK Ngữ văn 9, tập một, 2007, tr22 ) Từ nội dung câu chuyện trên, em hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống. Câu 3: ( 10 điểm ). Nhận xét về hai bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu ), có ý kiến cho rằng: “ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”. Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. .
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPI LỚP 8 Năm học: 2013-2014 Môn thi: Ngữ văn. Câu 1: (4 điểm). 1-Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp về hình thức và nội dung của bốn câu thơ dưới dạng một đoạn hoặc một bài văn ngắn. 2-Yêu cầu cụ thể: - giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ, trích dẫn bốn câu thơ. ( 0,5 điểm) + Hai câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Hình ảnh những chàng trai sức vóc dạn dày sóng gió. Họ là những đứa con thực sự của đại dương “Cả thân hình nồng thở vi xa xăm”. Nếu là những sinh thể được tách ra từ biển, mang theo về cả những hương vị của biển xa.Câu thơ thật lãng mạn, khoáng đạt. Chân dung người dân chài hiện lên thật tầm vóc và hình khối mà lại rất đặc trưng, chỉ có người dân biển mới có được. (1,5điểm) + Hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” Nghệ thuật nhân hóa biền con thuyền thành một sinh thể sống. - Cụm từ “ im bến mỏi”vừa nói được sự nghỉ ngơi thư giãn của con thuyền sau chuyến đi vất vả trở về, vừa nói được vẻ yên lặng nơi bến đỗ. - Con thuyền như “ nghe” thấy vị muối của biển đang râm ran chuyển động trong cơ thể mình.(1,5 điểm) - Đây là những câu thơ hay trong bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về, vừa diễn tả được vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài, vừa diễn tả được cuộc sống lao động của người dân chài nơi quê hương. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương của tác giả. (0,5 điểm) Câu 2: (6 điểm). A- Yêu cầu về nội dung: + Bài làm có thể viết theo nhiều cách, song cơ bản đạt được những nội dung sau: + Vấn đề nghị luận: Bàn về việc cho và nhận trong cuộc sống. + Ý nghĩa của câu chuyện: Kể về việc cho và nhận của cậu bé và ông lão ăn xin. Qua đó, nhằm ngợi ca cách ứng xử đẹp, nhân ái giữa con người với con người. * Bàn luận: + Suy ngẫm về việc cho và nhận của cậu bé và ông lão. + Suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống. Cho và nhận đâu chỉ là vật chất, có thể chỉ là tinh thần, một câu nói, một cử chỉ, một lời động viên chân thành nhưng ý nghĩa vô cùng lớn lao. + Rút ra bài học: Thái độ khi cho và nhận cần chân thành và có văn hóa.
- + Kết bài: Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân đối với những người xung quanh. B- Yêu cầu kĩ năng: + Lập văn bản nghị luận xã hội có bố cục 3 phần rõ ràng. + Biết vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, bình luận đánh giá vấn đề. + Xác lập ý ( luận điểm) sáng tỏ chặt chẽ, lô gic. + Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục, hạn chế mắc các lỗi về văn bản. + Tư liệu: Dựa vào văn bản và đời sống thực tế. Biểu điểm: - Điểm 5,5 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát. - Điểm 3,5 5: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt. - Điểm 1,5 3: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận chưa chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 0,5 1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được 1/2 yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0: Để giấy trắng Câu 3: (10 điểm). A-Yêu cầu chung: - kiểu bài: Nghị luận chứng minh. - Vấn đề cần chứng minh: Sự giống và khác nhau về niềm khao khát tự do trong “ Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” ( Tố Hữu ). - Phạm vi dẫn chứng: Hai bài thơ “ Nhớ rừng”, “Khi con tu hú”. B- Yêu cầu cụ thể: Cần đảm bảo được những ý sau. I- Mở bài: (1 điểm). Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước Cách mạng tháng tám: Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của Thực Dân Pháp, nhiều thanh niên trí thức có tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do. - Bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ), “ Khi con tu hú” (Tố Hữu) đều nói lên điều đó. - Trích ý kiến II- Thân bài: ( 8điểm) Lần lượt làm rõ hai luận điểm sau. 1-Luận điểm 1:(3,5 điểm). a, Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng:
- - Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ (Dẫn chứng: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ), mới uất ức khi bị giam cầm ( Dẫn chứng: Ngột làm sao, chết uất thôi ) (1,5điểm). - Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống tự do: (2 điểm). + Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn: Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừng Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy ( Dẫn chứng ). + Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đầy nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào ( Dẫn chứng ). 2-Luận điểm 2: (4,5 điểm). b, Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau. - “ Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước, đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực ( Dẫn chứng) (2 điểm). - Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra, Biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc. Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực ( Dẫn chứng ) (2 điểm). - Học sinh có thể liên hệ tới tầng lớp thanh niên hiện nay: (0,5 điểm). + Không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học + Trở thành những doanh nhân giỏi + Tham gia nghĩa vụ quân sự để bảo vệ đất nước, bảo vệ biển đảo III-Kết bài (1 điểm): Khẳng định lại giá tri của bài thơ. - Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối ví thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc. - Tiếng nói khao khát tự do, ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong “ Khi con tu hú” có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời.