Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 8

a.Hoàn cảnh lịch sử và xã hội :
- Thực dân Pháp đặt xong được ách đô hộ vào Việt Nam và tiến hành khai thác thuộc địa . Xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến .
- Sự thay đổi lớn lao về chế độ xã hội ấy kéo theo sự thay đổi về cơ cấu giai cấp , ý thức hệ văn hoá khá sâu sắc và nhanh chóng .
- Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp ,giữa nhân dân ta với (chủ yếu là nông dân ) với phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc và quyết liệt .
* văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 sẽ phát triển trong điều liện xã hội mới và tình hình văn hoá mới .
docx 411 trang Hải Đông 21/02/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_8.docx

Nội dung text: Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 8

  1. BÀI 1: VĂN BẢN TRUYỆN KÍ VN HIỆN ĐẠI TÔI ĐI HỌC Thanh Tịnh I.Khái quát về văn học VN từ đầu thế kỉ XX- CMT8-1945 A. Mục tiêu cần đạt : + HS nắm được một cách khái quát về hoàn cảnh lịch sử , tình hình xã hội ,tình hình phát triển văn học và những thành tựu nổi bật của thời kỳ văn học này . + HS hiểu khái quát những nét chính về nội dung , nghệ thuật tiêu biểu ở từng giai đoạn văn học . + Luyện các kỹ năng phân tích , bình giảng các chi tiết , các hình ảnh thơ có trong các văn bản thể hiện chủ đề nội dung tư tưởng . + Lập dàn ý theo các kiểu văn bản theo yêu cầu của đề ra sau khi đã tìm hiểu xong văn bản + Giáo dục cho HS tình yêu quê hương đất nước , lòng căm thù giặc ngoại xâm , có sự đồng cảm với số phận những người cùng khổ trong xã hội . B. Nội dung bài học : 1. Về tình hình xã hội và văn hoá : a.Hoàn cảnh lịch sử và xã hội : - Thực dân Pháp đặt xong được ách đô hộ vào Việt Nam và tiến hành khai thác thuộc địa . Xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến . - Sự thay đổi lớn lao về chế độ xã hội ấy kéo theo sự thay đổi về cơ cấu giai cấp , ý thức hệ văn hoá khá sâu sắc và nhanh chóng . - Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp ,giữa nhân dân ta với (chủ yếu là nông dân ) với phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc và quyết liệt . * văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 sẽ phát triển trong điều liện xã hội mới và tình hình văn hoá mới . b.Tình hình văn hoá : - Nền văn hoá phong kiến cổ truyền ( từng gán bó với văn hoá khu vực Đông Nam á , đặc biệt là gắn bó với văn hoá Trung Hoa , với nền Hán học ) bị nền van hoá tư sản hiện đại ( đặc biệt là văn hoá Pháp ) nhanh chóng lấn át. Chế đọ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ ( bỏ các kỳ thi hương ở Bắc kỳ nam 1915 ,ở trung kỳ năm 1918 ). - Tầng lớp trí thức nho sĩ phong kiến là trụ cột của nền văn hoá dân tộc suốt thời trung đại nay đã hết thời không được coi trọng nữa . Tầng lớp trí thức Tây học thay thế tầng lớp nho sĩ cũ , trở thành đội quân chủ lực làm nên bộ mặt văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX . - Đời sống văn học , phương tiện văn học có những thay đổi lớn : một tầng lớp công chúng mới có thị hiếu thẩm mỹ , có nhu cầu văn học mới xuất hiện . Một thế hệ nhà văn mới ra đời , có điệu sống mới , cảm xúc mới , vốn văn hoá nghệ thuật mới , khác nhiều so với văn sĩ , thi sĩ Nho gia ngày xưa . 2 .Tình hình văn học : a. Quá trình phát triển của văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 - Văn học chia ra làm ba chặng lớn : + Hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX .
  2. + Những năm 20 của thế kỷ XX . + Từ đầu những năm 30 đến cách mạng tháng Tám 1945 . - Văn học gồm hai khu vực : + Văn học hợp pháp :tồn tại và phát triển trong vòng pháp luật của chính quyền thống trị đương thời ( thơ văn của Tản Đà ,của Hồ Biểu Chánh + Văn học bất hợp pháp :văn học yêu nước và cách mạng ( thơ văn Phan Bội Châu ,Phan Châu Trinh , Hồ Chí Minh -Văn học phát triển theo ba trào lưu chính : + Văn học yêu nước và cách mạng . +Văn học viết theo cảm hứng hiện thực . +Văn học viết theo cảm hứng lãng mạn * Văn học thời kỳ này bắt đầu và hoàn thành qúa trình đổi mới văn học diễn ra ở mọi phương diện , mọi thể loại . + Nội dung : Đổi mới trên các mặt : tư tưởng ,tình cảm ,cảm xúc ,tâm hồn , cách cảm, cách nghĩ của các nhà văn , nhà thơ trước cuộc đời , trước đất nước , trước con người và cả trước nghệ thuật . Ví dụ như khi nói về đất nước là nói đến nước là gắn với dân : “dân là sân nước , nước là nước dân ” , còn nòi về con người , bên cạnh con người xã hội , con người công dân còn phải nói đến con người tự nhiên , con người cá nhân . + Hình thức : đó là việc thay đổi về chữ viết ( chữ quốc ngữ ) , xuất hiẹn nhiều thể loại văn học mới , viết theo lối mới . Bên cạnh đó còn có sự đổi mới về ngôn ngữ : mang tính cá thể ,gắn với đời sống bình thường , có tính dân tộc đậm đà hơn . Văn bản : Tôi đi học 1.Vài nét về tác giả - Tác phẩm *Tác giả. - Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn Truyện ngắn của ông trong trẻo mà êm dịu. Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị man mác buồn thương, vừa ngọt ngào, vừa quyến luyến Ông để lại sự nghiệp đáng quý: + Về thơ: Hận chiến trường, sức mồ hôi, đi giữa mùa sen. + Truyện: Ngậm ngải tìm trầm, Xuân và Sinh * Tác phẩm: - Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tiu trường 2.Phân tích tác phẩm a.Tâm trạng của chú bé trong buổi tựu trường *Trên đường tới trường: - Là buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài – Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp – Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng – Chú suy nghĩ về sự thay đổi – Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn.
  3. *Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường - Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá - Nhớ lại trước đây thấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn – Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân – Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về – Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập oà khóc nức nở. *Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên. - Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình. b. Hình ảnh người mẹ - Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu bé nhớ mãi. Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ . Mẹ luôn đi sát bên con trai , lúc thì cầm tay, mẹ đẩy con lên phía trước , lúc bàn tay mẹ nhẹ nhàng xoa mái tóc của con 3.Cách xây dựng truyện 1. Phương thức biểu đạt 2. Bố cục : Đoạn 1: Từ đầu rộn rã (Hồi tưởng kỷ niệm ngày đầu tiên tới trường) Đoạn 2: Tiếp ngọn núi(Kỷ niệm trên đường tới trường) Đoạn 3: Tiếp ngày nữa (Kỷ niệm trước sân trường) Đoạn 4: Còn lại (Nhớ lại kỷ niệm trong buổi học đầu tiên) 4.Chất thơ trong truyện ngắn a. Chất thơ được thể hiện trong cốt truyện: Dòng hồi tưởng, tâm trạng của nhân vật tôi ở những thời điểm khác nhau. b. Chất thơ được thể hiện đậm đà qua những cảnh vật , tâm trạng, chi tiết dạt dào cảm xúc. c. Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm . d. Chất thơ còn thể hiện ở những hình ảnh so sánh tươi mới giàu cảm xúc .Bài tập: Đề 1: Hãy phân tích để làm sáng tỏ chất thơ của truyện “Tôi đi học” (Nâng cao ngữ văn trang 10)Để hiểu vì sao Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất thơ, chúng ta cần hiểu chất thơ là gì? Chất thơ là tính chất trữ tình – tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. Chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn
  4. Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do" (Khai quyển) Người không có ý định lấy sự nghiệp văn chơng là sự nghiệp chính của cuộc đời. Mục tiêu cao cả nhất là:"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu tới vòng danh lợi" Chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Và để phục vụ cho ham muốn lớn nhất thì Bác lấy văn chương làm vũ khí phương tiện. Bác ý thức sâu sắc sức mạnh của văn học nghệ thuật. Những áng văn chính luận giàu chất sống thực tế, sắc sảo về chính kiến và ý tưởng (Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập ) những truyện ngắn độc đáo và hiện đại, hàng trăm bài thơ giàu tình đời, tình người chứa chan thi vị được viết ra bằng tài năng và tâm huyết. Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghị luận biểu hiện. Điều này trớc hết thể hiện trực tiếp trong hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của Người. - Hồ Chí Minh xem văn hóa nghệ thuật là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội; nhà văn phải là người chiến sĩ trong sự nghiệp "phò chính trừ tà". Bài "Cảm tưởng đọc Thiên gia thi" được viết ra với tinh thần ấy: Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong Hiện đại thi trung ng hữu thiết Thi gia dã yếu hội xung phong. Chất" thép" ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thi ca. Đó là sự tiếp tục quan điểm thơ "chuyên chú ở con người" như Nguyễn Văn Siêu đã nói; tinh thần "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" của Nguyễn Đình Chiểu và được nâng cao trong thời đại CM vô sản. Sau này trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, qua "Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951'', Người lại khẳng định: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em cũng người chiến sĩ trên mặt trận ấy". Vì ở đó luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, liên tục giữa cái lạc hậu và cái tiến bộ, giữa cách mạng và phản cách mạng giữa nhân dân ta và kẻ thù; giữa cái mới và cái cũ kỹ trì trệ. Câu nói của Bác chỉ rõ tác dụng lớn lao của văn học nghệ thuật. Văn nghệ sĩ phải là người lính, người trí thức, người nghệ sĩ của thời đại, “đau nỗi đau của giống nòi vui niềm vui của người lính". Họ tự nguyện đứng trong hàng ngũ nhân dân lấy ngòi bút và tác phẩm để phục vụ chính trị, phục vụ công - nông - binh, ngợi ca chiến đấu và chiến thắng của dân tộc: "Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi”. Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu Tôi sống với các đời chiến đấu Của triệu người yêu đấu gian lao" - Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức văn chương. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: " Viết cho ai? " " Viết để làm gì? " Viết cái gì? " và" viết như thế nào ". Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao
  5. trong văn nghệ. Các khía cạnh trên liên quan đến nhau trong ý thức trách nhiệm của người cầm bút. Điều này thể hiện rõ ở phong cách nhất quán nhưng rất đa dạng của Người. - Hồ Chí Minh quan niệm, tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Phát biểu trong biểu trong buổi khai mạc phòng triển lãm về hội họa trong năm đầu cách mạng, Người uốn nắn một hướng đi "chất mơ mộng nhiều quá mà cái chân thật của sự sinh hoạt rất ít". Ng- ười yêu cầu văn nghệ sĩ phải "miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn"; những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng phải chú ý nêu gương "người tốt, việc tốt" uốn nắn và phê phán cái xấu. Tính chân thật vốn là cái gốc của văn chương xưa và nay. Nhà văn phải chú ý đến hình thức thể hiện, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc. Đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng củaTiếng Việt. 3. Giới thiệu khái quát về tập "nhật ký trong tù": Thể loại, nhan đề, hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật Tham khảo Bài soạn ngữ văn 8 Tập II cũ tr 55- 65. 4. Tìm hiểu một số bài thơ hay: Vọng nguyệt, tẩu lộ Tham khảoTạp chí văn học tr 58 Số tháng 7/ 2008 VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A. YÊU CẦU: Củng cố và nâng cao kiến thức về các tác giả Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Ái Quốc Củng cố và nâng cao kiến thức về các văn bản nghị luận: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nư- ớc Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Thuế máu. Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận, thuyết minh. B. TÀI LIỆU THAM KHẢO: -Tham khảo bổ sung cho bài " Chiếu dời đô" trang 438 - 445 TKBGNVG 8 - Từ góc độ kết cấu nhìn lại nội dung tư tưởng Hịch tướng sĩ - Đỗ Kim Hồi. - Về thể loại hịch và baì Hịch tướng sĩ - Trần Đình Sử - Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc - Phạm Văn Đồng - Sự phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam qua ba áng văn Nam quốc sơn hà , Hịch t- ướng sĩ và Bình Ngô đại cáo - Bản án chế độ thực dân Pháp - Tư liệu ngữ văn 8 . C. NỘI DUNG: 1/ Các tác giả Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Ái Quốc - Tham khảo sổ tay NV8 Trang 196, 197 ,205, 206, 222 - 224, 240 2/ Các văn bản nghị luận: - Hoàn cảnh ra đời - Thể loại - Bố cục; giá trị nội dung nghệ thuật của từng văn bản .
  6. - Phân biệt được từng đặc điểm của các thể loại: chiếu, hịch, cáo, tấu, phóng sự chính luận. - So sánh được điểm khác nhau giữa nghị luận trung đại với nghị luận hiện đại. 3/ Luyện đề: 3.1, Chiếu dời độ - khát vong về một đất nớc độc lập, thống nhất hùng cường 3.2, Giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô 3.3, Hich tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là khúc tráng ca anh hùng sáng ngời hào khí Đông A. 3.4, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một áng văn tràn đầy tinh thần yêu nước và căm thù giặc. 3.5, Tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp của Nguyễn Trãi trong đoạn trích " Nước Đại Việt ta" 3.6, "Nước Đại Việt ta " - bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt 3.7, Tình cảm yêu nước của ba áng văn Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta. 3.8, Khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt qua ba áng văn: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta. 3.9, Hãy chứng minh các văn bản nghị luận ( bài 22, 23, 24, 25, 26) đều được viết có lý, có tình có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao. 3.10, Nhiều ngời còn chưa hiểu rõ: thế nào là "học đi đôi với hành" và vì sao ta cần phải "theo điều học mà làm" như lời La Sơn Phu Tử trong bài " Bàn luận về phép học" . Hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc trên. ÔN TẬP TỔNG HỢP A. YÊU CẦU: - Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao trong chương trình, hệ thống những nét lớn cho từng thời kỳ văn học, từng đề tài, từng chủ đề. - Ôn tập tốt hai kiểu bài: Văn thuyết minh, văn nghị luận. Rèn kỹ năng tạo lập hai kiểu văn bản này B. NỘI DUNG: I/Nội dung kiến thức cần ôn tập Văn thuyết minh -Văn nghị luận. 1, Kiểu bài thuyết minh. - Thuyết minh về một phương pháp. - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. - Thuyết minh về tác giả tác phẩm - Thuyết minh về một thể loại văn học. - Thuyết minh về đồ vật, vật nuôi, loài cây, loài hoa 2, Kiểu văn bản nghị luận - Nghị luận chứng minh (Kết hợp với miêu tả, biểu cảm) II/ Yêu cầu: - Đối với văn bản thuyết minh: yêu cầu học sinh nắm đợc bố cục của từng kiểu bài; biết vận dụng tri thức từ thực tế, từ sách vở và phương pháp thuyết minh để giới thiệu, trình bày về đối tượng. - Đối với văn nghị luận: + Học sinh biết cách xác định vấn đề chứng minh. luận điểm, luận cứ và trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.
  7. + Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài . + Biết kết hợp đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận cho sinh động, hấp dẫn - Đối với văn bản thuyết minh kết hợp với nghị luận: Học sinh xác định được đề bài yêu cầu thuyết minh vấn đề gì, nghị luận vấn đền gì. III/ Phương pháp: + Giáo viên giúp học sinh hệ thống, khái quát dàn ý chung của từng kiểu bài. + Rèn kỹ năng xác định đề, tìm ý, trình bày luận điểm, luận cứ. + Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn văn, liên kết văn bản, chữa lỗi sai. + Luyện một số đề cơ bản Kiểu bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh. I/ Bố cục chung. 1, Mở bài. Giới thiệu tên danh lam thắng cảnh, ý nghĩa khái quát. 2, Thân bài. -Lần lượt giới thiệu, trình bày về đối tượng. + Địa điểm vị trí. + Quá trình hình thành. + Quy mô cấu trúc, một số bộ phận tiêu biểu + Giá trị ( văn hóa, lịch sử, kinh tế ) + Một số vấn đề liên quan ( tôn giáo, bảo vệ ) 3, Kết bài: Nêu ý nghĩa của danh lam thắng cảnh, cảm súc, suy nghĩ của người viết. II/ MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO. Đề 1: Giới thiệu danh lam thắng cảnh ( hoặc một di tích lịch sử) nổi tiếng của địa phương em. CHÙA KEO Chùa Keo tên chữ là: Thần Quang Tự thuộc địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa Keo là di tích lịch sử – văn hoá bao gồm hai cụm kiến trúc: Chùa là nơi thờ phật và Đền thánh thờ đức Dương Không Lộ - vị đại sư thời Lý có công dựng chùa. Theo sử sách: Thiền sư họ Dương, huý là Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ, người làng Giao Thuỷ phủ Hà Thanh, nối đời làm nghề đánh cá. Mẹ người họ Nguyễn, người ở ấp Hán lý, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Thiền sư sinh ngày 14/ 9 năm Bính Thìn (1016), xuất thân làm nghề chài lưới song đức Không Lộ là người có chí hướng mộ đạo thiền. Năm 29 tuổi đi tu, đến năm 44 tuổi (1059) sư tu tại chùa Hà Trạch cùng các sư Đạo Hạnh, Giác Hải kết bạn chuyên tâm nghiên cứu đạo thiền. Năm 1060 ba ông đã sang Tây Trúc để tu luyện về đạo Phật. Năm 1061 thời vua Lý Thánh Tông, sư về nước, dựng chùa Nghiêm Quang – tiền thân của chùa Thần Quang ngày nay. Từ đó ông đã chu du khắp vùng rộng lớn của châu thổ Bắc Bộ, dựng chùa truyền bá đạo Phật và được suy tôn là vị tổ thứ 9 của phái thiền Việt Nam . Ông đã có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và được vua phong làm Quốc sư triều Lý. Ngày 3 tháng 6 năm Nhâm Tuất – 1094 (đời vua Lý Nhân Tông), đức Dơưng Không Lộ hoá, hưởng thọ 79 tuổi. Đến năm 1167 đời vua Lý Anh Tông, nhà vua xuống chiếu đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang. Năm 1611 do sông Hồng sạt lở, chùa bị bão lũ làm đổ, nửa làng Dũng Nhuệ phiêu dạt sang tả ngạn sông Hồng. Thời đó có quan Tuấn Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng cùng vợ là bà Lại
  8. Thị Ngọc Lễ xin chúa Trịnh Giang cho mời Cường Dũng Hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, vận động cả nước góp công, góp của xây dựng lại chùa. Qua 19 năm chuẩn bị 28 tháng thi công đến tháng 11 năm Nhâm Thân (1632) Chùa Keo được tái tạo, khánh thành. Trải gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo có từ thời Lê Trung Hng (thế kỷ XVII). Toàn cảnh chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình, với 157 gian trên khu đất rộng 58.000m2. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa Keo còn 17 công trình với 128 gian phân bố trên2022m2. đó là các công trình kiến trúc nh: tam quan, chùa phật, điện thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá, vườn tháp Từ trên mặt đê xuống qua bậc tam cấp gặp một sân nhỏ lát đá tảng, công trình đầu tiên là tam quan ngoại. Rẽ phải, hoặc trái theo con đường men theo hồ nước hai bên tả, hữu gặp hai cổng tò vò, giữa là tam quan nội. Điều đáng quan tâm nhất ở quan tam nội là bộ cánh cửa gian trung quan- một kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỷ XVII. Từ tam quan nội, qua một sân cỏ rộng ta đến khu chùa Phật gồm Chùa ông Hộ, toà Thiêu Hương (Ống Muống) và điện Phật. Khu chùa Phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao vào thế kỷ XVII, XVIII đó là tượng Tuyết Sơn, La Hán, Quan Thế Âm Bồ Tát Khu đền thánh được nối tiếp với khu thờ Phật gồm toà Giá Roi, toà Thiêu Hương, toà Phục Quốc và Thượng Điện. Những công trình này nối tiếp với nhau tạo thành một kết cấu kiểu chữ công. Sau cùng là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế. Hai dãy hành lang đông, tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông thẳng tắp, dài hun hút hàng chục gian bao bọc cả khu chùa làm thành “bốn mặt tường vây kín đáo” cho một kiến trúc “tiền Phật, hậu Thần”. Hàng năm tại chùa Keo diễn ra hai kỳ hội: Hội xuân và Hội thu. Hội xuân diễn ra vào ngày 4 tháng giêng âm lịch với các trò thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm Hội thu diễn ra vào các ngày 13,14,15 tháng 9 âm lịch, mang đậm tính chất hội lịch sử, gắn liền với cuộc đời của sư Không Lộ. Ngoaì việc tế, lễ, rước kiệu, hội còn thi bơi trải trên sông và các nghi thức bơi trải cạn chầu thánh, múa ếch vồ Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý khách về lịch sử và kiến trúc Chùa Keo-một di tich lịch sử-văn hoá đăc biệt tiêu biểu của đất nước./. Đề 2: Viết bài giới thiệu về ngôi trường em đang học. Kiểu bài thuyết minh kết hợp với nghị luận Kiểu bài này thường thuyết minh về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của một số tác phẩm tiêu biểu gắn với nghị luận về một vấn đề, một khía cạnh của nội dung văn bản. I/ BỐ CỤC CHUNG : 1, Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung cần chứng minh. 2, Thân bài: a/ Thuyết minh: Về tác giả: + Tiểu sử: tên, tuổi, quê quán, gia đình. + Sự nghiệp: sự nghiệp hoạt động cách mạng, sự nghiệp sáng tác. + Các giải thởng, danh hiệu + Một số tác phẩm chính - Về tác phẩm: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung, nghệ thuật đặc sắc.
  9. b, Chứng minh: Chứng minh nội dung mà đề bài yêu cầu. 3, Kết bài. Đánh giá, nhận định khái quát về vai trò, vị trí của tác giả, tác phẩm đối với nền văn học, với độc giả. KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH I/ Các bước làm kiểu bài văn nghị luận chứng minh. 1, Tìm hiểu đề: - Xác định thể loại. - Nội dung cần chứng minh. - Phạm vi tư liệu. 2, Tìm ý: - Xác định luận điểm lớn, luận điểm nhỏ. - Tìm luận cứ. 3, Lập dàn ý: a/ Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm( hoàn cảnh sánh tác, xuất xứ vị trí) - Trích dẫn vấn đề cần chứng minh. b/ Thân bài: - Lần lợt chứng minh từng luận điểm. c/ Kết bài: - Khái quát khảng định lại nội dung vừa chứng minh . - Liên hệ bản thân (cảm xúc, suy nghĩ, nhiệm vụ của mình .) 4,Viết bài. 5, Đọc và sửa bài. II/ DÀN Ý THAM KHẢO: Đề bài: Qua các văn bản: Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn); Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi) em hãy chứng minh rằng: Nội dung chủ yếu của văn học viết từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lăng. Dàn ý 1/ Mở bài: Giới thiệu khái quát lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XI thế kỷ XV Văn học phản ánh hiện thực lên có khá nhiều tác phẩm phản ánh tinh thần yêu nước, tinh thần chống xâm lăng 2.Thân bài: - Luận điểm:Trong các tác phẩm văn học trung đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lăng được thể hiện sinh động phong phú. - Luận cứ 1: * Chiếu dời đô: Nội dung yêu nước được thể hiện qua mục đích dời đô Việc dời đô còn thể hiện tinh thần tự lập, tự cường, sẵn sàng chống lại bất kỳ quân xâm lược nào của một triều đại đang lớn mạnh. - Luận cứ 2: * Nam quốc sơn hà: ý thức về độc lập chủ quyền của dân tộc thể hiện rõ. Tác giả khảng định Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền, ông còn cảnh cáo quân giặc thể hiện sức mạnh , ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc. - Luận cứ 3: *Tinh thần yêu nớc thể hiện sôi sục qua hào khí Đông A của nhà Trần
  10. - Trần Quốc Tuấn căm thù giặc, tố cáo tội ác của giặc Mông Nguyên - Quyết tâm chiến đấu, hy sinh vì dân tộc - Kêu gọi tướng sĩ đoàn kết, cảnh giác, luyện võ nghệ để chuẩn bị chiến đấu chống lại quân thù. - Luận cứ 4: *Bình Ngô đại cáo: là bài ca về lòng yêu nước và tự hào dân tộc. -Tự hào về đật nước có lền văn hóa riêng, có phong tục tập quán, có truyền thống lịch sử lâu đời -Tự hào vể những chiến công hiển hách của dân tộc Kết bài: Văn học viết từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, tinh thần quật khởi chống xâm lăng của dân tộc, tinh thần ấy được thể hiện cụ thể ở lòng yêu nước, thương dân, lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm chiến đấu nó là nguồn cổ vũ động viên cho con cháu muôn đời. ĐỀ LUYỆN TẬP: Đề 1: Cảm nhận của em về con người Hồ Chí Minh qua các bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng; Đi đường. Đề 2: Khao khát tự do của hai nhân vật trữ tình qua hai bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu. Đề 3: Đọc thơ Bác, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét "Thơ Bác đầy trăng" Qua các bài thơ của Bác em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Đề 4: Có ý kiến cho rằng " Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn là bài văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thắng. Đó là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Mông - Nguyên. Qua đoạn trích đã học hãy làm sáng tỏ điều trên Đề 5: Hãy chứng minh sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua ba văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ , Nước Đại Việt ta. Đề 6: Dựa vào văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, hãy làm sáng tỏ vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước