Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 8

1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài (…)
- Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) (…)
b. Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
docx 56 trang Hải Đông 21/02/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_khoi_8.docx

Nội dung text: Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 8

  1. BỒI DƯỠNG NGỮ VĂN 8 A. ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. YÊU CẦU CHUNG: - Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải: + Sử dụng những từ ngữ, những câu văn để chuyển ý. + Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn). + Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn! - Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”). - Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao? - Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính. II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: - Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống - Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi - Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em - Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn - Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG: 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: a. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề ( ) - Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài ( ) - Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) ( ) b. Thân bài: * Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( ). Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau: - Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. * Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận ( ) Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Trang 1
  2. * Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận ( ) * Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến ): - Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. - Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm - Đề xuất phương châm đúng đắn c. Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ( ) - Lời nhắn gửi đến mọi người ( ) IV. THỰC HÀNH MỘT SỐ ĐỀ BÀI: ĐỀ 1: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”. DÀN Ý THAM KHẢO 1. Mở bài: - Cuộc đời sẽ tẻ nhạt, vô nghĩa biết bao khi con người ta sống không có ước mơ, khát vọng. - Đúng vậy, ước mơ là nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên, sống có mục đích, có tương lai, hạnh phúc. Một câu nói đáng để ta suy ngẫm: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”. 2. Thân bài: a. Giải thích câu nói: - Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được. - Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình. - Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực. - Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực. b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói: Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”? - Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ bay theo đời người; ước mơ là vô tận. Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ. - Ước mơ đủ lớn cũng như một cái cây phải được ươm mầm rồi trưởng thành. Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải Trang 2
  3. + Nghề nghiệp là công việc chuyên môn, làm theo sự phân công lao động của xã hội. + Phân công xã hội ngày càng nhiều, càng sâu nên xã hội có nhiều ngành nghề và giữ vị trí khác nhau trong xã hội. + Xã hội thường xuyên phát triển; có nghề nghiệp mới phát sinh nhưng cũng có những nghề nghiệp phải bị tàn lụi. Do đó có nghề dễ mang lại sự thành công (danh tiếng, tiền của, địa vị ) nhưng cũng có nghề không được như vậy. Cho nên dẫn đến sự tồn tại trong xã hội quan niệm về sự cao quý, sang hèn, tốt xấu trong nghề nghiệp. - Bàn luận: + Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người vì * Mỗi nghề đều có đặc điểm, vị trí riêng trong cuộc sống xã hội. * Nghề nghiệp nảy sinh từ nhu cầu xã hội, do đó mọi nghề đều cần thiết cho cuộc sống, vì thế mỗi nghề đều có vai trò không thể thiếu được trong đời sống xã hội, do đó nghề chân chính nào cũng đều cao quý cả. * Tuy nhiên do đặc trưng riêng của một số ngành nghề, do ý nghĩa đặc biệt của nó đối với đời sống, một số ngành nghề được đặc biệt biểu dương: nghề dạy học, nghề thầy thuốc + Mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp vì * Con người là chủ thể của hoạt động nghề nghiệp, có tính chất quyết định đối với giá trị của hoạt động nghề nghiệp. * Con người có giá trị tự thân, chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy có kẻ tốt, người xấu, chính vì thế điều này tạo nên giá trị của nghề nghiệp. * Trong những ngành nghề được biểu dương đặc biệt vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Trong những ngành nghề do bị thành kiến mà bị coi thường vẫn có những con người cao quý, có cách hành xử được mọi người ngưỡng mộ, ca ngợi. * Làm rõ tại sao con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp (dẫn chứng). Chính tư cách và đức hạnh sáng ngời của con người làm cho người khác phải tôn trọng nghề nghiệp của họ. - Bài học nhận thức và hành động: + Cần nhận thức: không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn. Cần phê phán quan niệm phân biệt này vì nó không đúng đắn, nó tồn tại trong xã hội phong kiến ngày xưa và không nên tiếp tục trong cuộc sống ngày nay. + Cần thấy những việc làm không chính đáng: ví dụ như trộm cướp, gian dối để kiếm sống không phải là nghề nghiệp chân chính như chúng ta đang bàn. + Cần thấy giá trị đúng đắn của nghề nghiệp; nghề nghiệp chân chính nào cũng có giá trị và đều đáng được trân trọng. “Giá trị của một con người là lợi ích của họ mang lại cho người khác chứ không phải là nghề nghiệp của họ”. + Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề. Không nên chạy theo quan điểm hời hợt (sang hèn ) về nghề nghiệp của một số người. Cần chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội. + Với nghề nghiệp cần “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chuyên tâm rèn luyện tay nghề, giữ gìn lương tâm nghề nghiệp, trao dồi đạo đức để làm hiển vinh nghề nghiệp, giá trị bản thân. - Tổng kết : “Không phải nghề nghiệp mang đến sự cao quý cho con người mà chính con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp” là một ý kiến đúng đắn, nó là một lời Trang 51
  4. khuyên, một lời nhắc nhở đối với mọi người nhất là đối với thanh niên đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp. ĐỀ 30: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. 1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm) - Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội; thành tích là những kết quả 0,5 được đánh giá tốt; thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, đạt được sau một quá trình bền bỉ phấn đấu. - Về nội dung, ý kiến này chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử 2. trongBàn luận công về vi ýệc ki giữaến (2,0 loại đ ngườiểm)i cơ hội và người chân chính. - Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích (1,0 điểm) 0,5 + Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu “kết quả tốt” mà chỉ cầu “được đánh giá tốt”. Kẻ càng vụ lợi thì càng nôn nóng có được thành tích. Bởi thế, loại người này thường chỉ tạo ra thành 0,5 tích giả. + Về thực chất, cách hành xử ấy là lối sống giả dối, là thói ăn gian làm dối khiến- Người cho chân thật chính giả b ấthìt phân, kiên nhẫnlàm bănglập nên hoại thành các tựugiá (1,0trị trong điểm) xã hội; đó chính là+ Coisự suy trọng đồi chất về đạolượng đức; thật, lối kếtsống quả cơ thật hội lànày đức đã tính khiến của bệnh người thành chân tích chính. lan tràn Bởi thế họ thường kiên nhẫn trong mọi công việc để làm nên những kết quả 0,5 nhthựcư hi sự,ện nhữngnay. thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với họ, chỉ có những thành quả thực mới tạo nên giá trị thực của con người, dù có khi phải trả giá đắt. + Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lối sống chân thực, trung thực, biểu 0,5 hiện của những phẩm chất cao quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị đích thực cho mình và cộng đồng, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên. 3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm) - Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người tiêu cực thấp hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng. - Cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những 0,5 kết quả ĐỀ 31: Ngưỡngthật mộ vàthần kiên tượng nhẫn là phấn một đấunét đẹpđể lập văn nên hóa, những nhưng thành mê muộitựu; đồng thần thờitượng lên là án một lối thảm họa. sống cơ Hãy viếthội, một nôn bài nóng văn ngắnchạy (khoảngtheo thành 600 tích từ) giả. trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. Trang 52
  5. + Giới thiệu chung : cuộc sống có những người, những điều cao đẹp được nhiều người biết tới. Nó trở thành những thần tượng đối với con người. Nhưng người ta phải có thái độ như thế nào đối với thần tượng cho phải, bởi lẽ : ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa. + Giải thích : - Thần tượng là những người, những điều được mọi người tôn sùng, chiêm ngưỡng. Nhưng thái độ của mọi người đối với thần tượng có thể dẫn tới những kết quả khác nhau: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa. - Tại sao Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa? - Ngưỡng mộ khác với mê muội : người ngưỡng mộ vẫn giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt, khách quan của tinh thần, do đó có thái độ đúng mực đối với thần tượng, trong khi người mê muội thì thường chủ quan, thiếu sự sáng suốt, tỉnh táo trong mối quan hệ với thần tượng, do đó dễ có những thái độ không đúng mực, không phù hợp. - Trong việc ngưỡng mộ thần tượng, người ta dễ hiểu rõ cái đẹp của thần tượng và có sự ngưỡng mộ; người ta cũng hiểu rõ bản thân; do đó người ta có thể hoặc có sự thán phục, hoặc có nỗ lực để phấn đấu và để theo gương theo cách hiểu mình hiểu người, không có những hành vi thái độ quá đáng ảnh hưởng đến nhân cách của bản thân. Vì thế, đó là một nét đẹp văn hóa: cư xử văn minh, lịch sự đúng mực, phù hợp. - Trong khi đó, mê muội thần tượng thì dễ khiến người ta chỉ nhìn thấy thần tượng một cách phiến diện (hào quang của những thần tượng ca nhạc) thường lại có những thái độ hành vi quá đáng và do đó nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, có khi dẫn tới những tai họa lớn (ví dụ : tốn thời gian, tiền của và thậm chí cả sinh mạng). + Bình luận : - Không nên sống trên đời mà không có thần tượng bởi vì ai cũng cần phải có một mục đích rõ ràng để sống, phải có những điều, những người tốt đẹp mà mình ngưỡng mộ, yêu mến, khâm phục để noi gương và phấn đấu. Có như vậy cuộc sống mới có thể dễ có ý nghĩa, có động lực thúc đẩy để phấn đấu. Không có thần tượng người ta dễ sống theo kiểu bèo dạt hoa trôi. - Cũng cần thấy rõ ý nghĩa khái quát của thần tượng và sự hiện diện của thần tượng ở mọi lĩnh vực của đời sống (văn học, lịch sử, khoa học ) chứ không phải chỉ có thần tượng trong lĩnh vực âm nhạc, thể thao. - Cần phải có thái độ đúng đắn đối với thần tượng đó là ngưỡng mộ thần tượng chứ không mê muội thần tượng. + Ý kiến của đề : - Có ý nghĩa của một lời nhắc nhở, một lời khuyên rất thực tế, thời sự đối với mọi người, nhất là với giới trẻ hiện nay. ĐỀ 32: Từ thái độ sống “vội vàng” của Xuân Diệu trong bài thơ cùng tên. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về thái độ sống của giới trẻ ngày nay. * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 1 - Giới thiệu ngắn gọn bài thơ Vội vàng và nhà thơ Xuân Diệu 0,5 - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: thái độ sống của giới trẻ ngày nay Trang 53
  6. * Khái quát về thái độ sống “vội vàng” của Xuân Diệu 2 - Thái độ (triết lí) sống “vội vàng” bắt nguồn từ bài thơ Vội vàng của nhà thơ 0,5 Xuân Diệu. Với tình yêu thiết tha với thiên đường nơi trần thế, nhà thơ đã hẫng hụt, tiếc nuối khi thời gian một đi không trở lại. Nhà thơ ý thức tuổi trẻ là phần đẹp đẽ, qúy giá nhất của đời người nên cần phải sống vội vàng từng giây, từng phút, tận hưởng cuộc sống này. - Thái độ sống vội vàng là tâm thế sống, cũng là triết lí sống tích cực của nhà thơ 3 * Bàn luận vấn đề xã hội cần nghị luận: - Trong xã hội ngày nay, phần đông thế hệ trẻ có thái độ sống “vội vàng” một 0,5 cách tích cực: biết tận dụng thời gian, sống tích cực, chủ động và đạt nhiều thành công trong học tập, trong cuộc sống (dẫn chứng). - Nhưng bên cạnh đó, một bộ phận giới trẻ có thái độ sống “vội vàng” một cách 0,5 tiêu cực: sống gấp, sống hưởng thụ, không lí tưởng, hoài bão (dẫn chứng). Điều này gây hậu quả xấu không những đến bản thân mà còn gia đình và xã hội. Cần phê phán, bác bỏ - Tầm quan trọng của vấn đề đối với xã hội hiện nay: Đây là vấn đề có ý nghĩa xã 0,5 hội, thời sự và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên quan tới nhận thức, lối sống và hành động sống của giới trẻ. Gia đình, nhà trường và xã hội cần định hướng, giáo dục cho thế hệ trẻ thái độ sống một cách tích cực 4 * Bài học nhận thức và hành động - Cần có thái độ sống tích cực, chủ động, biết quý trọng thời gian 0,5 - Xác định lí tưởng sống đúng đắn, không sống gấp, sống hưởng thụ ĐỀ 33: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. - Giới thiệu ý kiến của đề bài: biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng xấu hổ còn quan trọng hơn. - Giải thích : + Tự hào : lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. + Xấu hổ : cảm thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác. + Ý kiến : thể hiện quan điểm của người phát biểu về quan hệ của tự hào với xấu hổ : tự hào thì cần thiết, xấu hổ quan trọng hơn. - Phân tích, chứng minh : + Tự hào là cần thiết :  Người tự hào thường là người hiểu rõ bản thân, nhất là sở trường, các tốt đẹp của bản thân. Do đó cũng dễ là người có thái độ tự tin.  Tự hào thường mang lại những cảm xúc tích cực. Nó giúp người ta dễ phấn khởi trong hành động. Do đó cuộc sống dễ đạt được những thành công. + Biết xấu hổ còn quan trọng hơn :  Biết xấu hổ, người ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái.  Biết xấu hổ, người ta dễ nổ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏi của bản thân.  Biết xấu hổ, người ta dễ có lòng khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm.  Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện của lòng tự trọng, của nhận thức về phẩm giá con người. Trang 54
  7.  Biết xấu hổ, người ta cũng dễ biết kiềm chế bản thân trước các tình huống. - Phê phán : Trong thực tế, có những người không biết tự hào, cũng chẳng tự trọng, vô cảm với mình, với người. Nguyên nhân thường do thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng sống. - Bình luận : Tự hào, tự trọng (mà biết xấu hổ là một biểu hiện của nó) là những phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có, trong đó cần nhận thức tự hào là cần thiết nhưng tự trọng thì quan trọng hơn. - Làm sao để có lòng tự hào và tự trọng : + Cần có hiểu biết và ý thức về giá trị con người và cuộc sống. + Cần có hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của phẩm giá cá nhân. + Cần nỗ lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năng sống cần thiết để sống tốt. ĐỀ 34: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. - Giới thiệu ý kiến của đề bài: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. - Giải thích : + Người nổi tiếng : là người có tiếng tăm được nhiều người biết đến. + Người có ích : là người có cuộc sống có ích, có ý nghĩa, cũng cần thiết và có giá trị đối với người khác, gia đình, xã hội. + Ý kiến là một lời khuyên về một trong những mục đích sống của con người : hãy sống với một mục đích sống chân chính đừng cố gắng theo đuổi tiếng tăm, danh vọng mà hãy quan tâm đến giá trị của cuộc sống, nhất là với mọi người. - Phân tích chứng minh : + Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng :  Tiếng tăm, danh vọng : thường không phải là mục đích cao đẹp nhất của cuộc sống.  Danh vọng có thể làm tha hóa con người, làm băng hoại đạo đức và đẩy con người ta vào tội lỗi.  Để cố trở thành người nổi tiếng có những người đã đi vào những con đường bất chính, sử dụng những phương cách xấu xa. Do đó, nổi tiếng như thế chỉ là vô nghĩa. + Trước hết, hãy là người có ích :  Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người khác trong cuộc sống.  Sống có ích sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giá trị cuộc sống.  Người có ích dù không được nổi tiếng nhưng cuộc sống của họ là cần thiết, có giá trị, có ý nghĩa đối với người khác, gia đình, xã hội. Ngay cả trong quan niệm của người xưa về “chí nam nhi”, chữ “danh” (Phải có danh gì với núi sông) luôn gắn với thực chất của hành động (Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ). - Bình luận : + Nổi tiếng cũng có mặt tốt, có tác dụng tốt. Tiếng nói của người nổi tiếng thường có tác động nhiều hơn, lớn hơn đối với người khác, xã hội. + Nhưng đừng cố gắng chạy theo việc trở thành người nổi tiếng bằng mọi cách vì điều đó mang lại nhiều tác hại. Hãy để cho tiếng tăm được đến một cách tự nhiên bằng hành động có thực chất: hữu xạ tự nhiên hương. + Làm sao để là người có ích : Trang 55
  8.  Hãy sống có lý tưởng;  Hãy sống có đạo đức, có trách nhiệm;  Hãy sống vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng; + Ý kiến này là một biểu hiện cụ thể của vấn đề danh và thực trong cuộc sống con người. Giải quyết tốt mối quan hệ của vấn đề nổi tiếng và có ích, của danh và thực, người ta sẽ dễ có cuộc sống bình an, hạnh phúc, chân chính. - Đây là một ý kiến có giá trị đúng đắn. Đồng thời nó cũng là một lời khuyên rất có tính thời sự, nhất là trước hiện tượng một bộ phận giới trẻ ngày nay đang có xu hướng tìm sự nổi tiếng bằng mọi giá. ĐỀ 35: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau đây của A. Lincoln: “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”. 1 a.Yêu cầu về kỹ năng: 0,5 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, lí giải thuyết phục một quan niệm về đạo lí con người. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục có tính khoa học, hợp lí, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng. 2 b. Yêu cầu về kiến thức: 0,5 Giải thích ý kiến - Thất bại là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định - Mức độ, hậu quả của sự thất bại không phải là vấn đề quan trọng nhất. Điều quan trọng hơn cả là nhận thức, thái độ của con người trước sự thất bại trong cuộc sống 3 Bàn luận về thái độ cần có trước thất bại 1,0 - Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại ( khách quan và chủ quan) - Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan. - Biết “dậy mà đi” sau mỗi lần vấp ngã, biết rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình 4 Bài học về nhận thức và hành động 1,0 - Khó tránh thất bại trong mỗi đời người và cũng nên hiểu rằng chính sự thất bại là một trong những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là mẹ thành công” - Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống HẾT Trang 56