Tổng hợp các đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh…
(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ)
docx 36 trang Hải Đông 21/02/2024 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp các đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtong_hop_cac_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc.docx

Nội dung text: Tổng hợp các đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh (Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ) Câu 2 (6,0 điểm) Mỗi người thêm nhiều con mắt Mỗi người thêm nhiều cảm rung Trời cũng thêm nhiều màu sắc Đất cũng thêm chiều mênh mông. (Trần Lê Văn, Bạn, Tuyển tập thơ - Nhà xuất bản Giáo dục - 2002) Suy nghĩ của anh/chị về tình bạn từ những gợi ý của khổ thơ trên? Câu 3 (10,0 điểm) Nhận xét về hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, có ý kiến cho rằng: Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng. Bằng hiểu biết của anh/chị về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ===Hết=== Họ và tên thí sinh: Số báo danh Trang 1
  2. UBND TỈNH BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2020-2021 (Hướng dẫn chấm có 04 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 8 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Câu 1 (4,0 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: - Viết thành một bài văn ngắn có yếu tố biểu cảm rõ ràng. - Không cho điểm tối đa đối với học sinh sử dụng gạch đầu dòng. B. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ theo cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Khái quát nội dung: Đoạn thơ là một bức tranh đẹp về cảnh bình minh mùa xuân chốn thôn quê. - Nghệ thuật so sánh và nhân hoá độc đáo: + So sánh: Những giọt sương trắng như những giọt sữa + Nhân hóa: Tia nắng với sắc tía như đang reo vui nháy hoài trong ruộng lúa Núi khoác chiếc áo the xanh cũng uốn mình làm duyên Những quả đồi ửng lên dưới ánh bình minh như thoa son khoe sắc - Sử dụng những tính từ chỉ màu sắc, giúp cho đoạn thơ ngập tràn màu sắc tươi tắn, bốn màu được phối sắc hài hoà (trắng, tía, xanh, son), tạo nên bức tranh đa sắc màu về cảnh rạng đông thanh bình, ấm áp, đầy thi vị, hữu tình. => Sử dụng bút pháp miêu tả, hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi hình gợi cảm, sử dụng sáng tạo và hiệu quả nghệ thuật nhân hoá, so sánh , bằng cảm nhận tinh tế nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân buổi sớm tuyệt đẹp, một vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thuần khiết, trong trẻo. => Những câu thơ đẹp như một bức hoạ vừa rực rỡ sắc màu của cảnh bình minh mĩ lệ, vừa cổ kính, bình dị bởi nét đẹp của con người, cảnh vật đồng quê. Đoạn thơ đã thể hiện tâm hồn nhạy cảm tinh tế, tình yêu, sự gắn bó tha thiết với cảnh sắc thiên nhiên, quê hương đất nước của tác giả. Câu 2 (6,0 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, sinh động, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. B. Yêu cầu về kiến thức: - Hiểu và đánh giá, bàn luận thuyết phục vấn đề mà đề bài nêu ra. - Học sinh có thể có những kiến giải, đánh giá theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp lí và đảm bảo những ý sau : 1. Giải thích: (1.0 điểm) Trang 2
  3. - Nhiều con mắt là giàu có về trí tuệ, về cách nhìn nhận sự việc. Càng có nhiều bạn thì càng có thêm về trí tuệ, thêm nhiếu cách nhìn nhận đánh giá. - Nhiều cảm rung là giàu có thêm về tình cảm. Có thêm bạn là có thể nhân lên niềm vui, vợi bớt nỗi buồn. - Trời, đất thêm nhiều màu sắc và thêm nhiều mênh mông là muốn nói đến cuộc sống mọi mặt trở nên phong phú và tốt đẹp hơn. => Đoạn thơ đã mang đến một thông điệp sâu sắc ngợi ca về tình bạn. Tình bạn làm cho con người giàu có về trí tuệ, tâm hồn, cuộc sống cũng phong phú tốt đẹp hơn. 2. Bàn luận (4.0 điểm) - Con người luôn cần có tình bạn và có nhu cầu phát triển mối quan hệ bạn bè. - Tình bạn là tình cảm giữa những người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống. - Một tình bạn đẹp phải là tình bạn chân thành gắn bó, phải hiểu, cảm thông và chia sẻ với nhau mọi vui buồn của cuộc sống, giúp nhau cùng tiến bộ, tin tưởng và có thể hi sinh vì nhau. - Tình bạn đẹp mang đến cho ta nhiều niềm vui, nghị lực cũng như sức mạnh trong cuộc đời. Người bạn tốt sẽ cho ta điểm tựa, chỗ dựa tinh thần, ta có sự đồng cảm, sẻ chia, biết dừng bước trước những sai lầm, lạc lối. Cuộc sống vì thế cũng phong phú hơn, ý nghĩa hơn khi có bạn. - Làm thế nào để có tình bạn đẹp - Phê phán những quan niệm sai lầm về tình bạn . 3. Bài học nhận thức và hành động (1.0 điểm) - Nhận thức được vai trò của tình bạn trong cuộc sống. - Có ý thức giữ gìn, trân trọng tình bạn. * Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu để làm nổi bật vấn đề. Khuyến khích và trân trọng những bài viết có bản sắc, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, sáng tạo, độc đáo. C. Biểu điểm: - Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót không đáng kể. - Điểm 3-4: Hiểu vấn đề, đáp ứng khoảng ½ yêu cầu; mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 1-2: Chưa hiểu vấn đề, bài làm sơ sài, hời hợt, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn về kĩ năng và kiến thức. Câu 3 (10,0 điểm) A. Về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. - Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Trang 3
  4. - Tuổi thiếu niên là xứ sở kì lạ với nhiều biểu hiện đa dạng, phong phú: lúc rụt rè, khi tự tin, lúc già dặn như người lớn khi hồn nhiên như trẻ con Đặc biệt là cảm xúc, thái độ, hành động và sự nhận thức về bản thân còn cảm tính và đôi lúc còn có những biểu hiện trái ngược. * Bàn luận: - Tuổi thiếu niên là giai đoạn chuyển tiếp về thể chất và tinh thần giữa giai đoạn trẻ em và người trưởng thành, có ảnh hưởng rất 2.5 lớn tới việc hình thành nhân cách - Xứ sở kìlạ mong muốn được thể hiện bản thân, làm theo sở thích, vì vậy có thể tự khám phá, phát hiện ra nhiều cái hay nhưng cũng có thể không biết điểm dừng. - Nếuchúng ta thiếu hiểu biết về xứ sở kì lạsẽ dẫn đến ít cảm thông, thậm chí áp đặt, cấm đoán một cách cực đoan. * Bài học: Tôn trọng sự phát triển tự nhiên của xứ sở kì lạ song bản thân xứ sở kì lạcần phải có nhận thức đúng đắn, và người lớn cũng cần có những định hướng tích cực để lứa tuổi thiếu niên phát triển bản thân một cách toàn diện. 1.0 Câu 3: (10 điểm) 1.Yêu cầu về kĩ năng - HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. 1,0 - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Dẫn chứng hợp lí, thuyết phục 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày bài viết bằng nhiều cách với những kiến giải khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: *Giải thích: 2,0 - Nhận định của Lưu Quý Kỳ đã đề cập đến đặc trưng của thơ: xuất phát từ nỗi niềm của một người (gói tâm tình của mình trong thơ) nhưng nói tiếng lòng của độc giả (Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình). - Như vậy, thơ là sự đồng điệu, gặp gỡ, kết nối tâm hồn của người sáng tác và người cảm thụ thơ - Khi “tâm tình của mình” trở thành tâm tình của người đọc chứng tỏ bài thơ đã có sức cảm hóa, lay động. * Chứng minh Cần lựa chọn tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 8để chứng minh trên các phương diện: 5,0 - Tâm tình nhà thơ - Tâm tình độc giả - Sự đồng điệu của tâm hồn người sáng tác và người đọc *Bàn luận: - Tâm tình của nhà thơ có thể là tiếng lòng của riêng một con người, cũng có thể là của cả một thế hệ, một thời đại. - Để tiếng lòng nhà thơ trở thành tiếng lòng bạn đọc đòi hỏi tài 1,0 năng và tâm hồn nhạy cảm, sự tinh tế của người nghệ sĩ, và đồng thời để cảm được tiếng lòng nhà thơ, người đọc cần có tâm hồn đồng điệu. - Nếu chưa tìm được sự đồng điệu, chứng tỏ bài thơ chưa có sức cảm hóa. Trang 29
  5. *Đánh giá: - Đây là một nhận định đúng đắn về thiên chức nhà thơ và mối quan hệ giữa người sáng tác và người tiếp nhận. - Tác phẩm được lựa chọn là minh chứng rõ nét cho nhận định của tác giả Lưu Quý Kỳ. 1,0 PHÒNG GD – ĐT ĐÔNG HƯNG ®Ò kiÓm tra cHäN NGUåN HäC SINH giái TRƯỜNG THCS HỢP HƯNG M¤N NG÷ V¡N 8 n¨m häc 2021 - 2022 Thời gian làm bài :120 phút Câu I: (6,0 điểm). Người ăn xin. Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. ( Theo Tuốc- ghê- nhép, SGK Ngữ văn 9, tập một, 2007, tr22 ) Từ nội dung câu chuyện trên, em hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống. Câu 3: (14,0 điểm). Kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn-xi: “Đó là kiệt tác của bác Bơ-men”. Theo em Chiếc lá cuối cùng ấy có phải là một kiệt tác không? Hãy chứng minh. Hết Trang 30
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (6,0 điểm). A- Yêu cầu về nội dung: + Bài làm có thể viết theo nhiều cách, song cơ bản đạt được những nội dung sau: + Vấn đề nghị luận: Bàn về việc cho và nhận trong cuộc sống. + Ý nghĩa của câu chuyện: Kể về việc cho và nhận của cậu bé và ông lão ăn xin. Qua đó, nhằm ngợi ca cách ứng xử đẹp, nhân ái giữa con người với con người. * Bàn luận: + Suy ngẫm về việc cho và nhận của cậu bé và ông lão. + Suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống. Cho và nhận đâu chỉ là vật chất, có thể chỉ là tinh thần, một câu nói, một cử chỉ, một lời động viên chân thành nhưng ý nghĩa vô cùng lớn lao. + Rút ra bài học: Thái độ khi cho và nhận cần chân thành và có văn hóa. + Kết bài: Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân đối với những người xung quanh. B- Yêu cầu kĩ năng: + Lập văn bản nghị luận xã hội có bố cục 3 phần rõ ràng. + Biết vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, bình luận đánh giá vấn đề. + Xác lập ý ( luận điểm) sáng tỏ chặt chẽ, lô gic. + Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục, hạn chế mắc các lỗi về văn bản. + Tư liệu: Dựa vào văn bản và đời sống thực tế. Biểu điểm: - Điểm 5,5 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát. - Điểm 3,5 5: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt. - Điểm 1,5 3: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận chưa chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 0,5 1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được 1/2 yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0: Để giấy trắng Câu 2: (14,0 điểm). 1.Về kĩ năng: (2,0 đ) - Viết đúng kiểu bài lập luận chứng minh ; - Bài viết có kết cấu, lập luận chặt chẽ; dẫn chứng rõ ràng; - Bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối ; diễn đạt trôi chảy ; - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 2. Về nội dung: (8,0 đ) a) Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề cần chứng minh b) Thân bài (7,0 đ) Khẳng định “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác, vì: - Nó được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt. (1,0đ) Trang 31
  7. - Nó có giá trị nhân sinh (cứu người). (1,0đ) - Cái giá của nó quá đắt: cứu được một người nhưng lại cướp đi mạng sống của chính người tạo ra nó. (1,0đ) - Là kết tinh của trái tim nhân đạo và nghệ thuật. (1,0đ) - Đảo ngược tình thế của câu chuyện, làm cho câu chuyện bất ngờ hấp dẫn. (1,0đ) - HS lấy được dẫn chứng có trong tác phẩm để chứng minh cho các luận điểm trên. (2,0đ) c) Kết bài: (0,5đ) khẳng định lại vấn đề. * Lưu ý: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó giám khảo (GK) có thể vận dụng linh họat, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); - GK nên khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí. Có thể thưởng điểm cho các bài viết sáng tạo song không vượt quá khung điểm của mỗi câu theo quy định. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC 2021 - 2022 Họ và tên (Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề) Số báo danh Đề có 1 trang, 2 câu Câu 1 (4,0 điểm): HAI HẠT MẦM Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Trang 32
  8. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Theo Hạt giống tâm hồn) Suy nghĩ của em về những cách sống được gợi ra từ câu chuyện trên. Câu 2 (6,0 điểm). Có ý kiến cho rằng “ Ngắm trăng (Vọng nguyệt ) là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ thực tế cảm nhận bài thơ Ngắm trăng, hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 HƯỚNG DẪN CHUNG: - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. Đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm Câu 1 I. Yêu cầu về kĩ năng (4,0 điểm) - Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội bàn về những cách sống được gợi ra từ nội dung một câu chuyện. - Bài văn có bố cục và cách trình bày hợp lý, hệ thống luận điểm rõ ràng, các ý triển khai tốt, dẫn chứng phù hợp. - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về nội dung và cho điểm. 1. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận 0,25 Con người với những lựa chọn về cách sống, lẽ sống Ý nghĩa của những sự lựa chọn ấy được đề cập qua câu chuyện Hai hạt mầm 2. Thân bài: a. Tóm tắt nội dung, giải thích ý nghĩa câu chuyện 0,5 - Tóm tắt: Có hai hạt mầm, hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng đã mọc lên; hạt mầm thứ hai sợ 0,5 Trang 33
  9. hãi đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im chờ đợi, kết cục bị gà mổ - Giải thích: Câu chuyện đã gợi ra những cách sống và kết cục mà nó mang lại cho con người. Hạt mầm thứ nhất tượng trưng cho những con người sống có ước mơ, niềm tin, luôn mong muốn những điều 0,75 tốt đẹp trong trương lai, dám đối đầu với những khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng ; hạt mầm thứ hai gợi liên tưởng đến những kẻ sống thụ động, hèn nhát, không dám ước mơ, ngại đối đầu với những khó khăn, thử thách b. Trình bày suy nghĩ: - Cách sống thứ nhất từ hình tượng hạt mầm “Tôi muốn ” 0,75 Đó là một cách sống tốt đẹp, cuộc đời đáng sống, rất đáng để trân trọng: Vì ước mơ, niềm tin và lòng dũng cảm là sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn, là động lực thôi thúc con 0,5 người tìm tòi, khám phá, giúp họ suy nghĩ và hành động tích cực, làm cho cuộc sống thực sự có ý nghĩa và thành công luôn chờ đợi họ phía trước - Cách sống thứ hai từ hình tượng “Tôi sợ ” Đó là một cách sống vô vị, nhàm chán, cuộc đời không đáng sống. Vì lối sống thụ động thu mình, thiếu niềm tin là những kẻ thù đáng sợ của con người, nó sẽ làm cho con người trở nên yếu hèn, ngại 0,5 khó, không dám nghĩ, dám làm . c. Liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động: - Trong cuộc sống, bên cạnh những người sống tích cực, lạc quan .vẫn còn không ít những người luôn bi quan, chỉ nghĩ đến những điều trở ngại, không dám ước mơ, không có niềm tin, dễ bỏ cuộc Ngoài ra có những người cóa ước mơ nhưng nhỏ nhặt, vị kỉ hoặc quá xa vời, viễn vông họ cũng dễ dàng bị đào thải trước cuộc sống. - Khó khăn, thử thách là điều không tránh khỏi, hãy luôn mạnh mẽ vươn lên trong mọi hoàn cảnh, hãy biết ước mơ và dũng cảm hành động để biến ước mơ thành hiện thực, để sống có ý nghĩa và có ích cho đời 3. Kết bài. Câu chuyện là một bức thông điệp nhân sinh giàu ý nghĩa Hãy từ bỏ lối sống tiêu cực, lựa chọn cách sống tích cực, cách suy nghĩ tích cực nhất để bản thân ngày càng hoàn thiện. Câu 2 I. Yêu cầu về kĩ năng: (6,0 điểm) - HS biết cách làm một bài nghị luận văn học giải thích kết hợp Trang 34
  10. chứng minh để làm sáng tỏ một ý kiến bàn về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. - Bố cục bài làm chặt chẽ, hợp lý, đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Giải thích rõ ràng, phân tích dẫn chứng đúng hướng. - Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, có cảm xúc. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về nội dung và cho điểm A. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận 0,5 Những nét cơ bản về tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt), trích dẫn ý kiến bàn về bài thơ B. Thân bài: 1. Giải thích thừa nhận ý kiến. - Vượt ngục: thoát khỏi chốn lao tù để được tự do; vượt ngục bằng tinh thần: hướng đến tự do, tự trong tâm tưởng. Ý kiến trên muốn nói: bài thơ Ngắm trăng đã thể hiện sự tự do trong tinh thần của Bác. 0,5 Tuy thân tại ngục tù nhưng tinh thần của người không hề bị trói buộc mà vẫn luôn hướng về thế giới bên ngoài hòa nhịp với thiên nhiên, cuộc sống - Ý kiến nhận xét hoàn toàn có cơ sở: ngoài bìa tập Nhật kí trong tù Bác viết: “ Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” (Đề từ). Và Ngắm trăng là một trong những bài thơ đã nêu cao tinh thần đó. Cuooj ngắm trăng ở trong tù không chỉ cho thấy tình yêu thiên nhiên 0,5 sâu sắc ở Bác mà còn toát lên một sức mạnh tinh thần to lớn – tinh thần thép, khát vọng tự do và luôn hướng đến tự do ở người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bào của ngục tù 2. Chứng minh: Ngắm trăng là một cuộc vượt ngục về tinh thần. 2.1. Tinh thần “vượt ngục” thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi những điều kiện khó khăn trong tù để hướng tới vẻ đẹp của vầng trăng. - Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt (Trong tù không rượu cũng không hoa): Người đang là một tù nhân bị đày đọa, cực khổ, thiếu thốn; việc nhắc đến rượu, hoa cho thấy Người không hề vướng bận bởi những nặng nề về vật chất mà tâm hồn vẫn thoải mái, 1,0 tự do, vẫn ung dung, khát khao, thèm được tận hưởng cảnh đẹp (phân tích điệp ngữ không, thi liệu cổ điển rượu, hoa .) - Tâm trạng bối rối, xốn xang của Người (Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ): Trước cảnh trăng đẹp, Bác băn khoăn không biết lấy gì để Trang 35
  11. thưởng trăng cho xứng; sự áy náy cho thấy tâm hồn nghệ sĩ đích thực , tình yêu thiên nhiên đến say mê, sự rung động mãnh liệt của trái tim Người dù đang là tù nhân. (Đối chiếu câu thơ dịch với phần 1,0 phiên âm) 2.2. Ý thức “vượt ngục” càng thể hiện rõ ở cuộc giao hòa thú vị giữa người tù – thi sĩ với vầng trăng. - Cảnh ngắm trăng diễn ra rất đặc biệt (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ): Người đã thả tâm hồn mình vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến ngắm trăng sáng, vầng trăng tự do cũng vượt qua song sắt để tìm đến nhòm – ngắm lại nhà thơ trong tù; Người và trăng chủ động tìm nhau, cảm xúc thăng hoa, tình cảm song phương mãnh liệt, gắn bó, thân thiết như những người 1,0 bạn tri âm, tri kỉ (chú ý phân tích nghệ thuật nhân hóa, phép đối ) - Cuộc giao hòa thú vị cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù chiến sĩ và thi sĩ: Bác không chút bận tâm về sự thiếu thốn, gian khổ, bất chấp sự ngăn cản thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng, tìm đến với ánh sáng của vầng trăng, của thế giới tự do và cái đẹp; nhà tù chỉ có thể giam cầm được thể xác chứ không thể giam giữ được tinh thần của Người, Người đã có một cuộc thưởng trăng ý 1,0 nghĩa, trọn vẹn, một cuộc vượt ngục bằng thơ, một cuộc vượt ngục về tinh thần rất đáng khâm phục C. Kết bài: - Khẳng định lại ý kiến, khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ Ngắm trăng, liên hệ vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của Hồ Chí Minh qua thơ Người - Trách nhiệm của bản thân trong tiếp thu, giữ gìn thơ Bác, học tập 0,5 và làm theo tư tưởng, đạo đức của Người Trang 36