Bộ đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

Câu 2: (8,0 điểm).
a) Em hiểu gì về phẩm chất người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam
qua các văn bản: “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ”( Nguyên Hồng), “Tức nước vỡ bờ”( Ngô Tất Tố)? (2,5 điểm).
b) Viết một đoạn văn (6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác Hồ (trong văn bản “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh) có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân câu cảm thán đó (5,5 điểm).
pdf 410 trang Hải Đông 21/02/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_8_co.pdf

Nội dung text: Bộ đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HSG MÔN HUYỆN GIA LỘC: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2018-2019 Ngày Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (2,0 điểm). Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió (Trích “Quê hương” - Tế Hanh) Câu 2: (8,0 điểm). a) Em hiểu gì về phẩm chất người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua các văn bản: “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ”( Nguyên Hồng), “Tức nước vỡ bờ”( Ngô Tất Tố)? (2,5 điểm). b) Viết một đoạn văn (6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác Hồ (trong văn bản “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh) có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân câu cảm thán đó (5,5 điểm). Câu 3: (10,0 điểm). Kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn-xi “Đó là kiệt tác của cụ Bơ-men”. Theo em, chiếc lá cuối cùng ấy có phải là một kiệt tác không? Hãy chứng minh. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  2. PHÒNG GD&ĐT ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN GIA LỘC Môn: Ngữ văn lớp 8 Năm học: 2018 - 2019 Câu Nội dung Điểm 1 a) Chỉ được biện pháp tu từ trong 2 câu thơ: so sánh và nhân hóa. 0,5 b) Phân tích giá trị: - Sự so sánh liên tưởng độc đáo của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc hiện lên với vẻ đẹp bất ngờ, lãng mạn, thơ mộng, lớn lao và 1,0 thiêng liêng hơn. Cánh buồm đã trở thành biểu tượng của linh hồn làng chài, quê hương của Tế Hanh. - Nhờ có các biện pháp ấy mà nhà thơ Tế Hanh đã vẽ được chính xác cái hình và cản nhận tinh tế cái hồn của sự vật. 0,5 2 a) Qua những nhân vật người vợ, người mẹ trong các tác phẩm Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ chúng ta thấy sáng ngời những phẩm 2,5 chất cao quý của người mẹ - người phụ nữ Việt Nam. Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con dù trong những hoàn cảnh đau đớn tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình chống lại bọn bạo tàn để bảo vệ gia đình. a) HS đảm bảo các yêu cầu sau: * Về kĩ năng: (1,0 điểm). - Viết đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ. Đúng thể thức của đoạn văn.
  3. - Đảm bảo đúng số lượng câu theo quy định. - Văn phong lưu loát. Ít sai lỗi câu từ, chính tả . * Về nội dung: (4,5 điểm) - Bài thơ Ngắm trăng được Bác viết trong hoàn cảnh đặc biệt: trong 1,0 ngục tù, mọi thứ đều thiếu thốn, bị đọa đầy cả về thể xác lẫn tinh thần. - Cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy không làm Bác vướng bận, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, thèm được tận hưởng ánh trăng. Với tư thế “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”, người chiến sĩ cách mạng đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng sáng, để giao hòa với trăng. - Đó là một cuộc vượt ngục về tinh thần, cho thấy sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ cách mạng. Vượt trên xiềng xích, đói rét của chế độ nhà 1,0 tù, người chiến sĩ cách mạng vẫn để tâm hồn mình bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm. - Bài thơ Ngắm trăng cho ta thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, một biểu hiện của tinh thần thép, là sự tự do 1,0 nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù. - Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và gạch chân. 1,0
  4. 1,0 0,5 1.Về kĩ năng: (2,0 đ) - Viết đúng kiểu bài lập luận chứng minh ; - Bài viết có kết cấu, lập luận chặt chẽ; dẫn chứng rõ ràng; - Bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối ; diễn đạt trôi chảy ; - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 2. Về nội dung: (8,0 đ) a) Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề cần chứng minh b) Thân bài (7,0 đ) Khẳng định “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác, vì: - Nó được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt. (1,0đ) 3 - Nó có giá trị nhân sinh (cứu người). (1,0đ) (10) (10,0) - Cái giá của nó quá đắt: cứu được một người nhưng lại cướp đi mạng sống của chính người tạo ra nó. (1,0đ) - Là kết tinh của trái tim nhân đạo và nghệ thuật. (1,0đ) - Đảo ngược tình thế của câu chuyện, làm cho câu chuyện bất ngờ hấp dẫn. (1,0đ) - HS lấy được dẫn chứng có trong tác phẩm để chứng minh cho các luận điểm trên. (2,0đ) c) Kết bài: (0,5đ) khẳng định lại vấn đề. * Lưu ý: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó giám khảo (GK) có thể vận dụng linh họat, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài
  5. làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); - GK nên khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí. Có thể thưởng điểm cho các bài viết sáng tạo song không vượt quá khung điểm của mỗi câu theo quy định. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO NĂM HỌC 2017-2018 TẠO ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh chiếc lá trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri. Câu 2 (3,0 điểm) Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ và hỏi: - Các em có thấy đây là gì không? Tức thì cả hội trường vang lên: - Đó là một dấu chấm. Ngài hiệu trưởng hỏi lại: - Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Ngài kết luận: - Thế đấy con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.
  6. xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường” - Từ cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm trong lòng mẹ, nhà văn nêu lên một nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: “ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Dường như mọi giác quan của chú bé như thức dậy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực , êm dịu khi ở trong lòng mẹ. Chú không nhớ mẹ đã hỏi gì và chú đã trả lời những gì. Niềm sung sướng lên tới cực điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ. c. Kết bài: - Tình thương mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Nó mở ra 0.5 trước mắt chúng ta cả một thế giới tâm hồn phong phú của bé. Thế giới ấy luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của nó. - Trích dẫn và khẳng định lại nhận định Lưu ý: - Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm trên, tránh đếm ý cho điểm. - Cần đánh giá cao sự sáng tạo, có cách cảm nhận, đánh giá sâu săc. 395
  7. UBND HUYỆN VĂN LÃNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GD&ĐT VĂN LÃNG NĂM HỌC: 2016 -2017 Môn thi: Ngữ văn lớp 8 THI CHÍNH TH C ĐỀ Ứ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I - Mục tiêu đề kiểm tra: 1. Kiến thức: - Nghị luận một vấn đề trong cuộc sống: Sự thờ ơ, lãnh đạm của con người trước những hành động của kẻ xấu trong xã hội. - Vận dụng kiến thức của văn học dân gian và các tác phẩm văn học viết đã học để chứng minh các giá trị nhân đạo và phê phán trong nền văn học Việt Nam. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội và văn nghị luận văn học của kiểu văn nghị luận giả thích và chứng minh. 3. Thái độ: Giáo dục lòng hướng thiện, đồng cảm với những số phận bất hạnh, biết giúp đỡ người khác và thể hiện thái độ căm phẫn trước cái ác. II - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận III - Ma trận đề Mức độ Vận dụng Nhận Thông Cộng biết hiểu Thấp Cao Chủ đề 396
  8. Nghị luận Nghị luận một xã hội vấn đề trong cuộc sống: Sự thờ ơ, lãnh đạm của con người trước những hành động của kẻ xấu trong xã hội Số câu: 1 1 Số điểm: 8 8 % 40 40 Nghị luận Vận dụng kiến văn học thức của văn học dân gian và các tác phẩm văn học viết đã học để chứng minh các giá trị nhân đạo và phê phán trong nền văn học Việt Nam Số câu: 1 1 Số điểm: 12 12 % 60 60 Tổng Số câu: 1 1 2 Số điểm: 12 8 20 % 60 40 100 397
  9. UBND HUYỆN VĂN LÃNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GD&ĐT VĂN LÃNG NĂM HỌC: 2016 -2017 Môn thi: Ngữ văn lớp 8 THI CHÍNH TH C ĐỀ Ứ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 câu/01 trang Câu 1 (8 điểm): M. Luther King - nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi giữa thế kỉ thứ XX đã nói: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em qua câu nói trên? Câu 2 (12 điểm): Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Hết Họ và tên: , Lớp Số báo danh: 398
  10. UBND HUYỆN VĂN LÃNG HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2016 -2017 Môn thi: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 399
  11. (Hướng dẫn chấm gồm 02 câu/02 trang) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Yêu cầu chung: Học sinh vận dụng thực tiễn cuộc sống để giải thích và có dẫn chứng một số câu chuyện thực tế nhằm chứng (8 điểm) minh rõ nhận định. Bài văn phải có bố cục mạch lạc, chặt chẽ. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các phần cơ bản sau đây: 1,0 * Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận. - Dẫn câu nói của M. Luther King. * Thân bài: - Giải thích các từ ngữ của và ý nghĩa của câu nói: + “Xót xa” là một trạng thái mà con người cảm thấy bất lực, muốn khóc nhưng nước mắt chẳng chảy, muốn có một hành 0,25 động nào đó để xoa dịu nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu trước một sự kiện hay một hành động của ai đó. + “Người xấu” là những thế lực đen tối, gian ác đang hủy hoại cuộc sống hạnh phúc của con người. Bất kể trong xã hội nào cũng đều có kẻ ác. + “Người tốt” là những người có lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng 0,25 giúp đỡ người hoạn nạn, việc họ làm luôn nghe theo sự mách bảo của lương tâm, là người luôn có trách nhiệm trong hành động cũng như lời nói của mình. + “Sự im lặng đáng sợ của người tốt” đối với lời nói và hành 0,25 động của kẻ xấu là một lối sống vô cảm, thiếu sự quan tâm với những người xung quanh của một số người trong xã hội. - Nguyên nhân về sự im lặng của người tốt: + Họ im lặng vì cảm thấy cô độc khi thực hiện việc nghĩa mà không có được sự đồng cảm hay ủng hộ của số đông, sợ bị số đông chế nhạo. 0,25 400
  12. + Họ im lặng để phục vụ cho cái tôi ích kỷ của bản thân và vì sợ chính mình phải chịu tổn thất nặng nề. + Họ im lặng vì sự bất lực của bản thân trước mặt bằng chung của xã hội. + Vì họ mất niềm tin vào công lý mà những người thực hiện 0,5 công lý dựa theo tiêu chuẩn của đồng tiền. - Hậu quả: + Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh 0,5 của những kẻ không có trái tim con người. + Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công 0,5 việc. - Giải pháp để không còn sự im lặng của người tốt đối với những hành động của kẻ xấu: 0,5 + Kêu gọi ý thức của mỗi cá nhân hãy đứng lên để bênh vực sự thiện, đừng vì những nỗi sợ, lo âu mà để cho sự ác hoành hành. + Những nhà chức trách, những nhà quản lý hãy mạnh tay với 0,5 những kẻ xấu, đừng để thế lực của đồng tiền lấn át tiếng nói của lương tâm. - Lật lại vấn đề câu nói trên: Xã hội nước ta hiện nay vẫn có nhiều tấm gương dám đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, không thờ ơ với những cái ác trong cuộc sống. 0,5 * Kết bài: - Khẳng định câu nói không chỉ đúng với cuộc sống đương thời mà M. Luther King đã sống mà còn hiển hiện ngay trong xã hội hiện đại ngày nay. - Chúng ta không bi quan hay an phận với cuộc sống hiện tại. 0,5 Ngược lại, hãy luôn ý thức sự cao quý của con người là “bản tính thiện”, hãy mạnh dạn đứng lên, để cho bản năng “thiện” trong con người được hành động, nhằm tiêu diệt cái ác đang 0,5 hoành hành. 401
  13. 1,0 1,0 Câu 2 Yêu cầu chung: Học sinh vận dụng kiến thức của văn học dân gian và các tác phẩm văn học viết đã học để chứng minh các (12 nhận định, luận điểm. Bài văn phải có bố cục rõ ràng, mạch điểm) lạc, chặt chẽ. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các phần cơ bản sau đây: * Mở bài: 0,75 - Văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. 0,75 - Khẳng định trong văn học dân gian và các tác phẩm văn học viết luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. * Thân bài: - Văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân”. 1,5 + Dẫn chứng các chuyện cổ tích, truyền thuyết 1,5 + Dẫn chứng các câu ca dao. 1,5 + Dẫn chứng các tác phẩm viết. - Văn học của dân tộc ta nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. 1,5 + Dẫn chứng các chuyện cổ tích, truyền thuyết. 1,5 + Dẫn chứng các câu ca dao. + Dẫn chứng các tác phẩm viết. * Kết bài: 402
  14. - Nêu những suy nghĩ của bản thân. 1,5 - Khẳng định các giá trị nhân đạo và phê phán trong nền văn học Việt Nam. 0,75 0,75 Lưu ý: Học sinh có thể khai thác theo tác phẩm để chứng minh cùng lúc 2 luận điểm, nhưng các luận cứ, luận chứng phải phù hợp với các luận điểm theo yêu cầu đề bài. Ngày 04 tháng 01 năm Ngày 04 tháng 01 năm Ngày tháng 01 năm 2017 2017 2017 Người ra đề Người thẩm định Lãnh đạo duyệt Lương Ngọc Tuấn Nông Thị Yêu Bế Thăng Long 403
  15. PHÒNG GD&ĐT THUẬN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THÀNH Năm học: 2017-2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian: 120 phút 404
  16. Câu 1: ( 4 điểm) Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ? Câu 2: ( 4 điểm) Em hãy viết một đoạn văn phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” (Từ Ấy- Tố Hữu) Câu 3: ( 12 điểm) Lòng yêu thương con người là một trong những nội dung quan trọng được các nhà văn luôn quan tâm thể hiện trong các sáng tác của mình. Qua các tác phẩm và đoạn trích được học “ Lão Hạc” của Nam Cao, “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, em hãy làm sáng tỏ. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). 405
  17. PHÒNG GD-ĐT THUẬN THÀNH HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2017-2018 A. HƯỚNG DẪN CHUNG: Do yêu cầu của kỳ thi và đặc thù môn thi, giám khảo cần: 1. Vận dụng “ hướng dẫn chấm” phải linh hoạt , chủ động, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi, đặc biệt khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, có phong cách. 2. Đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài trên cả hai phương diện : kiến thức, kỹ năng. 3. “ Hướng dẫn chấm” chỉ nêu những ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể. 4. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT. Hướng dẫn chấm Thang điểm Câu 1 Trả lời được một số ý cơ bản : Sự vui vẻ, thoải mái, thích thú khi được sống giữa non xanh nước biếc người xưa gọi là “thú lâm tuyền” ( “lâm” là rừng, “tuyền” là suối) 1 - Tình yêu thiên nhiên, vui sống giữa thiên nhiên của Bác Hồ và Nguyễn Trãi có những nét giống và khác nhau: 406
  18. + Giống nhau : Cả hai đều thích hoà hợp với thiên nhiên, cảnh vật, đều vui thú với rừng núi, khe suối, đều tìm thấy giữa chốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao hợp với cách sống của mình . 1 + Khác nhau : “Thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ muốn tìm đến chốn rừng suối để ẩn dật, để quên đi những vinh nhục của đời người, để lánh xa cõi đời bất công và để ngâm thơ nhàn . Còn “thú lâm tuyền” của Hồ Chí Minh lại mang tư tưởng của một người chiến sĩ cách mạng: Bác nhận thức được sâu sắc vẻ đẹp của cuộc đời cách mạng cùng với “thú lâm tuyền” giúp ta cảm nhận được: Với Bác làm 1 cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. 1 2 Học sinh viết được đoạn văn cảm thụ với các ý cơ bản sau: - Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ và các phép tu từ trong đoạn thơ. 0.5 407
  19. - Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ: + Hai câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ “ bừng nắng hạ”( sự giác ngộ ở trong lòng), “ mặt trời chân lí”( lí tưởng cách mạng): Là những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc di n t s p, sang ng i c ng cách m ng. ễ ả ự cao đẹ ờ ủa lý tưở ạ Đó là sự giác ngộ , sự nhận thức sâu sắc bằng lí trí của người chiến sĩ cách mạng. 1.5 + Hai câu sau sử dụng nghệ thuật so sánh: “ hồn tôi là một vườn hoa lá” là biện pháp nghệ thuật so sánh độc đáo với từ so sánh “là” mang ý nghĩa khẳng định, đem cái trừu tượng “hồn tôi” so sánh với hình ảnh cụ thể “ vườn hoa lá”: tất cả toát lên niềm vui sướng tràn ngập của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng. 1.5 - Khẳng định tác dụng của các biện pháp tu từ trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của đoạn thơ. 0.5 3 * Yêu cầu chung: Học sinh viết được bài văn nghị luận làm sáng tỏ tình yêu thương con người qua các tác phẩm truyện và đoạn trích: “Lão Hạc” của Nam Cao, “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng. Bài viết có luận điểm rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, lời văn mạch lạc. * Yêu cầu cụ thể: A. Mở bài.(1đ) - Dẫn dắt và giới thiệu được vấn đề: Lòng yêu thương con người là 1 một trong những nội dung nổi bật có tính truyền thống của văn học 408
  20. Việt Nam và được thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm truyện và đoạn trích . B.Thân bài.(10đ) a. Giải thích nội dung “ Lòng yêu thương con người”: Đó chính là thái độ của nhà văn đối với con người và cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm: Quan tâm đến số phận cuộc sống con người, trân trọng, phát hiện phẩm chất tốt đẹp của con người, đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, phá hoại hạnh phúc của con người . 1 b.Lòng yêu thương con người qua ba tác phẩm và đoạn trích: Cả 3 tác phẩm đều nâng niu trân trọng , ca ngợi phẩm chất tốt đẹp 5 của con người: - Trân trọng , nâng niu tình mẫu tử: Mẹ con bé Hồng - Tình phụ tử: Lão Hạc thương con - Trân trọng tình cảm vợ chồng thủy chung, sâu sắc. Tình láng giềng đầy tình người: Ông giáo và Lão Hạc chia sẻ với nhau mọi niềm vui , nỗi buồn Bà lão láng giềng giúp chị Dậu từng bát gạo lúc khó khăn - Các nhà văn phát hiện và ca ngợi nhân cách , phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong cảnh nghèo khổ: Chị Dậu yêu: thương chồng , phản kháng quyết liệt để bảo vệ chồng. Lão Hạc: nhân hậu, thương con, tự trọng Lên án, tố cáo các thế lực đen tối để đòi quyền sống cho con người. - Tố cáo chế độ sưu thuế dã man, bọn cường hào ác bá ở nông thôn qua tên cai lệ- đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”. - Phê phán hủ tục gây đau khổ cho con người: hủ tục cưới xin trong “ Lão Hạc” - Định kiến khắt khe với người phụ nữ trong “ Trong long mẹ” 2 409
  21. Cái nhìn khoan dung nhân hậu của các nhà văn khi nhìn nhận, đánh giá con người: Xuất phát từ sự cảm thông, tình yêu thương. - Mẹ bé Hồng là người phụ nữ vô tội, là nạn nhân của cổ tục. ( Bé Hồng không ghét mẹ, không lên án mẹ mà rất yêu thương mẹ) “ nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ” “ chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi ” - Nhà văn Nam Cao qua nhân vật ông giáo luôn cảm thông với 2 cuộc đời bất hạnh, cảm thông nỗi đau của Lão Hạc. Nhà văn đó phát biểu suy nghĩ về cách nhìn nhận đánh giá con người: với người nông dân thì phải “ cố mà hiểu họ” thì mới thấy họ là những người đáng thương và có bản tính tôt. - Nhà văn Ngô Tất Tố khi nhìn nhận đánh giá nhân vật của mình ông tập trung vào hoạt động của nhân vật: Với Chị Dậu hành động đi từ nhẹ nhàng đến dứt khoạt. Qua đó thể hiện sự cảm thông của nhà văn với hoàn cảnh bế tắc bị dồn vào đến đường cùng của nhân vật. Thể hiện sự trân trọng , niềm tin về 1 lớp người có đủ dũng khí để đứng lên chống chọi. >> Thể hiện được lòng yêu thương con người. 410
  22. C.Kết luận.(1đ) - Khẳng định và nâng cao vấn đề nghị luận. 1 *Lưu ý : Trên chỉ là những gợi ý. Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên vận dụng đáp án linh hoạt để cho điểm. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. 411