Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Phòng GD và ĐT Sầm Sơn (Có đáp án)
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao tiếng kim đồng hồ tích tắc, tích tắc lại trở thành tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người?
Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao tiếng kim đồng hồ tích tắc, tích tắc lại trở thành tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Phòng GD và ĐT Sầm Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_ngu_van_lop_8_na.docx
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Phòng GD và ĐT Sầm Sơn (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ SẦM SƠN NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề). PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc Hai tiếng động nhỏ bé kia Hơn mọi ầm ào gầm thét Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người Đó là thời gian Nó báo hiệu mỗi phút giây qua đi không trở lại Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu Thời gian – đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau Thời gian – đó là chiều dày những trang ta viết (Cho Quỳnh những ngày xa, Di cảo Lưu Quang Vũ) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao tiếng kim đồng hồ tích tắc, tích tắc lại trở thành tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người? Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất trong các câu thơ sau: Thời gian – đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau Thời gian – đó là chiều dày những trang ta viết Câu 4. Theo em, hai cách cảm nhận về thời gian trong đoạn thơ trên sẽ chi phối như thế nào tới cuộc sống của con người? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề quý trọng thời gian. Câu 2. (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Một tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng ẩn tàng trong đó cái khả năng khơi dậy chất người trong con người và khích lệ con người vượt lên chính nó. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao (Ngữ văn 8, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). Hết .
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ SẦM SƠN NĂM HỌC: 2023 - 2024 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm ĐỌC HIỂU 6.0 1 - Thể thơ: tự do 0,5 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 2 - Tiếng kim đồng hồ tích tắc, tích tắc lại trở thành tiếng động 1,0 khủng khiếp nhất đối với con người vì với con người nói chung, thời gian báo hiệu mỗi phút giây qua đi không trở lại, nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối. I 3 - Biện pháp nghệ thuật nổi bật: 0,5 + Điệp cấu trúc: thời gian – đó là - Tác dụng: + Tăng hiệu quả diễn đạt, tạo giọng điệu hối hả, thúc giục. 0,5 + Thể hiện được cảm nhận riêng, quan niệm riêng về thời gian của 1,0 tác giả: Đó là thời gian của những yêu thương, sẻ chia khiến con người hạnh phúc; là những cống hiến, sáng tạo của mỗi người giúp cuộc đời trở nên hữu ích; từ đó nhắc nhở về việc cần trân trọng thời gian. 4 - Mỗi cách cảm nhận thời gian sẽ tạo ra sự chi phối khác nhau với con người: + Khi xem thời gian là báo hiệu mỗi giây phút trôi qua đi không 1,0 trở lại/ Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối tức là con người đón mỗi năm tháng ngày giờ như một phép trừ dần vào quỹ thời gian của cuộc đời mình, như một hành trình đến với cái chết. Cách nghĩ ấy khiến cuộc sống con người bi quan, tiêu cực. + Khi cảm nhận thời gian theo chiều dài những ngày ta sống bên 1,0 nhau, chiều dày những trang ta viết có nghĩa là cuộc đời con người như được nối dài ra bởi phép cộng của những yêu thương, sẻ chia, cống hiến, sáng tạo Cách cảm nhận này sẽ giúp con người lạc quan, yêu đời, được hạnh phúc và hữu ích. TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0 Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề 4,0 quý trọng thời gian a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn khoảng 200 chữ, có đủ các phần 0,25 mở đoạn, phát triển đoạn; lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn II 1 văn theo hướng sau : * Giải thích - Quý trọng thời gian: đề cao tầm quan trọng, quý giá của thời gian 0,25
- đối với cuộc sống con người nhằm thúc đẩy con người để tránh làm mất hoặc lãng phí thời gian. Bên cạnh đó còn là việc biết sử dụng thời gian một cách hợp lí, làm những việc có ích. * Bàn luận -Thời gian qua đi sẽ không thể quay lại, nếu lãng phí thời gian, 0,5 chúng ta sẽ đánh mất đi những cơ hội quý giá khiến bản thân phải hối tiếc. Thời gian vô hạn nhưng cuộc sống của con người là hữu hạn. Chúng ta chỉ có một quỹ thời gian nhất định nên cần biết trân trọng, sử dụng hợp lí thời gian. - Khi biết tiết kiệm và sử dụng thời gian hợp lí, chúng ta sẽ làm 0,5 được nhiều điều có ý nghĩa cho bản thân và xã hội. Việc quý trọng thời gian của bản thân cũng sẽ giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn và quý trọng thời gian của người khác. - Biết quý trọng thời gian giúp ta đạt được mục tiêu, ước mơ, khát 0,5 vọng, hoàn thiện bản thân, chạm tới thành công, hạnh phúc, cũng như tận hưởng được trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống. - Dẫn chứng: Thí sinh lấy dẫn chứng minh họa cho việc tiết kiệm 0,5 và biết sử dụng thời gian hợp lí. - Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa biết quý trọng thời gian, lãng phí thời gian vào những việc làm vô ích, bỏ lỡ nhiều cơ hội 0,25 quý báu Những người này đáng bị phê phán. * Bài học nhận thức và hành động 0,5 - Rút ra bài học phù hợp - Liên hệ bản thân d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,25 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. Hãy làm rõ ý kiến: Một tác phẩm văn chương đích thực bao giờ 10,0 cũng ẩn tàng trong đó cái khả năng khơi dậy chất người trong con người và khích lệ con người vượt lên chính nó qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao). a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:Trình bày đầy đủ 0,25 các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lý nêu được vấn đề; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn, liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết 2 bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm: vận dụng các thao tác lập 9,0 luận, có sự kết hợp giữa các lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo các hướng sau: 1. Giải thích ý kiến 1,5 1.1. Giải thích 0,75 - Tác phẩm văn chương đích thực: tác phẩm văn chương có giá trị về nội dung và nghệ thuật, có sức sống bền lâu, tác động tích cực
- đến con người và cuộc sống. - Ẩn tàng: chứa đựng một cách kín đáo, phải có sự cảm nhận tinh tế mới có thể nhìn thấy và thấu hiểu. - Khơi dậy chất người trong con người: đánh thức, làm lộ ra năng lực, phẩm chất, những phần tốt đẹp trong con người. - Khích lệ con người vượt chính nó: cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh, giúp con người vượt lên những cái tầm thường, hạn hẹp để vươn lên những giá trị cao cả. => Với cách nói giàu hình ảnh, ý kiến đã khẳng định giá trị, sức mạnh của tác phẩm văn chương đích thực: có khả năng thanh lọc tâm hồn con người, nhân đạo hóa con người một cách kín đáo, thấm thía qua hình tượng nghệ thuật. 0,75 1.2. Lí giải - Con người là đối tượng, nội dung, mục tiêu của văn học. Khi khám phá về con người, văn học sẽ đem đến những bài học trông nhìn và thưởng thức, để con người nâng cao niềm tin vào bản thân, nhận ra chất người trong chính mình và những người xung quanh. Một tác phẩm văn học đích thực bao giờ cũng có khả năng định hướng, giúp con người biết phê phán cái xấu, cổ vũ cái tốt, nuôi dưỡng tình cảm đẹp, hoàn thiện nhân cách, vươn tới chân – Thiện – Mĩ. - Đồng thời với việc phản ánh hiện thực trong tác phẩm, tác giả còn bộc lộ tâm tự, nỗi niềm, gửi gắm, nhắn nhủ ước mơ khát vọng của chính mình và của rất nhiều người. Bởi vậy, những trang viết này dễ tìm được sự đồng điệu của người đọc, nhân lên niềm xúc dộng, lay thức, khơi dậy chất người. - Những bài học cuộc sống mà tác phẩm văn chương đích thực mang lại không phải là sự minh họa đơn giản, khô khan, dễ tìm, dễ thấy mà thấm đẫm cảm xúc và được ẩn mình sau hình thức nghệ thuật đặc sắc. 2. Từ hiểu biết về tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao để làm sáng 6,5 tỏ nhận định 2.1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5 - Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những tác phẩm 0,25 chân thực về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội - Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người 0,25 nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943 2.2. Chứng minh * Luận điểm 1: Truyện ngắn Lão Hạc đã khơi dậy chất người 3,5 trong con người qua việc tái hiện nhiều số phận nhân vật đau khổ, bi kịch nhưng vẫn sáng ngời vẻ đẹp nhân cách. - Số phận người nông dân 1,0 + Trang văn của Nam Cao đã tái hiện cuộc đời một lão Hạc quá nhiều bi kịch. Vợ lão mất sớm, lão một mình nuôi con trai; khi con đến tuổi lập gia đình thì lão không lo nổi tiền cưới vợ cho con để
- rồi đành nuốt nước mắt vào trong nhìn con đi đồn điền cao su. Lão quay quắt trong cô đơn, túng thiếu và cảm thấy day dứt bởi đã lừa bán cậu Vàng. Lão chọn cách đau đớn nhất, ám ảnh nhất để kết thúc cuộc đời mình – tử tự bằng bả chó. + Đó còn là cuộc đời nhiều nỗi buồn của con trai lão Hạc vì đã sớm mất mẹ lại không thể trọn vẹn với người anh yêu thương, phải tha hương không hẹn ngày về. Một Binh Tư cũng mang đến nỗi đau của người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa mà hành nghề trộm cắp. Và ngay cả vợ ông giáo cũng vì đói khổ mà chưa thấu hiểu người khác. - Số phận người trí thức 0,5 Ông giáo là hình ảnh tiêu biểu cho tầng lớp trí thức nghèo bấy giờ. Chuyện cơm áo gạo tiền đã buộc những người như ông giáo quên dần ước mơ, khát vọng, sống mòn với cuộc đời đang rỉ ra, “mốc lên. Có thể nói, truyện ngắn Lão Hạc đã ghi lại những kiếp người 0,25 bị vùi dập, giẫm đạp trong xã hội cũ. Qua đó, nhà văn thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội đương thời. - Nhưng sống trong nghèo đói, họ không bị cái bần hàn bài mòn 1,5 nhân phẩm. Vẻ đẹp nhân cách của những con người đau khổ đó vẫn tỏa sáng. + Ở lão Hạc, người đọc khám phá ra tình yêu con hết mực, tấm lòng nhân hậu, tình nghĩa, giàu lòng tự trọng, giàu đức hi sinh. Thí sinh lấy dẫn chứng trong tác phẩm để phân tích + Ở ông giáo, người đọc lại tìm thấy vẻ đẹp của sự chân thành, tin cậy, đồng cảm, sẻ chia, nhìn nhận người khác một cách đa chiều và thấu hiểu. Thí sinh lấy dẫn chứng trong tác phẩm để phân tích Nam Cao đã biết khám phá, biết nâng niu, trân trọng và ngợi ca 0,25 phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình. * Luận điểm 2: Với Lão Hạc, Nam Cao còn khích lệ con người 1,5 vượt lên chính nó - Lên án, phê phán, tố cáo cái xấu, cái ác, những thế lực đen tối chà 0,5 đạp lên cuộc sống con người. - Ca ngợi, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người; cổ 0,5 vũ con người hướng thiện, nâng cao niềm tin vào nhân cách. - Đưa ra cách nhìn đúng đắn về con người. 0,25 => Qua nội dung phản ánh và nội dung tư tưởng, tác phẩm Lão 0,25 Hạc thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, khơi dậy nhiều cảm xúc, suy ngẫm. * Luận điểm 3: Khả năng khơi dậy chất người, khích lệ con 1,0 người được ẩn tàng trong nghệ thuật đặc sắc của thiên truyện Lão Hạc - Ngôi kể thứ nhất (nhân vật ông giáo) giúp câu chuyện trở nên gần 0,75
- gũi chân thực, làm cho người đọc có cảm tưởng câu chuyện như đang diễn ra trước mắt. Tình huống truyện bất ngờ làm sáng ngời nhân cách của lão Hạc. Cách xây dựng nhân vật chân thực sinh động, từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt diễn biến tâm lí nhân vật của lão Hạc và ông giáo được miêu tả chi tiết, bất ngờ, có chiều sâu. Ngôn ngữ của truyện cô đọng, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại thể hiện rõ tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. => Viết về người nông dân và trí thức trước cách mạng tháng Tám, 0,25 Nam Cao đã bộc lộ tấm lòng của một con người đau đời và thương đời da diết bởi Nam Cao yêu thương những con người bị cuộc đời đày đọa. Lão Hạc cũng như bao tác phẩm khác của Nam Cao là tác phẩm văn chương đích thực, càng thử thách càng sáng ngời bởi giá trị nhân đạo, bởi khả năng cảm hóa, giáo dục mà chúng mang trong mình. 3. Đánh giá, mở rộng 1,0 - Khẳng định ý kiến đúng đắn: đưa ra một tiêu chuẩn để nhận biết, 0,5 đánh giá tác phẩm văn chương chân chính: giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa văn học và cuộc sống. - Bài học đối với người sáng tác, người tiếp nhận: 0,5 + Người sáng tác cần có tài năng, có nhiều trải nghiệm, có trách nhiệm với cuộc đời và trái tim yêu thương con người tha thiết mới có thể sáng tạo nên những tác phẩm văn chương đích thực. + Người tiếp nhận cần biết khai thác thế giới nghệ thuật sống động trong tác phẩm, phải sống với tác phẩm mới có thể đồng điệu và khám phá ra những giá trị của nó. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,25 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 20,0 Lưu ý: 1. Đây là hướng dẫn chấm mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.