Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2016-2017 môn Vật lí Lớp 8 - PGD&ĐT Thái Thụy

Bài 1. (3,0 điểm):

Một tàu hỏa đi qua một sân ga với vận tốc không đổi. Khoảng thời gian tàu hỏa đi qua hết sân ga (tức là khoảng thời gian tính từ khi đầu tàu ngang với đầu này của sân ga đến khi đuôi của nó ngang với đầu kia của sân ga) là 18 giây. Một tàu khác của chuyển động đều qua sân ga đó nhưng theo chiều ngược lại, khoảng thời gian đi hết sân ga là 14 giây. Xác định khoảng thời gian hai tàu này đi qua nhau (tức là thời điểm đầu hai tàu này ngang nhau đến khi hai đuôi tàu ngang nhau). Biết rằng hai tàu có chiều dài bằng nhau và đều bằng nửa chiều dài sân ga.

Bài 2. (5,0 điểm):

Cho hệ ròng rọc như hình vẽ 1.

Biết vật A có trọng lượng P = 400N, các ròng rọc giống nhau. Bỏ qua ma sát và khối lượng của dây nối.

     1. Bỏ qua khối lượng của các ròng rọc.

      a. Tính F để đưa vật chuyển động đều đi lên.

b. Khi vật A chuyển động đều đi lên 3cm thì F dời điểm đặt đi bao nhiêu?

     2. Vì ròng rọc có khối lượng nên hiệu suất của hệ thống là 80% 

a. Tính khối lượng của mỗi ròng rọc ?

b.  Các ròng rọc được mắc như  hình 2 thì hiệu suất của hệ thống bằng bao nhiêu? Nêu nhân xét 

docx 2 trang thanhnam 20/03/2023 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2016-2017 môn Vật lí Lớp 8 - PGD&ĐT Thái Thụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_nam_hoc_2016_2017_mon_vat_li.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2016-2017 môn Vật lí Lớp 8 - PGD&ĐT Thái Thụy

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN THÁI THUỴ NĂM HỌC 2016-2107 Môn thi: Vật lí 8 Thời gian làm bài 120 phút (Đề thi này gồm 2 trang) Bài 1. (3,0 điểm): Một tàu hỏa đi qua một sân ga với vận tốc không đổi. Khoảng thời gian tàu hỏa đi qua hết sân ga (tức là khoảng thời gian tính từ khi đầu tàu ngang với đầu này của sân ga đến khi đuôi của nó ngang với đầu kia của sân ga) là 18 giây. Một tàu khác của chuyển động đều qua sân ga đó nhưng theo chiều ngược lại, khoảng thời gian đi hết sân ga là 14 giây. Xác định khoảng thời gian hai tàu này đi qua nhau (tức là thời điểm đầu hai tàu này ngang nhau đến khi hai đuôi tàu ngang nhau). Biết rằng hai tàu có chiều dài bằng nhau và đều bằng nửa chiều dài sân ga. Bài 2. (5,0 điểm): Cho hệ ròng rọc như hình vẽ 1. Biết vật A có trọng lượng P = 400N, các ròng rọc giống nhau. Bỏ qua ma sát và khối lượng của dây nối. 1. Bỏ qua khối lượng của các ròng rọc. F F a. Tính F để đưa vật chuyển động đều đi lên. b. Khi vật A chuyển động đều đi lên 3cm A thì F dời điểm đặt đi bao nhiêu? 2. Vì ròng rọc có khối lượng nên hiệu suất Hình vẽ 2 của hệ thống là 80% a. Tính khối lượng của mỗi ròng rọc ? b. Các ròng rọc được mắc như hình 2 thì A hiệu suất của hệ thống bằng bao nhiêu? Nêu A Hình vẽ 1 nhân xét Bài 3. (3,0 điểm): Một người đi xe đạp với vận tốc không đổi 14,4 km/h trên đường nằm ngang sản ra công suất trung bình là 40W. 1. Tính lực cản chuyển động của xe. 2. Người này đạp xe lên một đoạn dốc 3% (cứ đi quãng đường 100m thì lên cao 3m). Muốn duy trì vận tốc như cũ thì người này phải sản ra công suất là bao nhiêu? Cho biết khối lượng của người và xe đạp là 60kg, lực cản chuyển động của xe không đổi. Bài 4.(2,0 điểm): 2 Tại đáy của một cái nồi hình trụ tiết diện S 1 = 10dm , người ta khoét một lỗ tròn và cắm vào đó một ống kim 2 loại tiết diện S 2 = 1 dm . Nồi được đặt trên một tấm cao su nhẵn, đáy lộn ngược lên trên, rót nước từ từ vào ống ở phía trên. Hỏi có thể rót nước tới độ cao H là bao nhiêu để nước không thoát ra từ phía dưới. h H (Biết khối lượng của nồi và ống kim loại là 3,6kg. Chiều cao của nồi là h = 20cm. Trọng lượng riêng của 3 nước dn = 10.000N/m ). 1
  2. Bài 5.(3,0 điểm): Một vật có khối lượng 486 gam làm bằng chất có khối lượng riêng 10,8 g/cm3. Thả chìm vật hoàn toàn trong bình hình trụ chứa 1 lít nước có khối lượng riêng của nước là 1g/cm3.Tiết diện bình là 100cm2 . a. Tính lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật? b. Tính mực nước trong bình và áp lực vật tác dụng lên đáy bình biết nước trong bình không tràn ra ngoài? Bài 6. (4,0 điểm): 1. Một chiếc nút chai bằng thủy tinh kín, rỗng ở bên trong. Hãy xác định thể tích phần rỗng bên trong nút chai đó mà không đập vỡ nút chai. Cho dụng cụ : Một chiếc cân đĩa và bộ quả cân, một bình chứa nước, dây buộc. Biết khối lượng riêng của thủy tinh là 1 , của nước là 2 , toàn bộ nút chai có thể thả ngập trong nước. 2. Đề xuất phương án thí nghiệm khác để xác định thể tích phần rỗng của nút chai. Hết 2