Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Yên Bái
Câu 2. (3,0 điểm)
1. Giải thích ngắn gọn các vấn đề được nêu sau đây:
a. Khi bón phân urê cho cây trồng thì không nên bón cùng với vôi.
b. Trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2Snhưng lại không có sự tích tụ H2S trong không khí.
c. Những khí thải (CO2, SO2…) trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng không tốt đến môi trường xung quanh.
Hãy đề nghị biện pháp để giảm ảnh hưởng của các khí này tới môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.
1. Giải thích ngắn gọn các vấn đề được nêu sau đây:
a. Khi bón phân urê cho cây trồng thì không nên bón cùng với vôi.
b. Trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2Snhưng lại không có sự tích tụ H2S trong không khí.
c. Những khí thải (CO2, SO2…) trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng không tốt đến môi trường xung quanh.
Hãy đề nghị biện pháp để giảm ảnh hưởng của các khí này tới môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_202.pdf
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Yên Bái
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS TỈNH YÊN BÁI NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HÓA HỌC (Đề có 06 câu, gồm 02 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 30/05/2020 Câu 1. (4,0 điểm) 1. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm: Dung dịch X Chất rắn Y a. Xác định X, Y và viết phương trình phản ứng điều chế khí Cl2 (ghi rõ điều kiện). b. Giải thích tác dụng của bình (1) đựng dung dịch NaCl bão hòa; bình (2) đựng dung dịch H2SO4 đặc và nút bông tẩm dung dịch NaOH ở bình (3). c. Khi làm thí nghiệm có một lượng nhỏ khí clo thoát ra phòng thí nghiệm. Em hãy đề xuất cách xử lý. 2. Có các chất: KMnO4, KClO3. a. Nếu khối lượng các chất KMnO4 và KClO3 bằng nhau, dùng chất nào có thể điều chế được nhiều khí oxi hơn? b. Để điều chế một thể tích khí oxi nhất định, dùng chất nào để tiết kiệm hơn về khối lượng? 3. Đồ thị biễu diễn độ tan S trong nước của chất rắn X như sau: t0C a. Hãy cho biết trong khoảng nhiệt độ từ 00C đến 700C có những khoảng nhiệt độ nào ta thu được dung dịch bão hòa và ổn định của X? b. Nếu 130 gam dung dịch bão hòa X đang ở 700C hạ nhiệt độ xuống còn 300C thấy có m gam X khan tách ra khỏi dung dịch. Tính m. Câu 2. (3,0 điểm) 1. Giải thích ngắn gọn các vấn đề được nêu sau đây: a. Khi bón phân urê cho cây trồng thì không nên bón cùng với vôi. b. Trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2S nhưng lại không có sự tích tụ H2S trong không khí. c. Những khí thải (CO2, SO2 ) trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng không tốt đến môi trường xung quanh. Hãy đề nghị biện pháp để giảm ảnh hưởng của các khí này tới môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép. 2. Muối ăn bị lẫn các tạp chất: Ca(HCO3)2, CaCl2, MgSO4, Na2SO4. Làm thế nào để thu được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp trên? Trang 1 / 2
- Câu 3. (3,0 điểm) 1. Cho sơ đồ biễu diễn chuyển đổi sau: (4) Phi kim (1) Oxit axit (1) (2) Oxit axit (2) (3) Axit muối sunfat tan (5) muối sunfat không tan. a. Tìm công thức các chất thích hợp để thay thế cho tên các chất trong sơ đồ. b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra theo sơ đồ trên (ghi rõ điều kiện nếu có). 2. Hỗn hợp X gồm CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 có chứa 21,333% theo khối lượng nguyên tố lưu huỳnh. Lấy 60 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư), lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi được hỗn hợp chất rắn Y. Dẫn một luồng khí CO dư qua Y (nung nóng) thu được m gam chất rắn Z. Tính m. Câu 4. (4,0 điểm) 1. Cho x mol Ba tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch HCl 2M. Dung dịch thu được hòa tan vừa hết 0,05 mol Al2O3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính x. 2. Nung 9,28 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam một oxit sắt duy nhất và khí CO2. Hấp thụ hết lượng khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được 3,94 gam kết tủa. a. Tìm công thức hoá học của oxit sắt. b. Cho 9,28 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. Câu 5. (3,0 điểm) 1. Viết công thức cấu tạo (mạch hở) có thể có của các chất ứng với công thức phân tử: C4H8 và C2H4O2. 2. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam chất hữu cơ A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CO2, H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 40 gam kết tủa trắng và khối lượng dung dịch trong bình giảm 15,2 gam so với ban đầu. Mặt khác khi hóa hơi hoàn toàn 3 gam A thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam oxi ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử của A. Câu 6: (3,0 điểm) Hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon thể khí ở điều kiện thường, có cùng số nguyên tử cacbon và số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X bằng lượng oxi dư rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 5,14 gam đồng thời khối lượng dung dịch trong bình giảm 2,86 gam so với ban đầu. a. Xác định công thức phân tử của mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp X và tìm giá trị của V. b. Trộn 2 lít hỗn hợp X với 10,5 lít hỗn hợp Y gồm C4H8, C4H6, H2, C4H4 thu được hỗn hợp khí Z. Đun nóng hỗn hợp Z (xúc tác Ni), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5 lít một chất khí duy nhất. Tính tỉ khối hơi của Y so với hidro. Biết rằng các thể tích khí đo ở đktc. Cho biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố sau: H =1; C =12; N=14; O =16; Na =23; Mg =24; Al =27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe =56; Cu =64; Ag = 108; Ba =137. ___ Hết ___ Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Cán bộ coi thi thứ nhất: Chữ kí: Cán bộ coi thi thứ hai: Chữ kí: Trang 2 / 2