Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án)

Câu 1 (4 điểm). Tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân.

Câu 2 ( 3 điểm). Phân tích nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 3 ( 3 điểm) . Cách mạng công nghiệp là gì? Lập bảng thống kê  các loại máy móc được phát minh  và sử dụng trong sản xuất  từ thế kỷ XVIII ở Anh.

Câu 4 ( 1 điểm). Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Câu 5 (3 điểm). ASEAN được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Câu 6 ( 5 điểm). Nguyên nhân Liên Xô tan rã và sự ra đời của nước Nga.

Câu 7 ( 1 điểm). Trình bày chiến sự Gia Định khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1859.

docx 7 trang thanhnam 20/03/2023 4760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_mon_lich_su_lop_11_co_dap.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Lịch Sử Thời gian 180 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4 điểm). Tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân. Câu 2 ( 3 điểm). Phân tích nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 3 ( 3 điểm) . Cách mạng công nghiệp là gì? Lập bảng thống kê các loại máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất từ thế kỷ XVIII ở Anh. Câu 4 ( 1 điểm). Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Câu 5 (3 điểm). ASEAN được thành lập trong hoàn cảnh nào? Câu 6 ( 5 điểm). Nguyên nhân Liên Xô tan rã và sự ra đời của nước Nga. Câu 7 ( 1 điểm). Trình bày chiến sự Gia Định khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1859. HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. Câu 1: Tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn), quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây). Tổ tiên ông 1 đ là người Trung Quốc nhưng sang nước ta lập nghiệp từ lâu. Ông được cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu (nam Nghệ An - Hà Tĩnh). Một thời gian ngắn sau, vì căm ghét bọn đô hộ, ông đã từ quan về quê, ngấm ngầm liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy. Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về 1 đ hưởng ứng, ở vùng Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì (Hà Nội) có Phạm Tu, ở Thái Bình có Tinh Thiều Trong vòng chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên (nay thuộc Bắc Ninh) chạy về Trung Quốc. Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. 1 đ Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh). Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố'. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần. Tướng địch bị giết gần hết Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đê), đặt tên nước là 1 đ Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời); thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn. Phạm Tu đứng đầu ban võ Câu 2: Phân tích nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất Nguyên nhân: - Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX 0.5 đ đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp) kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh để tranh giành thuộc địa.
  3. 0.5 đ - Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc. - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình 0.5 đ thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. 0.5 đ Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh Kết cục Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại : 10 triệu người chết, hơn 20 0.25đ triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. Bản đồ 0.5 đ thế giới được chia lại : Đức mất hết thuộc địa ; Anh. Pháp. Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình. Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không 0.25đ ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. Câu 3: 1 đ * Cách mạng công nghiệp : từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc , sản xuất phát triển nhanh đầu tiên ở Anh và các nước tư bản Anh là công xưởng của thế giới . Nhà phát minh Tên máy được chế tạo Giêm Ha gri vơ 1764 Máy kéo sợi Giên ni 0.5 đ Ac crai tơ 1769 Máy kéo sợi chạy bằng sức nước 0.5 đ Etmơncácrai 1785 Máy dệt chạy bằng sức nước 0.5 đ Giêm Oát 1784 Máy hơi nước 0.5 đ
  4. Câu 4: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : -Đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị, 0.25đ 0.25đ -Các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại. -Người đi về phía các nước phương Tây. khác với những nhà yêu nước 0.5 đ chống Pháp trước đó (Phan Bội Châu đi sang Nhật và dựa vào Nhật. Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp ). Câu 5: 1 đ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước. Việt Nam gia nhập ASEAN 1 đ ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunây Đaruxalam, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước. Tháng 7/1997, Lào và Mianma trở thành thành viên thứ tám và thứ chín của 1 đ Hiệp hội. Căm-pu-chia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ cuả chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu: -Một là, mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu 0.5đ sót : đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu cao cấp làm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xã hội.
  5. – Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật 0.25đ hiện đại, đưa tới sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tế – xã hội. – Ba là, chậm thay đổi trước những biến động lớn cuả tình hình thế giới (Liên Xô bị khủng hoảng từ lâu nhưng mãi đến năm 1985 mới bắt đầu cải tổ và các nhà lãnh đạo Đông Âu cho rằng chủ nghĩa xã hội là ưu việt không có gì sai sót mà sửa chữa). Sau khi sửa chữa lại tiến hành cải tổ mắt nhiều sai 0.5đ lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. – Bốn là, hoạt động chống phá cuả các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước liên tục phát triển có tác động không nhỉ làm cho tình hình càng thêm rối loạn. 0.25đ => Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và các nước Đông Âu đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đây là tổn thất lớn trong phong trào cộng sản quốc tế, dẫn đến hậu qu là hệ thống thế giới cuả 0.25đ chủ nghĩa xã hội thực tế không còn tồn tại nữa. Thế nhưng, đây chỉ là sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, một bước lùi tạm thời, chứ không phải là sự sụp đổ của hình thái kinh tế – xã hội XHCN. Chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại và phát triển ở các nước 0.25đ XHCN khác; phong trào cách mạng thế giới mang ảnh hưởng XHCN vẫn ngày càng lớn mạnh. 2. Liên bang Nga (1991 – 2000) – Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga là nước kế thừa chủ yếu của Liên Xô, từ địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các 0.5đ các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài. – Tình hình Liên bang Nga : + Kinh tế: thực hiện chính sách tư nhân hoá nền kinh tế nước Nga với tốc độ nhanh, xây dựng nền kinh tế thị trường tự do. Tuy nhiên tình hình nước Nga vẫn không được cải thiện, tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng hơn. 0.5đ
  6. Các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều giảm sút mạnh. + Chính trị: Tháng 12 – 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang. 0.5đ + Xã hội : xuất hiện tầng lớp tư sản mới khá đông đảo. Tuy nhiên, đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đều rơi vào tình cách khó khăn. Các vấn đề sắc tộc nổi lên gay gắt làm xuất hiện phong trào ly khai và các vụ khủng bố, nổi 0.5đ bật là phong trào ly khai ở Trécnia. – Từ năm 2000, Khi Tổng thống V. Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: Kinh tế hồi phục và phát triển tăng trưởng. Chính trị và xã hội tương đối ổn định. Vị thế quốc tế được nâng cao. 0.5đ Tuy nhiên, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu – Á. 0.5đ Câu 7 Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng. tháng 2 - 1859 quân Pháp kéo vào Gia Định. 0.10đ Ngày 17 - 2 - 1859. chúng tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.Trong khi đó, 0.25đ nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn. Sau khi Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết (25 - 10 - 1860), tạm thời kết thúc cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, quân Pháp đã tập trung lực lượng, mở rộng 0.25đ việc đánh chiếm Gia Định. Đêm 23 rạng sáng 24 - 2 - 1861. quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hoà. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hoả 0.25đ lực của địch. Đại đồn Chí Hoà thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long. Ngày 5 - 6 - 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng 0.15đ cho chúng nhiều quyền lợi.