Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2017-2018 môn Địa lí Lớp 12 - SGD&ĐT Hưng Yên (Có đáp án)

Câu I (4,0 điểm)

    1. Phân biệt nguồn gốc, đặc điểm địa hình nội lực với địa hình ngoại lực.

    2. Tại sao nói địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa?

 

Câu II ( 3,0 điểm)

    1. Phân biệt đặc điểm, vai trò cơ cấu dân số theo giới tính với cơ cấu dân số theo độ tuổi.

    2. Tại sao trong những năm qua, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta chuyển dịch nhanh theo hướng già hóa?

 

Câu III (3,0 điểm)

    1. Chứng minh trong những năm qua, số dân thành thị nước ta tăng nhanh, nhưng trình độ đô thị hóa còn thấp.

    2. Tại sao nước ta phải điều chỉnh quá trình đô thị hóa?

 

Câu IV (4,0 điểm) 

    Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

    1. Chứng minh vùng biển nước ta nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng cũng lắm thiên tai.

             2. Giải thích vì sao mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam?

 

doc 5 trang thanhnam 21/03/2023 10820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2017-2018 môn Địa lí Lớp 12 - SGD&ĐT Hưng Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_nam_hoc_2017_2018_mo.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2017-2018 môn Địa lí Lớp 12 - SGD&ĐT Hưng Yên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH HƯNG YÊN NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn thi: ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (4,0 điểm) 1. Phân biệt nguồn gốc, đặc điểm địa hình nội lực với địa hình ngoại lực. 2. Tại sao nói địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa? Câu II ( 3,0 điểm) 1. Phân biệt đặc điểm, vai trò cơ cấu dân số theo giới tính với cơ cấu dân số theo độ tuổi. 2. Tại sao trong những năm qua, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta chuyển dịch nhanh theo hướng già hóa? Câu III (3,0 điểm) 1. Chứng minh trong những năm qua, số dân thành thị nước ta tăng nhanh, nhưng trình độ đô thị hóa còn thấp. 2. Tại sao nước ta phải điều chỉnh quá trình đô thị hóa? Câu IV (4,0 điểm) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: 1. Chứng minh vùng biển nước ta nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng cũng lắm thiên tai. 2. Giải thích vì sao mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam? Câu V (6,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở NƯỚC TA THỜI GIAN 1990 – 2012. Năm 1990 2002 2007 2012 Diện tích (nghìn ha) 6 042,8 7 504,3 7 207,4 7 753,2 Năng suất (tạ/ha) 31,8 45,8 49,8 56,4 Sản lượng (triệu tấn) 19,2 34,4 35,9 43,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta trong thời gian 1990 - 2012. 2. Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta trong thời gian trên. Hết Thí sinh được sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam của NXB GD từ 2009 đến 2017. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: Chữ kí giám thị:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH HƯNG YÊN NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: ĐỊA LÍ (Đáp án – Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) CÂU Ý NỘI DUNG CHÍNH ĐIỂM Câu I 1 Phân biệt nguồn gốc, đặc điểm địa hình nội lực với địa hình 2,50 (4,0 điểm) ngoại lực. - Địa hình nội lực (địa hình kiến tạo). + Nguồn gốc: * Là những địa hình được tạo thành từ các quá trình nội lực. 0,25 * Các quá trình nội lực tạo thành địa hình nội lực là các vận động kiến 0,50 tạo theo phương thẳng đứng và nằm ngang nên còn gọi là địa hình kiến tạo. + Đặc điểm: * Địa hình kiến tạo thường diễn ra trên phạm vi rộng lớn như dãy núi 0,25 uốn nếp, miền núi uốn nếp, địa hào, địa lũy * Địa hình kiến tạo thường lồi lõm, gồ ghề. 0,25 - Địa hình ngoại lực (địa hình bóc mòn – bồi tụ) + Nguồn gốc: * Là những địa hình được tạo thành từ quá trình ngoại lực. 0,25 * Các quá trình ngoại lực tạo thành địa hình ngoại lực bao gồm quá 0,50 trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Trong đó quá trình bóc mòn và bồi tụ trực tiếp tạo ra các dạng địa hình bóc mòn, bồi tụ. + Đặc điểm: * Địa hình ngoại lực rất đa dạng như đồng bằng châu thổ, bậc thềm 0,25 sóng vỗ, hàm ếch, cồn cát * Địa hình ngoại lực, nhất là địa hình bồi tụ thường ít lồi lõm, gồ ghề. 0,25 2 Tại sao nói địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm 1,50 gió mùa - Quá trình xâm thực - bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và 0,25 biển đổi địa hình nước ta hiện tại. - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. + Trên sườn dốc miền đồi núi, mất lớp phủ thực vật, diễn ra xâm thực 0,25 mạnh mẽ, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi, hiện tượng đất trượt, đá lở hình thành nón phóng vật tích tụ dưới chân núi. + Vùng đá vôi diễn ra quá trình hòa tan tạo thành các dạng địa hình 0,25 caxtơ với các hang động, suối cạn thung khô ở vùng núi đá vôi. + Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp 0,25 xen thung lũng rộng. - Bồi tụ nhanh ở các đồng bằng hạ lưu sông. + Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh ở miền núi là sự bồi 0,25 tụ, mở mang ở các đồng bằng hạ lưu sông. + Hàng năm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long mở 0,25 rộng ra phía biển từ vài chục đến gần trăm mét. Câu II 1 Phân biệt đặc điểm, vai trò cơ cấu dân số theo giới tính với cơ 2,00
  3. (3,0 điểm) cấu dân số theo độ tuổi. - Cơ cấu dân số theo giới tính. + Đặc điểm: * Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ (hoặc so với tổng 0,25 số dân). Đơn vị tính bằng %. * Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng 0,25 nước, từng khu vực. * Ở những nước phát triển, nữ nhiều hơn nam và ở các nước đang phát 0,25 triển nam nhiều hơn nữ. + Vai trò: Cơ cấu dân số theo giới tính ảnh hưởng đến phân bố sản 0,25 xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi. + Đặc điểm: * Là tập hợp của những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm 0,25 tuổi nhất định. * Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành 3 nhóm tuổi: nhóm 0,25 tuổi dưới tuổi lao động (0- 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (từ 15- 59 tuổi hoặc đến 64 tuổi), nhóm tuổi trên tuổi lao động (trên 60 tuổi, hoặc 65 tuổi). * Căn cứ vào tương quan giữa các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số, cơ 0,25 cấu dân số phân theo nhóm tuổi có hai dạng chính là cơ cấu dân số già ở các nước phát triển và cơ cấu dân số già ở các nước đang phát triển. + Vai trò: Cơ cấu dân số theo độ tuổi phản ánh tình hình sinh tử, tuổi 0,25 thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động. 2 Tại sao trong những năm qua, cơ cấu dân số phân theo nhóm 1,00 tuổi ở nước ta chuyển dịch nhanh theo hướng già hóa? - Trong những năm qua, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta 0,25 chuyển dịch nhanh theo hướng già hóa. Nhóm người dưới tuổi lao động (từ 0 -14 tuổi, trẻ em) có xu hướng giảm nhanh tỉ trọng. Nhóm người quá tuổi lao động (từ 60 tuổi – người già) có xu hướng tăng tỉ trọng. - Nguyên nhân: + Những năm gần đây nhờ thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa 0,50 gia đình nên tỉ lệ sinh và gia tăng dân số giảm, tỉ trọng trẻ em giảm. + Điều kiện sống được cải thiện nên tuổi thọ bình quân của dân cư 0,25 ngày càng cao, tỉ trọng người già tăng lên. Câu III 1 Chứng minh trong những năm qua, số dân thành thị nước ta 1,00 (3,0 điểm) tăng nhanh, nhưng trình độ đô thị hóa còn thấp. - Trong những năm qua số dân thành thị nước ta tăng nhanh. Từ thập 0,50 niên 90 thế kỉ XX đến nay, số dân và tỉ lệ dân thành thị của nước ta liên tục tăng nhanh, từ 12,9 triệu, chiếm 19,5% năm 1990 tăng lên 22,3 triệu, chiếm 26,9% năm 2005. - Tuy nhiên, trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới. + Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp so với khu vực, thế giới. 0,25 + Cơ sở hạ tầng của các đô thị còn thấp so với khu vực và thế giới, lối 0,25 sống của dân nông thôn và thành thị còn đan xen nhau. 2 Tại sao nước ta phải điều chỉnh quá trình đô thị hóa? 2,00
  4. - Đô thị hóa là một quá trình kinh tê - xã hội tác động đến sự phát triển 0,25 kinh tế - xã hội. + Về tích cực: * Thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 0,25 * Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm góp phần giải quyết việc 0,25 làm và thu nhập cho người lao động, phân bố lại dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống. + Về tiêu cực: * Sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và tập trung dân cư ở đô thị gây ô 0,25 nhiễm môi trường. * Đô thị hóa ở nước ta do quá trình CNH-HĐH, di dân tự do từ nông 0,25 thôn ra thành thị kiếm sống Trong đó sự di dân tự do từ nông thôn ra thành thị là một nguyên 0,50 nhân quan trọng đã gây ra thiếu lao động ở nông thôn; ở thành thị sức ép giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo an ninh trật tự - Điều chỉnh quá trình đô thị hoá phù hợp với sự phát triển kinh tế 0,25 nhằm hạn chế mặt tiêu cực, phát huy được tác động tích cực của đô thị hóa. Câu IV 1 Chứng minh vùng biển nước ta nhiều tài nguyên thiên nhiên 2,50 (4,0 điểm) nhưng cũng lắm thiên tai? - Vùng biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên. + Tài nguyên khoáng sản. * Dầu khí. Là khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất. Dầu khí tập 0,25 trung ở các bể trầm tích, trong đó có triển vọng nhất là bể trầm tích Nam Côn Sơn và Cửu Long. Nhiều mỏ dầu khí đã được phát hiện và đưa vào khai thác (dẫn 0,25 chứng). * Ven biển nhiều mỏ sa khoáng ôxít titan, cát trắng (cát thủy tinh) có 0,25 trữ lượng lớn (dẫn chứng). * Vùng ven biển bước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng 0,25 ven biển Nam Trung Bộ. + Tài nguyên hải sản (sinh vật biển). * Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu 0,50 thành phần loài và năng suất sinh học cao, nhất là vùng ven bờ. (dẫn chứng). + Ngoài ra vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải 0,25 và du lịch biển. - Nhiều thiên tai. + Bão: Trung bình mỗi năm có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, 0,25 trong đó có 3- 4 cơn bão trực tiếp đổ vào vùng biển nước ta. + Sạt lở bờ biển, hiện tượng này diễn ra mạnh nhất ở dải bờ biển Trung 0,25 Bộ. + Các thiên tai khác như hiện tượng cát bay cát chảy, xâm nhập mặn, 0,25 triều cường 2 Giải thích vì sao mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào 1,50 Nam? - Mùa bão ở nước ta thường từ tháng 6 đến tháng 11, năm sớm từ thàng 0,25 5 và năm muộn vào tháng 12. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. Đầu mùa thường đổ bộ vào 0,25 vùng bờ biển Bắc Bộ, giữa mùa thường đổ bộ vào vùng bờ biển Bắc
  5. Trung Bộ, cuối mùa thường đổ bộ vào vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Nguyên nhân: + Sự chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời nên vị trí hình 0,25 thành bão trên Thái Bình Dương và Biển Đông thay đổi. + Tác động của lực Côriôlít thay đổi, càng xa xích đạo tác động càng 0,25 mạnh. + Tác động của gió mùa. Đầu mùa bão gió mùa Tây Nam nguồn gốc 0,25 tín phong Nam Bán Cầu tác động mạnh, cuối mùa bão tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc. + Lãnh thổ và đường bờ biển trải dài theo vĩ độ địa lí. 0,25 Câu V 1 Vẽ biểu đồ: 4,00 (6,0 điểm) - Xử lí số liệu : 1,00 DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở NƯỚC TA THỜI GIAN 1990 - 2012 (Đơn vị: %) Năm 1990 2002 2007 2012 Diện tích 100,0 124,2 119,3 128,3 Năng suất 100,0 144,0 156,6 177,4 Sản lượng 100,0 179,2 187,0 227,6 (HS thiếu tên bảng số liệu hoặc đơn vị thì trừ 0,25 điểm) + Loại hình : Biểu đồ đường (đồ thị), loại khác không cho điểm. 1,00 + Đảm bảo đủ hệ trục và đơn vị đo, tỉ lệ biểu đồ, chú giải, tên biểu đồ. 2,00 Nếu không đảm bảo mỗi yếu tố trừ 0,50 điểm. 2 Nhận xét: 2,00 - - Trong thời gian 1990 – 2012, diện tích, năng suất và sản lượng 0,50 lúa cả năm của nước ta đều tăng, nhưng không đều. - + Diện tích lúa cả năm tăng chậm nhất và không liên tục (dẫn 0,50 chứng). 0,50 - + Năng suất lúa cả năm liên tục tăng nhanh thứ hai (dẫn chứng). 0,50 - + Sản lượng lúa cả năm liên tục tăng nhanh nhất (dẫn chứng). ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II + III + IV + V = 20,00 điểm Chú ý: HS có thể diễn đạt theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm. HẾT