Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Đề số 19 (Có đáp án)

Câu IV: (2,5 điểm ) 
  Có 4 chất rắn: Đá vôi, xô đa (Na2CO3), muối ăn và Kalisunphát. Làm cách nào để phân 
biệt chúng khi chỉ được dùng nước và một hoá chất khác. Viết các PTHH của các phản 
ứng(nếu có). 
CâuV: (6,0 điểm) 
1. Cho 3,81 (g) muối Clorua kim loại M hoá trị (II) tác dụng với dung dịch AgNO3
chuyển thành muối nitrát(có hoá trị không đổi) và số mol bằng nhau thì khối lượng hai
muối khác nhau là 1,59 (g).Tìm công thức hoá của muối clorua kim loại M.
2. Cho a (g) dung dịch H2SO4 nồng độ A% tác dụng với một lượng hỗn hợp hai kim
loại Na và Mg (dùng dư) thì khối lượng khí Hiđrô tạo thành là 0,05 a(g).Tính A
Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
pdf 4 trang thanhnam 11/03/2023 6020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Đề số 19 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_de_so_19_co.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Đề số 19 (Có đáp án)

  1. Đề thi HSG cấp huyện môn Hóa học lớp 9 (25 đề + đáp án) ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ SỐ: 19 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu I ( 3,0 điểm): Khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và FexOy cùng số mol như nhau bằng hiđro, thu được 1,76 gam kim loại. Hoà tan kim loại đó bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,488 lít khí H2 (ở đktc). Xác định công thức của oxit sắt. Câu II (5,0 điểm): 1. Dung dịch A là dung dịch HCl. Dung dịch B là dung dịch NaOH. a/ Lấy 10 ml dung dịch A pha loãng bằng nước thành 1000 ml thì thu được dung dịch HCl 0,01M. Tính nồng độ mol/l của dung dịch A. Để trung hoà 100 gam dung dịch B cần 150 ml dung dịch A. Tính nồng độ % của dung dịch B. b/ Hoà tan hết 11 gam hỗn hợp Al, Fe bằng dung dịch A vừa đủ thu được 8,96 lít khí H2(đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch thu được. 2. Hỗn hợp X chứa CO2, CO, H2với % thể tích tương ứng là a, b, c; % khối lượng b, , tương ứng là a’, b’, c’. Đặt x = a' , y = , z = c và f = x + y + z. Hỏi f có giá trị trong a b c khoảng nào? Câu III (3.5 điểm) Hoàn thành các phản ứng sau a) A + B C + H2 b) C + Cl2 D c) D + NaOH E + F d) E Fe2O3 + H2O Câu IV: (2,5 điểm ) Có 4 chất rắn: Đá vôi, xô đa (Na2CO3), muối ăn và Kalisunphát. Làm cách nào để phân biệt chúng khi chỉ được dùng nước và một hoá chất khác. Viết các PTHH của các phản ứng(nếu có). CâuV: (6,0 điểm) 1. Cho 3,81 (g) muối Clorua kim loại M hoá trị (II) tác dụng với dung dịch AgNO3 chuyển thành muối nitrát(có hoá trị không đổi) và số mol bằng nhau thì khối lượng hai muối khác nhau là 1,59 (g).Tìm công thức hoá của muối clorua kim loại M. 2. Cho a (g) dung dịch H2SO4 nồng độ A% tác dụng với một lượng hỗn hợp hai kim loại Na và Mg (dùng dư) thì khối lượng khí Hiđrô tạo thành là 0,05 a(g).Tính A Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Hết 99
  2. Đề thi HSG cấp huyện môn Hóa học lớp 9 (25 đề + đáp án) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 19 ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN: HÓA HỌC- LỚP 9 Câu I:( 3,0 điểm) Các phản ứng : ( Mỗi phương trình viết đúng 0,25 đ) t CuO đ + H2(k) Cu đ + H2O (h) (1) t FexOy + y H2 x Fe + y H2O (2) Cu + HCl Không xảy ra phản ứng Fe r + 2HCldd FeCl2 dd + H2 k (3) Gọi n là số mol của mỗi oxit, theo điều kiện bài ra, ta có các phương trình: 0,25đ 80n + ( 56x + 16 y)n = 2,4 64n + n x.56 = 1,76 0,75 đ 0,488 nFe = n x = n H2 = = 0,02 (mol) 0,5đ 22,4 Giải hệ phương trình trên ta được : x =2 ; y = 3. 0,25đ Vậy công thức của sắt oxit là Fe2O3 . 0,25đ Câu II (5,0 điểm) 1.(4,0đ) a/ *Trong 1000ml (1 lit) dung dịch HCl 0,01M có: nHCl = 0,01mol 0,125đ Vì khi pha loãng dung dịch bằng H2O, số mol HCl trong dung dịch là không đổi. Trong 10ml (0,01 lit) dung dịch A có: nHCl = 0,01mol 0,01 0,125đ Nồng độ mol/l của dung dịch A là: CM = = 1(mol/l) 0,01 * Trung hoà 100 gam dung dịch B cần 150ml dung dịch A. -3 Ta có: nHCl = 150 x 10 x 1 = 0,15 (mol) 0,125đ Phương trình hoá học: NaOH + HCl NaCl + H2O (1) 0,125đ Theo (1): nNaOH = nHCl = 0,15 mol 0,25đ Trong 100 gam dung dịch B có: mNaOH = 0,15 x 40 = 6 (gam) 0,25đ 6 0,25đ C% của dung dịch B: C%(NaOH) = x100% = 6% 100 b/ Gọi a,b lần lượt là số mol của Al, Fe trong hỗn hợp kim loại. Ta có: mhh = 27a + 56b = 11 gam (*) 0,25đ Hoà tan hỗn hợp kim loại bằng dung dịch A(dd HCl 1M) vừa đủ, phương trình hoá học: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2  (2) 0,125đ Fe + 2HCl FeCl2 + H2  (3) 0,125đ 3 8,96 Theo (2), (3):  n = a + b = = 0,4 (mol) ( ) H2 2 22,4 0,25đ Từ (*) và ( ) suy ra: a = 0,2 mol, b = 0,1 mol 0,25đ Thành phần % về khối lượng: %Al = 27x 0,2 x 100% = 49,1% 11 0,25đ 100
  3. Đề thi HSG cấp huyện môn Hóa học lớp 9 (25 đề + đáp án) % Fe = 100% - 49,1% = 50,9% 0,25đ Theo (2), (3): n = 2  n = 2 x 0,4 = 0,8 mol 0,25đ  HCl H2 0,8 Thể tích dung dịch A cần dùng : V = = 0,8 (lit) 1 0,25đ Vì khi hoà tan hỗn hợp rắn vàodung dịch A thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể dung dịch thu được có thể tích bằng 0,8 lit. Trong dung dịch thu được có: 0,2 nAlCl = nAl = 0,2 mol CM(AlCl ) = = 0,25 (mol/l) 3 3 0,8 0,5 0,1 nFeCl = nFe = 0,1 mol CM(FeCl ) = = 0,125(mol/l) 2 2 0,8 0,5 2.(1,0đ) Hỗn hợp X chứa CO2, CO, H2. V * CO có: %V = CO2 x 100%. Vì trong hỗn hợp khí:%V =%n 2 CO 2 VX n a= %V = %n = CO2 x 100% (*) CO 2 CO 2 0,25đ nX , mCO 44.nCO a = %m = 2 = 2 x100% ( ) 0,25đ CO 2 mX nXX. M , Từ (*) và ( ) ta có: x = a = 44 a M X , , M b M CO 28 c H2 2 *Tương tự : y = = = ; z = = = 0,25đ b M X M X c M X M X Ta có : f = x + y + z = 44 28 2 = 74 M X M X Vì M < M < M 2 < M < 44 H 2 X CO 2 X 74 74 74 < < 1,68 < f < 37 0,25đ 44 M X 2 Câu III. (3,5 điểm): E là Fe(OH)3 (0,25điểm) F là NaCl (0,25điểm) D là FeCl3 (0,25điểm) C là FeCl2 (0,25điểm) A là Fe (0,25điểm) B là HCl (0,25điểm) ptpư 1) Fe + 2HCl FeCl + H (0,5điểm) to 2 2 (k) 2) FeCl2 + 3Cl2(K) 2FeCl3 (0,5điểm) 3) FeCl + 3NaOH o Fe(OH) + 3NaCl (0,5điểm) 3 t 3 4) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O (0,5điểm) Câu IV ( 2,5điểm): Hoà tan bốn chất rắn vào nước có một chất không tan là CaCO3 . Ba chất rắn tan là Na2CO3 ; NaCl và K2SO4. (0,5 đ) 101
  4. Đề thi HSG cấp huyện môn Hóa học lớp 9 (25 đề + đáp án) Lấy mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử, cho mỗi mẫu thử tác dụng với a xít HCl. Mẫu thử nào có khí bay ra là Na2CO3 (0,25đ) Na2CO3 + 2 HCl  2 NaCl + H2O + CO2  (0,25đ) Sau đó cho dung dịch HCl vào đá vôi để được dung dịch CaCl2 (0,25đ) CaCO3 + 2 HCl  2CaCl2 + H2O + CO2  (0,25đ) Lấy dung dịch CaCl2 nhỏ từ từ vào hai mẫu thử còn lại. Mẫu thử nào có xuất hiện kết tủa là K2SO4 (0,25đ) K2SO4 + CaCl2  CaSO4  + 2 KCl (0,25đ) Mẫu thử không phản ứng với CaCl2 là NaCl (0,5đ) Câu V (6,0điểm): 1. (3,0điểm) Phương trình hoá học: MCl2 + 2 AgNO3  M(NO3)2 + 2 AgCl (0,5đ) Theo bài ra thì khối lượng M(NO3)2 thu được lớn hơn MCl2 là 1,59 (g). Mà 1(mol) M(NO3)2 có khối lượng lớn hơn MCl2 là: 124-71 = 53 (g) (0,5đ) 1,59 Vậy số mol muối MCl2 = số mol muối M(NO3)2và bằng = 0,03(mol) (0,5đ) 53 3,81 Khối lượng mol của MCl2 là =127 (g) (0,5đ) 0,03 Vậy M +35,5 .2 =127 M = 127 –71 =56. Vậy M là Fe. (0,5đ) Công thức của muối sắt là: FeCl2. (0,5đ) 2. (3,0 điểm): Phương trình hoá học : Mg + H2SO4  MgSO4 + H2  (1) (0,25đ) 2 Na + H2SO4  Na2SO4 + H2  (2) (0,25đ) Vì hỗn hợp dùng dư nên Na tác dụng với H2O 2 Na + 2 H2O  2 NaOH + H2  (3) (0,25đ) Nếu lấy a =100 (g) dung dịch thì khối lượng H2SO4 là A (g) và khối lượng của nước là (100 – A) (g) (0,25đ) Khối lượng H2 tạo thành là: 0,05 . 100 = 5 (g) (0,25đ) Theo PTHH (1) và (2) Cứ 98 (g) H2SO4 tác dụng với kim loại cho 2 (g) H2 2A Vậy A (g) H2SO4 tác dụng với kim loại cho (g)H2 (0,25đ) 98 Theo PTHH (3) 36 (g) H2O tác dụng với Na cho 2 (g) H2 bay ra 2(100 A ) Vậy(100 – A) (g) H2O tác dụng với Na cho (g) H2bay ra (0,25đ) 36 Theo bài ra ta có phương trình: 2A + 2(100 A ) = 5 (0,5đ) 98 36 Giải PT trên ta có A = 15,8. Tức là A% =15,8 % (0,75đ) Lưu ý: Các phương trình hoá học nếu thí sinh ghi thiếu điều kiện và chưa cân bằng giám khảo trừ 1/2 số điểm của phương trình. Thí sinh có cách giải khác đáp án nhưng đúng trọn vẹn vẫn cho điểm tối đa. Hết 102