Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Đề số 2 (Có đáp án)

Câu 1 (2.0 điểm): 
Cho các chất sau: CuO, SO3, H2O, HCl, NaOH , NaHCO3 chất nào phản ứng với 
nhau từng đôi một. Viết PTHH.

Câu 2 (2.0 điểm): 
a. Cho A là oxit, B là muối, C là kim loại, D là phi kim. Hãy chọn chất thích hợp
với A, B, C, D và hoàn thành PTHH của các phản ứng sau 
1. A + HCl -> 2 muối + H2O 2. B + NaOH -> 2 muối + H2O
3. C + Muối -> 1 muối 4. D + Axit -> 3 oxit
b. Hãy giải thích vì sao không nên bón phân đạm ure cùng với vôi bột, biết rằng
trong nước phân ure bị chuyển hoá thành (NH4)2CO3

Câu 3 (2.0 điểm): 
Từ nguyên liệu ban đầu là FeS2, NaCl, O2, H2O các thiết bị, hoá chất, xúc tác cần 
thiết khác, viết PTHH điều chế FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)3, NaHSO4, FeCl2, FeCl3, 
Fe(OH)2

Câu 4 (2.0 điểm): 
Cho hai khí A và B có công thức lần lượt là NxOy và NyOx mà d

A/H2 = 22 và

d

B/A = 1,045. Xác định công thức hai khí A và B.

pdf 7 trang thanhnam 11/03/2023 10280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_de_so_2_co.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Đề số 2 (Có đáp án)

  1. Đề thi HSG cấp huyện môn Hóa học lớp 9 (25 đề + đáp án) KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP HUYỆN ĐỀ SỐ: 02 MÔN: HÓA HỌC- LỚP 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi HSG Hóa 9 – Huyện Đông Sơn - Năm học 2018 – 2019) ĐỀ BÀI Câu 1 (2.0 điểm): Cho các chất sau: CuO, SO3, H2O, HCl, NaOH , NaHCO3 chất nào phản ứng với nhau từng đôi một. Viết PTHH. Câu 2 (2.0 điểm): a. Cho A là oxit, B là muối, C là kim loại, D là phi kim. Hãy chọn chất thích hợp với A, B, C, D và hoàn thành PTHH của các phản ứng sau 1. A + HCl -> 2 muối + H2O 2. B + NaOH -> 2 muối + H2O 3. C + Muối -> 1 muối 4. D + Axit -> 3 oxit b. Hãy giải thích vì sao không nên bón phân đạm ure cùng với vôi bột, biết rằng trong nước phân ure bị chuyển hoá thành (NH4)2CO3 Câu 3 (2.0 điểm): Từ nguyên liệu ban đầu là FeS2, NaCl, O2, H2O các thiết bị, hoá chất, xúc tác cần thiết khác, viết PTHH điều chế FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)3, NaHSO4, FeCl2, FeCl3, Fe(OH)2 Câu 4 (2.0 điểm): Cho hai khí A và B có công thức lần lượt là NxOy và NyOx mà d = 22 và A/H2 . Xác định công thức hai khí A và B. dB/A = 1,045 Câu 5 (2.0 điểm): Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn A, khí D. Hoà tan chất rắn A trong nước dư thu được dung dịch B và kết tủa C, sục khí D(dư) vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. Hoà tan C trong dung dịch NaOH dư thấy tan một phần. Xác định A, B, C, D. Viết phương trình hoá học xảy ra. Câu 6 (2.0 điểm): Có ba gói bột màu trắng không ghi nhãn, mỗi gói chứa riêng rẽ hỗn hợp hai chất sau: Na2SO3 và K2SO3; NaCl và KCl; MgSO4 và BaCl2. Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào phân biệt ba gói bột trên. Chỉ sử dụng nước và các dụng cụ cần thiết. Câu 7 (2.0 điểm): Cho a gam SO2 vào 100 ml dd Ba(OH)2 2M phản ứng xong thu được 19,7g kết tủa. Xác định a? 6
  2. Đề thi HSG cấp huyện môn Hóa học lớp 9 (25 đề + đáp án) Câu 8 (2.0 điểm): Có một hỗn hợp 3 kim loại hóa trị II đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học. Tỉ lệ nguyên tử khối của chúng là 3 : 5 : 7. Tỉ lệ số mol của các kim loại tương ứng là 4 : 2 : 1. Khi hòa tan 11,6g hỗn hợp bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 7,84 lít khí hiđro (đktc). Hãy xác định tên các kim loại đem dùng? Câu 9 (2.0 điểm): Trong một ống chứa 7,08g hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 đốt nóng rồi cho dòng khí hiđro dư đi qua. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn trong ống còn lại 5,88g sắt. Nếu cho 7,08g hỗn hợp trên vào dung dịch CuSO4 dư, lắc kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy chất rắn sấy khô và đem cân được 7,44g. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu. Câu 10 (2.0 điểm): Dùng V lít khí CO (đktc) khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỉ khối khí X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa. a Xác định công thức hoá học của oxit b. Tính giá trị của V. Hết (Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm) Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . SBD:. . . . . . . . . . . . . 7
  3. Đề thi HSG cấp huyện môn Hóa học lớp 9 (25 đề + đáp án) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 02 ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN: HÓA HỌC- LỚP 9 (Đề thi HSG Hóa 9 – Huyện Đông Sơn - Năm học 2018 – 2019) Câu 1 (2điểm) Viết đúng mỗi phương trình hóa học cho 0,25 điểm. 1. CuO + SO3  CuSO4 2. CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O 3. SO3 + H2O  H2SO4 4. SO3 + 2NaOH  Na2SO4 + H2O 5. SO3 + NaOH  NaHSO4 6. HCl + NaOH  NaCl + H2O 7. HCl + NaHCO3  NaCl + H2O + CO2 8. NaOH + NaHCO3  Na2CO3 + H2O Câu 2(2điểm) a.(1,0điểm) Hoàn thành đúng mỗi PTHH cho 0,25 điểm A : Fe3O4; B: KHCO3 hoặc Ba(HCO3)2 hoặc Ca(HCO3)2 C: Fe D: C 1.Fe3O4 + 8HCl  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O 2. KHCO3 + NaOH  Na2CO3 + K2CO3 + H2O 3. Fe + 2FeCl3  3FeCl2 4. C + 2H2SO4 đặc CO2 + 2SO2 + 2H2O b. (1điểm) (0,5điểm) Không nên bón phân đạm ure cùng với vôi bột vì trong vôi bột chứa Ca(OH)2 sẽ phản ứng với (NH4)2CO3 tạo NH3 thoát ra ngoài làm mất hàm lượng nguyên tố N có trong phân đạm theo phương trình hóa học (0,5điểm) (NH4)2CO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + 2H2O + 2NH3 Câu 3 (2điểm) Điều chế được NaHSO4 cho 0,5 điểm, mỗi chất còn lại cho 0,25 điểm + Điều chế NaHSO4 to 4FeS2 + 11 O2  2Fe2O3 + 8 SO2 to 2SO2 + O2 V2O5  2SO3 đpđ 2NaCl + 2H2O mnx 2 NaOH + Cl2 + H2 NaOH + SO3  NaHSO4 + Điều chế Fe2(SO4)3 SO3 + H2O  H2SO4 Fe2O3 + 3H2SO4  Fe2(SO4)3 +3 H2O + Điều chế FeSO4 to 3H2 + Fe2O3  2Fe +3 H2O Fe + H2SO4  FeSO4 + H2 + Điều chế Fe(OH)2 FeSO4 + 2NaOH  Fe(OH)2 + Na2SO4 + Điều chế Fe(OH)3 Fe2(SO4)3 + 6NaOH  2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 + Điều chế FeCl2 to H2 + Cl2  2 HCl 8
  4. Đề thi HSG cấp huyện môn Hóa học lớp 9 (25 đề + đáp án) Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 + Điều chế FeCl3 Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 +3 H2O Câu 4 (2điểm) Ta có: MA = 22 . 2 = 44 g/mol (0,25 đ) MB = 44 . 1,045 = 46 g/mol (0,25đ) 14x + 16 y = 44 x = 2 (1,0đ) 14 y + 16 x = 46 y = 2 A là N2O, B là NO2 (0,5đ) Câu 5 (2điểm) to BaCO3  BaO + CO2 (0,5đ) to MgCO3  MgO + CO2 A: BaO; MgO; Al2O3 D: CO2 BaO + H2O  Ba(OH)2 (0,5đ) Al2O3 + Ba(OH)2  Ba(AlO2)2 + H2O Hòa tan C trong dd NaOH thì C tan một phần nên C gồm MgO; Al2O3 (0,5đ) Dung dịch B: Ba(AlO2)2 (0,5đ) 2CO2 + 4H2O + Ba(AlO2)2  2Al(OH)3 + Ba(HCO3)2 Câu 6 (2 điểm) Lấy mẫu, đánh dấu mẫu (của 3 gói bột ) (0,75đ) Cho các mẫu lần lượt vào nước, nếu mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng thì tương ứng là hỗn hợp MgSO4, BaCl2 do có phản ứng. MgSO4 + BaCl2 BaSO4 + MgCl2 Còn thu được dung dịch là 2 hỗn hợp còn lại. (0,5đ) - Lọc lấy dung dịch MgCl2 vừa tạo ra ở trên, trong dung dịch có thể có BaCl2 dư hoặc MgSO4 dư Cho dung dịch MgCl2 vào 2 dung dịch chứa hỗn hợp NaCl và KCl ; Na2CO3 và K2CO3 ; nếu xuất hiện kết tủa trắng thì ống nghiệm đó đựng hỗn hợp Na2CO3 , K2CO3 vì có phản ứng. (0,75đ) Na2CO3 + MgCl2 MgCO3 + 2NaCl K2CO3 + MgCl2 MgCO3 + 2KCl (Các phản ứng của BaCl2 với muối cacbonat hoặc của muối MgSO4 với muối cacbonat có thể xảy ra nếu các muối này còn dư, học sinh có thể viết nhưng không tính điểm ). Câu 7(2điểm): Xét đúng mỗi trường hợp cho 1,0 điểm Theo đề bài có thể xảy ra các phản ứng hóa học 1. SO2 + Ba(OH)2  BaSO3 + H2O 2. 2SO2 + Ba(OH)2  Ba(HSO3)2 100 19,7 n Ba(OH)2 = . 2 = 0,2 mol; n BaSO3 = = 0,1 mol 1000 197 Khi sục SO2 vào dung dịch Ba(OH)2 có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau: TH 1: Chỉ xảy ra phản ứng 1 Theo 1: n SO2 = n BaSO3 = 0,1 mol m SO2 = 0,1 . 64 = 6,4 g TH 2: Xảy ra cả phản ứng 1 và 2 9
  5. Đề thi HSG cấp huyện môn Hóa học lớp 9 (25 đề + đáp án) Theo 1: : n SO2 = n BaSO3 = n Ba(OH)2 = 0,1 mol nBa(OH)2 ở (2) = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol Theo 2: n SO2 = 2 n Ba(OH)2 = 2. 0,1 = 0,2 mol ->n SO2 (1) + nSO2 (2) = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol -> m SO2 = 0,3 . 64 = 19,2 g Câu 8(2điểm) - Giả sử 3 kim loại cần tìm lần lượt là A, B, C (0,5đ) Ta có PTHH A + 2HCl  ACl2 + H2 (1) B + 2HCl  BCl2 + H2 (2) C + 2HCl  CCl2 + H2 (3) Giả sử nguyên tử khối của A là 3x (0,5đ) => Nguyên tử khối của B là 5x => Nguyên tử khối của C là 7x Gọi số mol của A trong 11,6g hỗn hợp là 4a mol => số mol của B trong 11,6g hỗn hợp là 2a mol => số mol của C trong 11,6g hỗn hợp là a mol Theo đề  n = 7,84 = 0,35 (mol) (0,5đ) H2 22,4 Theo (1) n = n = 4a mol H2 A Theo (2) n = n = 2a mol H2 B Theo (3) n = n = a mol H2 C => 4a + 2a + a = 0,35 => a = 0,05 mol Ta lại có : 3x . 4 . 0,05 + 5x .2 . 0,05 + 7x . 0,05 = 11,6 (0,5đ) => x = 8 => MA = 3x = 3.8 = 24(g) => MB = 40g => MC = 56g Vậy A : Mg ( tên là magie) B : Ca ( tên là canxi ) C : Fe ( tên là sắt ) Câu 9 (2điểm) Ta có PTHH (0,5đ) t o FeO + H2  Fe + H2O (1) t o Fe2O3 + 3H2  2Fe + 3H2O (2) Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu (3) Gọi số mol FeO , Fe2O3 , Fe trong 7,08 g hỗn hợp lần lượt là x, y, z ta có 72x + 160y + 56z = 7,08 (I) Theo (1) nFe = nFeO = x mol (0,5đ) 10
  6. Đề thi HSG cấp huyện môn Hóa học lớp 9 (25 đề + đáp án) Theo (2) n = 2n = 2y mol Fe Fe2O3 => 56x + 56 .2y + 56z = 5,88 (II) Theo (3) n = n = z mol Cu Fe => 72x + 160y + 64z = 7,44 (III) (0,5đ) Từ (I) , (II) , (III) ta có 72x + 160y + 56z = 7,08 x = 0,03 mol 56x + 112y + 56z = 5,88 => y = 0,015 mol 72x + 160y + 64z = 7,44 z = 0,045 mol => mFeO = 72 . 0,03 = 2,16 (g) (0,5đ) m = 160 . 0,015 = 2,4 (g) Fe2O3 m = 7,08 - 2,16 - 2,4 = 2,52 (g) Fe Câu 10 (2điểm) a. (1,0điểm) Đặt công thức hóa học của oxit kim loại là AxOy Phương trình hóa học có thể có to 1. yCO + AxOy  xA + yCO2 2. CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O 3. 2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2 5 nCaCO3 = = 0,05 mol ; n Ca(OH)2 = 0,025.2,5 = 0,0625 mol 100 4 n AxOy = mol xMA 16 y Khi cho X vào dd Ca(OH)2 có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: Chỉ xảy ra phản ứng 2 Theo (2) (1) n CO2 = n CaCO3 = 0,05 mol 1 4 0,05 Theo 1: n AxOy = n CO2  = y xMA 16 y y 2y 2y -> MA = 32.  nghiệm phù hợp là = 2 x x -> x=y=1 và MA = 32.2 = 64 g/mol  CTHH oxit là CuO Trường hợp 2: xảy ra cả phản ứng 2 và 3 Theo 2: n CO2 = n Ca(OH)2 = n CaCO3 = 0,05 mol n Ca(OH)2 ở phản ứng 3 = 0,0625 – 0,05 = 0,0125 mol Theo (3) n CO2 = 2 n Ca(OH)2 = 0,0125 . 2 = 0,025 mol n CO2 (2) + n CO2 (3) = 0,05 + 0,025 = 0,075 mol 1 4 1 Theo 1: n AxOy = n CO2  = . 0,075 y xMA 16 y y 2y 2y x 2 -> MA = 18,67 .  Nghiệm phù hợp là = 3  = x x y 3 -> x= 2; y= 3 và MA = 56 g/mol-> công thức hóa học cần tìm là Fe2O3 b. (1,0điểm) Theo đề bài thì X gồm CO dư sau (1) và CO2(1) . MX = 19.2 = 38 g/mol Đặt số mol CO2, CO trong X lần lượt là x, y 11
  7. Đề thi HSG cấp huyện môn Hóa học lớp 9 (25 đề + đáp án) Theo đề bài 44x 28 y = 39  x = 5 (I) x y y 3 TH 1: Theo 1: n CO = n CO2 = 0,05 mol = x. Thay x=0,05 vào (I) y= 0,03 mol = n CO dư Tổng số mol CO = 0,03 + 0,05 = 0,08 mol V CO = 0,08 . 22,4 = 1,792 lít TH 2: Theo 1: n CO = n CO2 = 0,075 mol = x. Thay x=0,075 vào (I) y= 0,045 mol = n CO dư Tổng số mol CO = 0,045 + 0,075 = 0,12 mol V CO = 0,12 . 22,4 = 2,688 lít Chú ý: Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa Hết 12