Đề thi học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Ba Vì (Có đáp án)
Câu III: (4,0 điểm)
1/ Cho 4,6 gam Na tác dụng 200 gam dung dịch CuSO4 8%, phản ứng xong thu được dung dịch X.
a/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
b/ Cho dung dịch X vào dung dịch BaCl2 20% (vừa đủ), phản ứng xong thu được dung dịch Y. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Y.
1/ Cho 4,6 gam Na tác dụng 200 gam dung dịch CuSO4 8%, phản ứng xong thu được dung dịch X.
a/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
b/ Cho dung dịch X vào dung dịch BaCl2 20% (vừa đủ), phản ứng xong thu được dung dịch Y. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Y.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Ba Vì (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_20.pdf
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Ba Vì (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN- LỚP 9 HUYỆN BA VÌ Năm học 2017 - 2018 Môn thi: Hóa học Ngày thi: 24 -11-2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút ( Đề thi gồm 02 trang) Câu I: ( 5,0 điểm) 1/ Xác định A, B, C, D, E, F và viết phương trình thực hiện chuyển hoá sau với đầy đủ điều kiện (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng) A ⎯⎯⎯→+O2 B ⎯ ⎯⎯⎯→ddNaOH C D ⎯⎯⎯→ddH Cl B E ⎯⎯⎯→+HO2 F ⎯⎯⎯→+Cu B Cho biết A là thành phần chính của quặng pirit sắt. 2/ Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn M. Hoà tan hết M trong H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ) được dung dịch A và khí B. Khí B tác dụng với dung dịch NaOH được dung dịch X. X vừa tác dụng được với dung dịch BaCl2, vừa tác dụng với dung dịch KOH. A tác dụng với dung dịch KOH. Xác định thành phần M, A, B, X, viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu II: (4,5 điểm) 1/ Nhúng lá Zn vào 500ml dung dịch Pb(NO3)2 2M, sau một thời gian, lấy lá Zn ra cân lại thấy nặng hơn so với ban đầu 2,84 gam. a/ Tính khối lượng Pb sinh ra bám vào lá Zn. b/ Tính nồng độ M của muối có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). 2/ Trộn V1 lít dung dịch HCl 0,6M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1 và V2 biết rằng 0,6 lít dung dịch A có thể hòa tan hết với 1,02 gam Al2O3 (coi sự pha trộn không làm thay đổi thể tích). Câu III: (4,0 điểm) 1/ Cho 4,6 gam Na tác dụng 200 gam dung dịch CuSO4 8%, phản ứng xong thu được dung dịch X. a/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X. b/ Cho dung dịch X vào dung dịch BaCl2 20% (vừa đủ), phản ứng xong thu được dung dịch Y. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Y. 2/ Cho hỗn hợp chất rắn gồm: FeCl3, AlCl3 và BaCl2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Câu IV: (2,5 điểm) 1/ Có ba gói phân bón hóa học bị mất nhãn: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và supephotphat (phân lân) Ca(H2PO4)2. Trong điều kiện ở nông thôn có thể phân biệt được ba gói đó không? Viết phương trình phản ứng. 2/ Hòa tan hết 15 gam hỗn hợp gồm Ba, Ca, Fe, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 10,08 lít H2 (ở đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính giá trị m. Câu V: (4,0 điểm) Hoà tan 43,71 gam hỗn hợp M gồm 3 muối (Cacbonat, Hiđrocacbonat, Clorua) của một kim loại kiềm (hoá trị I) vào dung dịch HCl 10,52% (D = 1,05 g/ml) lấy dư, được dung dịch A và 17,6 gam khí B. Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, được 68,88 gam kết tủa. - Phần 2: Phản ứng vừa đủ với 125 ml dung dịch KOH 0,8M sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 29,68 gam hỗn hợp muối khan.
- 1/ Xác định tên kim loại kiềm. 2/ Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp M. 3/ Tính thể tích dung dịch HCl 10,52% đã dùng. (H= 1, O = 16, S = 32, P = 31, Cu = 64, Mg = 24, C = 12, Na = 23, Fe = 56, Zn = 65, Ba = 137, Pb = 207, Ca = 40, Cl = 35,5, Al = 27, N = 14, K = 39, Ag = 108) Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN- LỚP 9 HUYỆN BA VÌ Năm học 2017-2018 ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC Ngày thi: 24-11-2017 Nội dung tóm tắt Điểm Câu I 5,0 1/ 2,5 Xác định đúng các chất 0,75 A là FeS2 D là Na2SO3 B là SO2 E là SO3 C là NaHSO3 F là H2SO4 - Viết đúng, đủ 7 PTHH 7x0,25 =1,75 2/ 2,5 - Xác định đúng, đủ thành phần của: 0,5 Chất rắn M chứa: Cu (dư) và CuO Dung dịch A chứa: CuSO4 Khí B: SO2 Dung dịch X chứa: Na2SO3, NaHSO3. - Viết đúng, đủ 8 PTHH 8x0,25 =2,0 Câu II: 4,5 1/ 2,0 - Đặt số mol Zn phản ứng là x (mol) - Viết đúng PTHH: Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb 0,25 - Khối lượng lá Zn sau phản ứng lấy ra tăng: 207x – 65x = 2,84 x = 0,02. Tính được mPb = 4,14 gam 0,5 Dung dịch sau phản ứng chứa: Pb(NO3)2 (dư), Zn(NO3)2 0,25 Tính được Nồng độ M của dung dịch Zn(NO3)2 : 0,04M 0,5 Nồng độ M của dung dịch Pb(NO3)2 (dư) : 1,96M 0,5 2/ 2,5 Thể tích dung dịch A: V1 + V2 = 0,6 ( *) 0,25 Trộn dung dịch HCl với dung dịch NaOH: NaOH + HCl → NaCl + H2O (1) 0,25 - Xét trường hợp 1: NaOH dư Theo (1) nNaOH phản ứng = nHCl = 0,6V1 0,25 NaOH dư phản ứng với Al2O3 2NaOH + Al2O3 2NaAlO2 + H2O 0,25 0,02 0,01 (mol) NaOH dư là : 0,4V2 – 0,6V1 = 0,02 (* *) 0,25 Từ (*) và ( ) được : V1 = 0,22 lít, V2 = 0,38 lít 0,25
- - Xét trường hợp 2: HCl dư Theo (1) nHCl phản ứng = nNaOH = 0,4V2 0,25 HCl dư phản ứng với Al2O3 Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 +3H2O 0,25 0,01 0,06 (mol) HCl dư là : 0,6V1 – 0,4V2 = 0,06 ( ) 0,25 Từ(*) với ( ) được: V1 = 0,3 lít, V2 = 0,3 lít 0,25 Câu III 4,0 1/ 2,0 Cho Na vào dung dịch CuSO4: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 0,25 2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2 + Na2SO4 0,25 - Tính được khối lương dung dịch X: 194,6 gam 0,5 - Xác đinh dung dịch X: Na2SO4. Tính C % Na2SO4 7,3% 0,25 Dung dịch X tác dụng dung dịch BaCl2: Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl 0,25 Dung dịch Y: NaCl - Tính được: mddY = 275,3 gam 0,25 C%Y 4,25 % 0,25 2/ 2,0 Cho hỗn hợp rắn vào nước được dung dịch hỗn hợp. - Dùng dung dịch NaOH dư cho vào dung dịch hỗn hợp, lọc kết tủa Fe(OH)3 cho tác 0,25 dụng dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được FeCl3. - Sục khí CO2 dư vào nước lọc, phản ứng xong lọc kết tủa Al(OH)3 cho vào dung dịch HCl dư, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được AlCl3. 0,25 - Dùng dung dịch Na2CO3 dư vào phần nước lọc còn lại, phản ứng xong lọc kết tủa BaCO3 cho vào dung dịch HCl dư, sau đó đem cô cạn dung dịch được BaCl2. 0,25 HS viết đúng đủ: 9 PTHH 1,25 Câu IV: 2,5 1/ 1,0 Dùng dung dịch Ca(OH)2 phân biệt được 3 gói phân bón hóa học - KCl không phản ứng 0,5 - Tạo khí mùi khai: Nhận biết được NH4NO3 - Tạo Ca3(PO4)2 kết tủa trắng: Nhận biết được Ca(H2PO4)2 Viết đúng, đủ 2 PTHH 0,5 2/ 1,5 - Viết đúng, đủ 4 PTHH 1,0 - Áp dụng định luật BTKL, tính được: m = 58,2 gam. 0,5 Câu V 4,0 - Đặt CTHH của 3 muối cacbonat: X2CO3, XHCO3, XCl. Có số mol lần lượt là x, y z Ta có: mhh M = (2X + 60)x + (X+ 61)y + (X + 35,5)z = 43,71 (I) 0,25 1/ - Viết đúng, đủ 5 PTHH 1,25 Xác đinh được khí B là CO2, dung dịch A: XCl, HCl dư (đặt a mol) Ta có số mol CO2: x + y = 0,4 (II) 0,25
- - Phần 1: Sau phản ứng, số mol AgCl thu được: 2x + y + z 0,25 0,5a + = 0,48 (III) 2 - Phần 2: Số mol KOH: 0,5a = 0,1, suy ra: a = 0,2 0,25 Muối khan thu được (KCl, XCl), có khối lượng: 0,25 0,5a. 74,5 + (X+35,5) = 29,68 (IV) Từ a = 0,2, kết hợp (III), (IV) giải ra được X = 23. Kim loại X là Natri (Na) 0,5 2/ Từ a = 0,2, kết hợp (I), (II), (III), giải ra được: x = 0,3, y = 0,1, z = 0,06 Tính được, trong hỗn hợp M có: % Na2CO3 72,75% % NaHCO3 19,22% 0,5 % NaCl 8,03% 3/ Tính được: Số mol HCl đã dùng: 2x + y + a = 0,9 (mol) Khối lượng dung dịch HCl 10,52% bằng: 312,26 (gam) 0,25 Thể tích dung dịch HCl 10,52% đã dùng: 297,39 (ml) 0,25 Chú ý khi chấm: - Thí sinh có thể giải bài toán theo các cách khác nhau, nếu lập luận đúng và ra kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. - Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm chi tiết đến 0,25 điểm và không làm tròn điểm toàn bài thi.