Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Hợp Hưng (Có đáp án)

Câu 3: (4,0 điểm).
Kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn-xi: “Đó là kiệt
tác của bác Bơ-men”. Theo em Chiếc lá cuối cùng ấy có phải là một kiệt tác không? Hãy
chứng minh.
pdf 3 trang Hải Đông 21/02/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Hợp Hưng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_hop_hung.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Hợp Hưng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG HƯNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS HỢP HƯNG Môn: TIẾNG ANH - Lớp 8 Thời gian: 120 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) Câu I: (6,0 điểm). Người ăn xin. Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. ( Theo Tuốc- ghê- nhép, SGK Ngữ văn 9, tập một, 2007, tr22 ) Từ nội dung câu chuyện trên, em hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống. Câu 3: (4,0 điểm). Kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn-xi: “Đó là kiệt tác của bác Bơ-men”. Theo em Chiếc lá cuối cùng ấy có phải là một kiệt tác không? Hãy chứng minh. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh: Giám thị 1 (Họ tên và ký) Giám thị 2 (Họ tên và ký)
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (6,0 điểm). A- Yêu cầu về nội dung: + Bài làm có thể viết theo nhiều cách, song cơ bản đạt được những nội dung sau: + Vấn đề nghị luận: Bàn về việc cho và nhận trong cuộc sống. + Ý nghĩa của câu chuyện: Kể về việc cho và nhận của cậu bé và ông lão ăn xin. Qua đó, nhằm ngợi ca cách ứng xử đẹp, nhân ái giữa con người với con người. * Bàn luận: + Suy ngẫm về việc cho và nhận của cậu bé và ông lão. + Suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống. → Cho và nhận đâu chỉ là vật chất, có thể chỉ là tinh thần, một câu nói, một cử chỉ, một lời động viên chân thành nhưng ý nghĩa vô cùng lớn lao. + Rút ra bài học: Thái độ khi cho và nhận cần chân thành và có văn hóa. + Kết bài: Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân đối với những người xung quanh. B- Yêu cầu kĩ năng: + Lập văn bản nghị luận xã hội có bố cục 3 phần rõ ràng. + Biết vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, bình luận đánh giá vấn đề. + Xác lập ý ( luận điểm) sáng tỏ chặt chẽ, lô gic. + Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục, hạn chế mắc các lỗi về văn bản. + Tư liệu: Dựa vào văn bản và đời sống thực tế. Biểu điểm: - Điểm 5,5→6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát. - Điểm 3,5→5: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt. - Điểm 1,5→3: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận chưa chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
  3. - Điểm 0,5→1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được 1/2 yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0: Để giấy trắng Câu 2: (4,0 điểm). 1.Về kĩ năng: (2,0 đ) - Viết đúng kiểu bài lập luận chứng minh ; - Bài viết có kết cấu, lập luận chặt chẽ; dẫn chứng rõ ràng; - Bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối ; diễn đạt trôi chảy ; - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 2. Về nội dung: (8,0 đ) a) Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề cần chứng minh b) Thân bài (7,0 đ) Khẳng định “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác, vì: - Nó được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt. (1,0đ) - Nó có giá trị nhân sinh (cứu người). (1,0đ) - Cái giá của nó quá đắt: cứu được một người nhưng lại cướp đi mạng sống của chính người tạo ra nó. (1,0đ) - Là kết tinh của trái tim nhân đạo và nghệ thuật. (1,0đ) - Đảo ngược tình thế của câu chuyện, làm cho câu chuyện bất ngờ hấp dẫn. (1,0đ) - HS lấy được dẫn chứng có trong tác phẩm để chứng minh cho các luận điểm trên. (2,0đ) c) Kết bài: (0,5đ) khẳng định lại vấn đề. * Lưu ý: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó giám khảo (GK) có thể vận dụng linh họat, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); - GK nên khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí. Có thể thưởng điểm cho các bài viết sáng tạo song không vượt quá khung điểm của mỗi câu theo quy định.