Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)

Câu 1: (4 điểm) Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX,Nhật Bản thoát khỏi số phận của 1 nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc? Hãy liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam lúc bấy giờ.
doc 8 trang Hải Đông 20/01/2024 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_11_nam_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPTDTNT N' TRANG LƠNG KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4 điểm) Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX,Nhật Bản thoát khỏi số phận của 1 nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc? Hãy liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam lúc bấy giờ. Đáp án câu 1: Câu Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á cuối thế kỉ 4 điểm 1 XIX, đầu thế kỉ XX,Nhật Bản thoát khỏi số phận của 1 nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc? Hãy liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam lúc bấy giờ. * Vì sao : 0,5điểm -Vì: Trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã tiến hành công cuộc cải cách: *Hoàn cảnh nước Nhật trước cải cách: 0.75 điểm • Chính trị: Đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Mạc phủ ở Nhật Bản lâm vào khủng hoảng suy yếu. • Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên, trong khi đó mầm mống kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng. • Xã hội: Đứng trước nguy cơ xâm lược bên ngoài từ các nước tư sản Âu - Mĩ buộc Nhật phải "mở cửa", kí các bản hiệp ước bất bình đẳng, làm cho phong trào đấu tranh chống Mạc phủ ngày càng phát triển. *Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị: 1.75đ - Tháng 1/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Mây-gi- i) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách. + Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do + Về kinh tế: Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa. + Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược. + Giáo dục: Chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học phương Tây • Tính chất - ý nghĩa -Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật, đưa nước Nhật thoát khỏi số phận thuộc địa và trở thành một nước đế quốc *Liên hệ với Trung Quốc, Việt Nam: 1.0 đ -Khác với Nhật Bản, cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, cả Trung Quốc và Việt Nam đều bị các nước đế quốc phương Tây chinh phục và nô dịch vì: +Ở Trung Quốc, các chính sách cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu được vua Quang Tự ủng hộ nhưng đã gặp thất bại vì sự cản trở, phá hoại của các thế lực phong kiến bảo thủ do Từ Hi thái hậu đứng đầu. Hậu quả là Trung Quốc trở thành nước
  3. nửa thuộc địa, nửa phong kiến bị tư bản phương Tây xâu xé. +Ở Việt Nam,lực lượng bảo thủ gồm các quan lại nhà Nguyễn do vua Tự Đức đứng đầu đã thực hiện những chính sách thủ cựu về đối nội và đối ngoại, đã khước từ những đề nghị cải cách của nhóm duy tân do Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ đề xuất. Hậu quả là Việt Nam đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Câu 2: ( 4 điểm): Nêu nhiệm vụ, tính chất của Cách mạng tháng Mười? Tại sao Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử? Đáp án câu 2: Câu 2 (4 điểm): Nêu nhiệm vụ, tính chất của Cách mạng tháng Mười? Tại sao Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử? a) Nhiệm vụ.: 1.5đ - Tình hình nước Nga sau Cách mạng Tháng Hai: Cuộc Cách mạng tháng Hai do Đảng vô sản lãnh đạo, động lực là quần chúng 0,5 nhân dân. Tuy nhiên sau cách mạng, nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, mâu thuẫn với nhau về quyền lợi: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết đại biểu công nhân và binh lính. - Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải 0,5 quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. > Yêu cầu của cách mạng chưa được thực hiện. - Luận cương tháng 4 của Lê nin: chỉ ra con đường chuyển từ cách 0,25 mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Yêu cầu: lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân 0,25 lao động, xóa bỏ áp bức bóc lột, giải quyết vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. b) Tính chất. 1.0 - Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga là giai cấp vô sản 0,25 đứng đầu, với đội tiên phong là Đảng Bôn sê vích Nga. - Lực lượng tham gia bao gồm nhiều tầng lớp, giai cấp, động lực chủ 0,25 yếu là công – nông. - Kết quả : Chính quyền Xô viết giành được thắng lợi trên khắp 0,25 nước Nga, đập tan ách áp bức bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động, đưa công nhân và nhân dân lên nắm chính quyền, tiến lên chủ nghĩa xã hội. - Kết luận: đây là cuộc cách mạng vô sản ( cách mạng xã hội chủ 0.25
  4. nghĩa), đồng thời cũng là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. c) Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử: 1.5 - Đối với nước Nga: + Mở ra một kỷ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga. 0.25 + Lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc được giải phóng, thoát khỏi mọi xiềng xích nô lệ, làm chủ đất nước. 0.25 + Sự ra đời của Nhà nước XHCN đã đưa nhân dân lên nắm chính quyền ở một nước chiếm 1/6 diện tích thế giới. 0.25 - Đối với thế giới: + Có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong 0.25 trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc. + Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc 0.25 tế, chỉ ra cho họ con đường đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống CNTB. 0.25 + Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Câu 3: Trách nhiệm của triều đình Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay Pháp? Đáp án câu 3: Câu 3 Trách nhiệm của triều đình Nguyễn trong việc để mất 4 điểm nước ta vào tay Pháp? 1. Trước khi bị xâm lược 0.5 điểm - Từ khi thành lập , nhà Nguyễn thi hành chính sách cai trị 0, 5đ bảo thủ, tăng cường tính chuyên chế, không chú trọng phát triển kinh tế công thương nghiệp, bế quan tỏa cảng, cấm đạo, nền quân sự lạc hậu. Tất cả làm đất nước suy yếu, không đủ sức chống lại sự xâm lược bên ngoài .2. Khi Pháp xâm lược: 3. 5điểm - Nhà Nguyễn cũng có thể bằng con đường đấu tranh vũ 0, 2 5đ trang để bảo vệ độc lập dân tộc:Libê , Êtiopia Tuy nhiên nhà Nguyễn đã không chủ động đấu tranh mà phòng ngự, bị động, thương lượng, từng bước đầu hàng rồi đi đến đầu hàng hoàn toàn bằng việc kí các hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hac mang và Patơnốt. - Nhà Nguyễn không biết đoàn kết với nhân dân chống 0, 5đ Pháp, mà ngược lại xa rời dân, chống lại phong trào chống Pháp của nhân dân, không biết phát huy sức mạnh dân tộc, không có sự chỉ đạo và động viên kịp thời sau chiến thắng của nhân dân : Ví dụ : Lúc đầu nhân dân thực hiện vườn không nhà trống gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng triều Nguyễn chậm chễ do dự không có đường lối đúng đắn để cùng nhân dân chống Pháp khi Pháp bị cầm chân tại Đà
  5. Nẵng suốt mấy tháng , hay việc điều Trương Định phải bãi binh và điều ông đi nhậm chức ở An Giang, ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở Đông Nam Kì -Có nhiều quyết định sai lầm và bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công tiêu diệt địch 2.5đ + Năm 1858, khi Pháp thất thủ ở Đà Nẵng, nhà Nguyễn đã không dốc toàn lực để đánh Pháp + Năm 1859-1860, Pháp chiếm Gia Định, nhưng lâm vào thế vô cùng khó khăn do gặp phải tinh thần quyết chiến của dân ta và phải phân tán lực lượng để chi viện cho nhiều chiến trường, nhưng triều đình chỉ cho xây dựng đại đồn Chí Hòa để thủ hiểm + Năm 1861- 1862, thực dân Pháp tiếp tục đánh chiếm Gia Định lần thứ hai, nhưng gặp phải khó khăn, tổn thất do phong trào đấu tranh của nhân dân ta dâng cao. Tuy nhiên, triều đình đã không đi cùng nhân dân chống Pháp mà lại ra lệnh bãi binh và kí với Pháp bản hàng ước Nhâm Tuất ( 1862) nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì + Năm 1867, do thái độ bạc nhược, quan quân triều đình đã giao nộp 3 tỉnh miền Tây Nam Kì cho Pháp mà không hề có sự kháng cự nào. Đồng thời, triều đình cũng bỏ rơi phong trào kháng chiến của nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì + Từ năm 1867 đến 1873, trong lúc Pháp đang gặp khó khăn do thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp- Phổ,Trước nguy cơ bị Pháp mở rộng xâm lược, triều Nguyễn đã thi hành những chính sách thủ cựu, khước từ những đề nghị duy tân cải cách của Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, + Khi Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất và lần thứ hai ( 1873 và 1882), nhân dân ta đã giành 2 chiến thắng Cầu Giấy , giết chết 2 tướng giặc khiến cho Pháp vô cùng hoang mang. Đây là cơ hội tốt để đánh đuổi thực dân Pháp, nhưng triều Nguyễn lại bỏ lỡ và kí Hiệp ước Giáp Tuất và tiếp tục ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết + Nắm được sự bạc nhược của triều Nguyễn, nhân lúc vua Tự Đức mất, Pháp đem quân đánh Thuận An, triều đình hoang mang xin đình chiến và chấp nhận kí Hiệp ước Hac măng 1883 do Pháp soạn sẵn, sau đó là kí Hiệp ước Patonot 1884, đặt cơ sở cho sự bảo hộ của Pháp ở Việt Nam - Tuy nhiên, cũng còn nhận thấy trong quá trình chống Pháp xâm lược, có nhưng vị quan của triều đình, thận chí cả vua như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Hàm Nghi đã nêu những tấm gương cao cả, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước mà nhân dân ta đời đời kính trọng. 0.25 ->Như vậy, từ chính sách cai trị thiển cận, bảo thủ, đề cao quyền lợi vương triều, triều Nguyễn đã biến việc mất nước
  6. ta vào tay Pháp từ không tất yếu thành tất yếu. Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp hồi cuối thế kỉ XIX là trách nhiệm của một bộ phận vua quan nhà Nguyễn. Câu 4 ( 4 điểm): Vì sao gọi phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1885 đến năm 1896 là phong trào Cần vương? Phong trào đó có những đặc điểm gì? Điều gì chứng tỏ việc hưởng ứng chiếu Cần Vương là danh nghĩa, còn tinh thần yêu nước mới là nét chính trong phong trào này? Đáp án câu 4: Câu Vì sao gọi phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân 4 điểm 4 ta từ năm 1885 đến năm 1896 là phong trào Cần vương? Phong trào đó có những đặc điểm gì? Điều gì chứng tỏ việc hưởng ứng chiếu Cần Vương là danh nghĩa, còn tinh thần yêu nước mới là nét chính trong phong trào này? * Vì sao : 0,5điểm - Năm 1885, chiếu Cần vương được ban ra đã mở đầu một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi, quyết liệt của nhân dân ta kéo dài suốt hơn 10 năm cuối thế kỷ XIX. Phong trào này được gọi là phong trào Cần vương vì nó nổ ra dưới danh nghĩa giúp vua cứu nước. * Đặc điểm: 2,5điểm - Lãnh đạo: là Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và tầng lớp văn 0,5đ thân sĩ phu yêu nước hưởng ứng chiếu Cần vương - Thời gian: Kéo dài từ 1885- 1896 0.25đ - Mục tiêu: Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, 0,5đ khôi phục vương triều phong kiến độc lập có chủ quyền, xây dựng chế độ phong kiến vua hiền, tôi giỏi - Qui mô: Rộng khắp cả nước, chủ yếu ở Bắc Kỳ và Trung 0,25đ Kỳ - Lực lượng tham gia: Văn thân sĩ phu yêu nước, đông đảo 0,25đ quần chúng nhân dân - Hình thức đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang. 0.25đ - Tính chất: Là phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức 0,5đ hệ phong kiến, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc. * Điều chứng tỏ: 1.0 đ - Nhận định trên là đúng vì nó thể hiện rõ bản chất của phong trào Cần Vương - Khi chiếu Cần Vương được ban ra đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước âm ỉ cháy trong nhân dân. Họ tham gia rất tích cực vào các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương. - Khi chiếu Cần Vương được ban hành, bộ phận văn thân, sĩ phu cũng giải tỏa được mâu thuẫn "trung quân ái quốc", nên
  7. đã tham gia rất tích cực vào phong trào Cần Vương. - Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến, một phong trào đấu tranh Cần vương đã diễn ra sôi nổi, với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, kéo dài từ 1885 -1888. - Năm 1888, vua Hàm Nghi bị rơi vào tay giặc. Tôn Thất Thuyết cũng không thể về nước để tiếp tục lãnh đạo phong trào. Tuy nhiên, từ 1888- 1896, mặc dù không còn sự lãnh đạo của triều đình, phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn và ngày càng lan rộng, tiêu biểu như khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Ba Đình Như vậy, hưởng ứng chiếu Cần Vương chỉ là danh nghĩa, còn tinh thần yêu nước là nét chính trong phong trào này. Câu 5 ( 4 điểm): So sánh điểm giống và khác nhau về con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX? Đáp án câu 5: Câu So sánh điểm giống và khác nhau về con đường cứu nước của 4 điểm 5 Phan Bội Châu với phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX? * Điểm giống nhau: 1.0điểm - Đều diễn ra vào những năm đầu thế kỷ XX, xuất phát từ mong 0, 25đ muốn tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc - Đều thể hiện tinh thần yêu nước, đều đi theo khuynh hướng dân chủ 0,5 đ tư sản, đều dựa vào đế quốc bên ngoài để tiến hành - Đều thất bại do thiếu đường lối đúng đắn; không giải quyết được 0,25 đ mâu thuẫn của dân tộc Việt Nam lúc đó. * Điểm khác nhau: 3.0điểm - Xác định kẻ thù trước mắt: 0,5đ + Phan Bội Châu và phong trào Đông du: coi TD Pháp là kẻ thù. + Phan Châu Trinh và phong trào Duy Tân: coi phong kiến là kẻ thù. - Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt: 0, 5đ + Phan Bội Châu và phong trào Đông du: Chống Pháp giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam. + Phan Châu Trinh và phong trào Duy Tân: Đánh đổ nền quân chủ, thực hiện cải cách - Phương pháp đấu tranh: 0.5 đ + Phan Bội Châu và phong trào Đông du: Bạo động vũ trang chống Pháp, dựa vào Nhật đánh Pháp. + Phan Châu Trinh và phong trào Duy Tân: Phản đối bạo động. Tiến hành canh tân, cải cách xã hội. Dựa vào Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến - Những hoạt động chính: 1. 5 đ
  8. + Phan Bội Châu: * Năm 1904, lập Hội Duy tân, tổ chức phong trào Đông Du ( 1908) , đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học * Năm 1912: thành lập Việt Nam Quang Phục hội, cử người về nước ám sát thực dân Pháp + Phan Châu Trinh: * Năm 1906 cùng các sĩ phu mở cuộc vận động duy tân ở Trung Kì như chấn hưng kinh tế, lập hội kinh doanh, mở trường dạy học theo lối mới, cải cách trang phục, lối sống * Cuộc vận động Duy tân đã biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)