Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

Câu 1: (4.0 điểm)
Vì sao năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng? Em hãy trình bày và rút ra tính chất của hai cuộc cách mạng đó? Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và liên hệ với cách mạng Việt Nam?
doc 6 trang Hải Đông 20/01/2024 2840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_11_nam_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ; LỚP 11
  2. 2 ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4.0 điểm) Vì sao năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng? Em hãy trình bày và rút ra tính chất của hai cuộc cách mạng đó? Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và liên hệ với cách mạng Việt Nam? Đáp án câu 1: * Nước Nga bùng nổ hai cuộc cách mạng năm 1917 vì: (1,5đ) - Đầu năm 1917, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở nước Nga đứng trước một cuộc cách mạng, Nước Nga tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất làm mâu thuẫn xã hội lên cao và cách mạng tháng Hai năm 1917 bùng nổ. - Sau cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại - Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi (7-11-1917) * Tính chất: (0,5đ) - Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (chống phong kiến nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo) - Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng XHCN (vô sản đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, giành chính quyền đưa đất nước đi lên xây dựng CNXH) * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười: (1,5đ) - Đối với nước Nga: Mở ra một kỷ nguyên mới, làm thay đổi tình hình đất nước và số phận của hàng triệu người Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng, đứng lên làm chủ đất nước, xây dựng một chế độ mới, chế độ XHCN, - Đối với thế giới: +Phá vỡ trận tuyến của CNTB, + Xuất hiện nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đối lập với hệ thống TBCN +Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, * Liên hệ với Việt Nam (0,5đ) Nguyễn Ái Quốc đã đọc được Sơ thảo lần thứ nhất "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" năm 1920 và quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường của cách mạng tháng Mười, Câu 2: (4.0 điểm) Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa đế quốc như thế nào? Cho biết đặc điểm và hậu quả? Đáp án câu 2: a. Nhật Bản nhanh chóng trở thành một nước đế quốc: (2đ) Từ sau cải cách, chủ nghĩa tư bản ở Nhật phát triển nhanh chóng. Cuối thế kỉ XIX, Nhật chuyển nhanh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với các biểu hiện: - Sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), để bành trướng thế lực và mở rộng xâm chiếm thị
  3. 3 trường, Nhật tiến hành đấu tranh thủ tiêu các hiệp ước bất bình đẳng mà chính phủ Nhật đã kí trước đây, giành được quyền ngang hang với các nước tư bản Tây Âu và Mĩ. - Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở Nhật kéo theo sự tập trung trong công, thương nghiệp và ngân hàng làm hình thành nhiều công ti độc quyền (tiêu biểu là Mít-su-bi si và Mít-xưi). b. Đặc điểm và hệ quả: (2đ) - Đặc điểm: Cuộc Duy tân Minh Trị thực chất là cuộc cách mạng tư sản. Sau cải cách, chủ nghĩa tư bản Nhật phát triển nhanh chóng và chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, song song với các tư bản phương Tây, nhưng chủ nghĩa đế quốc Nhật có đặc điểm riêng, đó là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt: + Giai cấp phong kiến nắm quyền: duy trì tầng lớp phong kiến quân phiệt (quý tộc, võ sĩ). + Chế độ sở hữu ruộng đất vẫn tồn tại. + Thực hiện chiến tranh xâm lược, chú ý phát triển công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là ngành hàng hải. -Hệ quả: + Công nghiệp phát triển, số lượng công nhân tang nhanh: năm 1890, tang gấp đôi so với năm 1866 (346.000 người). Công nhân bị bóc lột nặng nề: làm việc từ 12 giờ đến 14 giờ mỗi ngày, lương thấp, không được pháp luật bảo vệ. + Do đó, phong trào đấu tranh bùng nổ. Năm 1890, bãi công và biểu tình lan rộng cả nước. Lúc này Ca-tai-a-ma Xen đã truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học vào phong trào công nhân. Năm 1901, Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản thành lập. Câu 3 (4.0 điểm) Hoàn cảnh ra đời và tác dụng của chiếu Cần Vương. Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Ý nghĩa và bài học lịch sử về phong trào Cần Vương trong lịch sử dân tộc? Đáp án câu 3: * Hoàn cảnh ra đời chiếu Cần Vương (0, 75đ) - Do cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại, lực lượng kháng chiến chống Pháp tản mát => Tôn Thất thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương để tập hợp lực lượng thực hiện kháng chiến. * Tác dụng của chiếu Cần vương. (1đ) - Khơi dậy, cổ vũ phong trào kháng chiến của nhân dân ta. - Tập hợp lực lượng hình thành một phong trào mạnh với những trung tâm kháng chiến lớn gây cho Pháp nhiều tổn thất và cản trở công cuộc bình định của chúng. * Đông đảo nhân dân ủng hộ chiếu Cần Vương vì: (0,75đ) - Đó là chiếu chỉ của nhà vua yêu nước đại diện cho triều đình kháng chiến. - Nhân dân có lòng nồng nàn yêu nước, oán giận bộ phận vua quan phong kiến nhu nhược và lòng căm thù thực dân Pháp xâm lược.
  4. 4 - Chiếu Cần vương đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng đấu tranh giành tự do của đại đa số nhân dân. * Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm: (1,5đ) - Thể hiện tinh thần đấu tranh và ý chí bất khuất của nhân dân ta. - Phong trào mang tính sâu sắc lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. - Góp phần bồi dưỡng truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và thái độ bất hợp tác với kẻ thù. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu ( tập hợp lực lượng, sử dụng phương pháp đấu tranh, xây dựng căn cứ, thống nhất hành động )cho công cuộc giải phóng dân tộc ở giai đoạn sau này. Câu 4: (3,5 điểm) Việt Nam mất vào tay tư bản Pháp cuối thế kỉ XIX có phải tất yếu không? Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước? Đáp án câu 4: -Việc mất nước không phải là tất yếu +Trong thực tế, đã có những quốc gia giành thắng lợi trong việc đương đầu với cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, giữ vững nền độc lập dân tộc: Nhật Bản, Xiêm, Ê-ti-ô-pi-a .(0,25đ) + Nhân dân ta, ngay từ giờ phút đầu của cuộc chiến đấu đã biết tự nguyện tạm gác mối thù giai cấp, đứng lên bảo vệ Tổ quốc dưới lá cờ của triều đình, đã có lúc dồn bọn pháp vào vòng khốn đốn, muốn rút quân về nước (như năm 1860, 1873). (0,5đ) + chính vì triều Nguyễn đối lập sâu sắc với nhân dân cả nước, nên nhanh chóng từ bỏ vai trò lãnh đạo, rồi bắt tay với kẻ thù dân tộc để đàn áp, thống trị nhân dân, đã đặt cuộc kháng chiến của nhân dân trong tình trạng không có lãnh đạo để rồi thất bại. (0,5đ). + Đứng trước nguy cơ tồn vong của dân tộc, nhà Nguyễn vẫn không hề thay đổi chính sách cai trị về các mặt, làm cho đất nước ngày càng suy yếu hơn. Khả năng bảo vệ độc lập dân tộc đã nhanh chóng bị triệt tiêu, và đến một lúc nào đó, thì việc mất nước trở thành tất yếu. Nhà Nguyễn đã biến việc nước ta mất vào tay Pháp từ chỗ không tất yếu thành tất yếu. (0,5đ) -Trách nhiệm để mất nước thuộc về nhà nguyễn + Trước họa xâm lăng, triều Nguyễn vẫn khư khư giữ chính sách bảo thủ, thậm chí phản động, không thực hiện cải cách Duy tân, từ chối cả những đề nghị cải cách của những người có tâm huyết để tăng thêm tiềm lực cho đất nước. (0,5đ) • Đối với Pháp: ngay từ đầu, nhà vua và một số quan lại triều đình đã có tư tưởng sợ Pháp, có ảo tưởng thông qua việc thương thuyết để giữ nền độc lập (0,25đ) • Đối với nhân dân: triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, không dám dựa vào nhân dân, không phát động được cuộc kháng chiến của nhân dân (0,25đ)
  5. 5 + Triều đình không có đường lối, phương pháp kháng chiến đúng đắn (0,25đ) Như vậy, triều đình Huế vừa sợ Pháp, vừa sợ dân. Sợ dân nên triều đình chống lại nhân dân, bỏ rơi cuộc chiến đấu của nhân dân, thậm chí ngăn cản nhân dân chống Pháp. Sợ Pháp, triều đình có thái độ ngược lại, dựa vào Pháp, cầu hòa với Pháp Điều đó thể hiện sai lầm của nhà Nguyễn: chống lại nhân dân, từng bước đầu hàng Pháp. (1đ) Vì vậy, hiểm họa mất nước có thể tránh được, tức là không tất yếu, nhưng với những chính sách của nhà Nguyễn, việc mất nước trở thành tất yếu. Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc vè nhà Nguyễn. Câu 5: (4,5 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến cưới thế kỉ XIX, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đáp án câu 5: -Xuất xứ câu nói: khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và bị đưa ra chém ông đã khẳng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.(0,25đ) -Ý nghĩa câu nói: khẳng định tinh thần quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. (0,25đ) -Chứng minh: + Tại mặt trận Đà Nẵng: Ngay từ khi liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng xâm lược, nhân dân đã anh dũng chiến đấu và thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. (0,25đ) + Mặt trận Gia Định: khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định các đội nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc Pháp phá hủy thành và rút xuống tàu chiến. (0,25đ) + Miền Đông Nam Kì: khi Pháp chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công (0,25đ); Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Et-pê-răng (Hi Vọng) của gặc trên sông vàm Cỏ Đông (Thôn Nhật Tảo) (0,25đ). Sau khi triều đình kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, phong trào chống Pháp vẫn tiếp tục lên cao, tiêu biểu là khởi nghĩa Trương Định (1862-1864) ở Định Tường (0,25đ) + Miền Tây Nam Kì khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì: • Một số nhà nho yêu nước tìm đường ra Bình Thuận lập ra Đồng Châu Xã do Nguyễn Thông đứng đầu .(0,25đ) • Đấu tranh bằng văn học như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị (0,25đ) • Đấu tranh vũ trang như: Phan Tôn, Phan Liêm chỉ huy nghĩa quân hoạt động mạnh ở Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh .trong hai năm 1867-1868; nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá (6/1868) (0,25đ); Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa
  6. 6 Huân) ở Long Trì-Mĩ Tho năm 1875; Khởi nghĩa Trương Quyền ở Tây Ninh (1878) đã phối hợp với người Khơme và người Thượng. (0,25đ) + Phong trào Cần Vương với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: • Khởi nghĩa Bãi sậy (1883-1887) do Đinh Gia Quế, từ 1885 là Nguyễn Thiện thuật lãnh đạo. (0,25đ) • Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo. (0,25đ) • Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1896) do Tống Duy Tân và Cầm Bá Thước lãnh đạo (0,25đ)S • Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo. (0,25đ) + Phong trào nông dân Yên Thế (1883-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. (0,25đ) + Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi và các dân tộc thiểu số như nguời thái, Mường, Mông, Hoa .(0,25đ) HẾT