Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Có đáp án)

Câu 1: (8.0 điểm): Một con chó tham ăn, một hôm nó đớp được miếng thịt của làng bày ra đình để khao làng. Con chó ba chân bốn cẳng tha miếng thịt đến bờ sông. Sợ người làng đuổi theo nên nó chạy về phía cầu để qua sông tẩu thoát. Khi đến giữa cầu, nó nhìn xuống dòng sông, thấy có một con chó khác đang ngoạm miếng thịt to hơn. Con chó tham ăn mới nghĩ: Ta phải cướp miếng thịt của con chó kia mới được. Nghĩ thế nào, làm thế ấy, nó bèn nhả miếng thịt đang ngoạm ra, rồi nhảy xuống sông để tranh miếng thịt với con chó kia. Vừa nhảy xuống sông thì bóng nước tan ra, nó vùng vẫy một thôi một hồi chẳng kiếm được gì, lúc bấy giờ mọi người đổ xô ra cầm đòn đánh chó. Nước cuốn mạnh, con chó bị chìm nghỉm dưới dòng sông.
(Theo Con chó và miếng thịt - Truyện ngụ ngôn Việt Nam – Nguyễn Văn Ngọc, NXB Văn học, 2003.)
Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về cuộc sống?
docx 3 trang Hải Đông 20/01/2024 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_10_nam_2018_truong.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN:NGỮ VĂN LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (8.0 điểm): Một con chó tham ăn, một hôm nó đớp được miếng thịt của làng bày ra đình để khao làng. Con chó ba chân bốn cẳng tha miếng thịt đến bờ sông. Sợ người làng đuổi theo nên nó chạy về phía cầu để qua sông tẩu thoát. Khi đến giữa cầu, nó nhìn xuống dòng sông, thấy có một con chó khác đang ngoạm miếng thịt to hơn. Con chó tham ăn mới nghĩ: Ta phải cướp miếng thịt của con chó kia mới được. Nghĩ thế nào, làm thế ấy, nó bèn nhả miếng thịt đang ngoạm ra, rồi nhảy xuống sông để tranh miếng thịt với con chó kia. Vừa nhảy xuống sông thì bóng nước tan ra, nó vùng vẫy một thôi một hồi chẳng kiếm được gì, lúc bấy giờ mọi người đổ xô ra cầm đòn đánh chó. Nước cuốn mạnh, con chó bị chìm nghỉm dưới dòng sông. (Theo Con chó và miếng thịt - Truyện ngụ ngôn Việt Nam – Nguyễn Văn Ngọc, NXB Văn học, 2003.) Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về cuộc sống? Đáp án câu 1: 1. Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu vấn đề nghị luận 2. Thân bài (11 điểm) a.Giải thích ý kiến (2,5 điểm) - Chuyện kể về một con chó đớp được một miếng thịt trong bữa cỗ làng và vội vàng tẩu thoát. - Khi đi qua chiếc cầu, nhìn xuống dưới thấy một con chó khác đang ngoạm một miếng thịt to hơn. Nó liền nhả miếng thịt đang ngoạm ra lao xuống tranh miếng thịt với con chó kia. - Nó không những không cướp được mà còn bị nước cuốn mạnh chìm nghỉm dưới lòng sông. => Câu chuyện mượn hình tượng con chó tham lam để phê phán những kẻ ngu ngốc thiếu thực tế, Thả mồi bắt bóng. Tham bát bỏ mâm, Thả con cá rô, vồ con săn sắt b. Bình luận (3,0 điểm) Con người nhiều khi không ý thức được giá trị mà mình có, chỉ lo tìm kiếm những thứ viển vông, là cái bóng, là ảo ảnh, là không có thật, vì thế phải nhận những hậu quả đáng tiếc, thứ mà mình đang có cũng tuột khỏi tầm tay. - Cái bóng bao giờ cũng đẹp, cũng lung linh nên con người dễ nhầm tưởng, lòng tham khiến họ lao vào nó mà quên đi thực tế. Câu chuyện trở thành một minh chứng sinh động nhằm phê phán những kẻ tham lam, ngu ngốc, thiếu hiểu biết. - Nhưng mặt khác, tham cũng có giá trị riêng của nó, tính tham sẽ là điều kiện tuyệt vời giúp chúng ta vượt qua những rào cản của bản thân, nhanh chóng chinh phục những mục tiêu xa hơn, lớn hơn, có lòng tham con người mới có động lực phát triển, có tham mới biến ước mơ thành hiện thực. - Tuy nhiên lòng tham tự nó vốn dĩ khó đo lường và kiểm soát. Nếu tham quá đà con người sẽ không làm chủ được bản thân, biến mọi thứ thành tro bụi, hệt như con thú trong truyện, chẳng những đánh mất miếng mồi mà còn mất đi mạng sống của mình nơi lòng sông lạnh lẽo. c. Bài học nhận thức và hành động (1,5 điểm) - Con người phải ý thức được thực tế, phải giữ gìn những gì mình đang có, đừng theo đuổi những cái viển vông. - Chúng ta cần có tham vọng nhưng tham vọng phải có chừng mực, tránh biến thành kẻ tham lam, ngu ngốc, để rồi hối hận cũng không kịp. 3. Kết bài (0,5 điểm) Kết thúc vấn đề nghị luận.
  3. Câu 2. (12.0 điểm) “Nhận xét về phương thức phản ánh hiện thực của văn học dân gian, Sách Giáo Khoa Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một cho rằng: “ trong văn học dân gian, ngoài phương pháp phản ánh hiện thực bằng cách mô tả những sự kiện rút ra từ đời sống thực tế, còn có phương pháp phản ánh hiện thực một cách kì ảo ” Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào? Qua việc phân tích truyện cổ tích Tấm Cám và truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, hãy trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề trên. Đáp án câu 2: I. Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu vấn đề nghị luận II. Thân bài (11 điểm) 1. Giải thích nhận định (3,5 điểm) - Về cơ bản, văn học dân gian có hai phương thức phản ánh đời sống: + Phương thức phản ánh hiện thực bằng cách mô tả những sự kiện rút ra từ đời sống thực tế: tái hiện đời sống từ những gì diễn ra trong hiện thực. Tuy nhiên đó không phải là sự phản ánh “gương” mà từ các sự kiện, hiện tượng của đời sống, bằng khả năng hư cấu, lựa chọn, sắp xếp, cấu trúc lại, tác giả dân gian “mô tả” sinh động “bản chất” của đời sống. + Phương pháp phản ánh hiện thực một cách kì ảo tức là “mô tả những sự kiện chỉ có trong trí tưởng tượng” ( Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một, tr.25) 2. Phân tích, chứng minh ( 5.0 điểm) a. Biểu hiện của Phương thức phản ánh hiện thực bằng cách mô tả những sự kiện rút ra từ đời sống thực tế: Học sinh chỉ ra và phân tích được những sự kiện được rút ra từ đời sống thực tế trong hai tác phẩm ( Sự kiện An Dương Vương xây thành để bảo vệ đất nước; mẹ con Cám bày mưu bức ép, ngược đãi Tấm ) b. Biểu hiện của Phương pháp phản ánh hiện thực một cách kì ảo: - Cơ sở: Xuất phát từ nhận thức về thế giới của người nguyên thủy và đời sống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo nên trong văn học mới phát sinh ra những nhân vật siêu nhiên như thần linh, tiên, bụt - Phương tiện: các nhân vật siêu nhiên có phép màu, có khả thực hiện những sự việc nằm ngoài khả năng của con người như Thần trụ trời, Nữ Oa, thần sông, bụt, tiên, thần linh - Cách thức: các nhân vật siêu nhiên và các yếu tố thần kì thường chỉ xuất hiện khi nhân vật chính gặp những trở ngại không thể vượt qua để giúp họ thực hiện được khát vọng, ước mơ về hạnh phúc và công lí . - Học sinh chỉ ra và phân tích được những biểu hiện của Phương pháp phản ánh hiện thực một cách kì ảo trong hai tác phẩm trên ( thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành, trao lẫy nỏ ,bụt xuất hiện giúp cô Tấm, những lần Tấm hóa thân, ) 3. Đánh giá, mở rộng: (2,5 điểm) - Trong truyện dân gian thường sử dụng hai phương thức phản ánh hiện thực đã bàn ở trên, tùy thể loại mà yếu tố hiện thực hay kì ảo xuất hiện đậm nhạt khác nhau. - Phương pháp phản ánh hiện thực một cách kì ảo là một trong những cách thức làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm và góp phần thể hiện giá trị nhân văn của nó. - Văn học vẫn sử dụng phương thức kì ảo như Truyện truyền kì, Sử kí, Tiểu thuyết chương hồi Đây cũng là một trong những phương thức nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn học đương đại ở nước ta và trên thế giới. III. Kết bài (0,5 điểm): Kết thúc vấn đề nghị luận HẾT