Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)
Câu 1 (8.0 điểm)
“Trong nhịp sống ồn ào, vội vã của cuộc sống hôm nay, đôi khi người ta cũng cần dừng lại, mua thêm cho mình một chút suy tư, một chút nhớ mong, một chút bình yên, để lấy sức và rồi tiếp tục bước đi”. (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, tr.186)
Viết đoạn văn nghị luận với chủ đề “dừng lại” và “tiếp tục bước đi”.
“Trong nhịp sống ồn ào, vội vã của cuộc sống hôm nay, đôi khi người ta cũng cần dừng lại, mua thêm cho mình một chút suy tư, một chút nhớ mong, một chút bình yên, để lấy sức và rồi tiếp tục bước đi”. (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, tr.186)
Viết đoạn văn nghị luận với chủ đề “dừng lại” và “tiếp tục bước đi”.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_11_nam_2018_truong.doc
Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK ĐỀ THI OLIMPIC 10 -3 TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn : NGỮ VĂN LỚP 11 (Đề thi có 01 trang) Thời gian:180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8.0 điểm) “Trong nhịp sống ồn ào, vội vã của cuộc sống hôm nay, đôi khi người ta cũng cần dừng lại, mua thêm cho mình một chút suy tư, một chút nhớ mong, một chút bình yên, để lấy sức và rồi tiếp tục bước đi”. (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, tr.186) Viết đoạn văn nghị luận với chủ đề “dừng lại” và “tiếp tục bước đi”. Hết
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK ĐỀ THI HỌC OLIMPIC 10 -3 TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn : NGỮ VĂN LỚP 11 (Đề thi có 01 trang) Thời gian:180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 (8,0 điểm) A. Đáp án: Học sinh có thể trình bày tự do theo suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo yêu cầu Câu 1 Nội dung Điểm NGHỊ Viết đoạn văn bàn luận về vấn đề: “dừng lại” và “tiếp tục bước đi”. 8,0 LUẬN XÃ 1. Về kiến thức HỘI a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, 0.5 kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề nghị luận; thân bài triển khai thành các ý, vận dụng các thao tác lập luận; kết bài nêu được bài học nhận thức và hành động b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bàn về vấn đề dừng lại và tiếp tục 0.5 bước đi trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và 0,5 hành động. 2. Về kĩ năng - Biết vận dụng những kiến thức xã hội để viết một đoạn văn nghị luận xã hội - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo - Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
- Giải thích 1.5 - Dừng lại : là tạm ngừng các hoạt động trên một hành trình, một quá trình do một nhu cầu nào đó. - Tiếp tục bước đi: là hoat động để đạt đến một mục đích nào đó trên hành trình cuộc sống Nội dung ý kiến: thể hiện hoạt động mang tính nhận thức của con người trên hành trình kiếm tìm các giá trị sống. Bàn luận Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết: - Trong cuộc sống, vì sao cần dừng lại? 1,5 + Vì cuộc sống là một hành trình cần nhiều sức lực nên cần dừng lại để nghỉ ngơi, nạp thêm năng lượng, tiếp tục đường dài. + Vì cuộc sống vốn không đơn giản, luôn đặt ra thử thách, nhiều khúc quanh, bước ngoặt, thậm chí vực sâu, nước xiết nên cần dừng lại để suy nghĩ, suy tư để vượt trở ngại. + Vì cuộc sống không phải là đường thẳng, nhiều ngả rẽ, con đường nên cần dừng lại để lựa chọn đúng đắn. + Vì đường đời đã đi là không trở lại nên cần dừng lại để lưu giữ những điều quý giá. (Mọi con đường có thể đi và quay lại Nhưng đường đời đã đi, không quay lại – R. Gamzatov) + Vì đường đời nhiều bão tố nên nếu tiếp tục sẽ bất an nên phải dừng lại để bình an. - Trong cuộc sống, vì sao cần tiếp tục bước đi? 1,0 + Vì cuộc sống là một hành trình nên nếu không tiếp tục bước đi, ta không bao giờ đến đích. + Vì cuộc sống như dòng sông, luôn vận động, nên tiếp tục bước đi đồng nghĩa với việc con người luôn vận động và phát triển, không bị tụt hậu. + Vì hạnh phúc là hành trình chứ không chỉ là điểm đến nên tiếp tục bước
- đi chính là cách ta kiếm tìm và chiếm lĩnh hạnh phúc. Mở rộng 1.0 + Dừng lại không có nghĩa là bất động; tiếp tục bước đi không đồng nghĩa với sự vận động mang tính bản năng. + Dừng lại và tiếp tục bước đi là hai hoạt động diễn ra thường xuyên, không thể đơn nhất một hoạt động trường kì trong cuộc sống. + Cần nhận thức về thời điểm (khi nào cần dừng lại, khi nào cần tiếp tục bước đi); về mục đích, ý nghĩa (dừng lại hay tiếp tục bước đi để làm gì); về cách thức (dừng lại như thế nào? Tiếp tục bước đi bằng cách nào? Với ai?) để tránh hành động ngẫu hứng, bản năng và vô nghĩa. Bài học nhận thức và hành động 1,5 Cần nhận thức đúng đắn về dừng lại và tiếp tục bước đi, từ đó, bày tỏ quan niệm sống của chính mình và rút ra bài học hành động phù hợp cho bản thân. Biểu điểm: Điểm 7 – 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, đoạn văn có sự sáng tạo. Điểm 5 – 6: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của đề bài, có thể có 1 vài lỗi nhỏ trong dùng từ, viết chính tả. Điểm 3 -4: Về cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề bài nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc lỗ trong cách diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 1 – 2: Hiểu được yêu cầu của dđề nhưng giải thích, chứng minh, bình luận còn lúng túng, còn mắc lỗ trong cách diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 0: Lạc đề, không làm bài. Hết
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK ĐỀ THI OLIMPIC 10 - 3 TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn : NGỮ VĂN LỚP 11 (Đề thi có 01 trang) Thời gian:180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 2 (12,0 điểm): “Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.” (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam 2014, trang 133). Qua một bài thơ của phong trào Thơ mới đã được học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên Hết
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK ĐỀ THI OLIMPIC 10 - 3 TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn : NGỮ VĂN LỚP 11 (Đề thi có 01 trang) Thời gian:180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 2 (12 điểm) *Yêu cầu về kĩ năng: HS có kĩ năng làm bài nghị luận một ý kiến bàn về văn học; có kiến thức về lí luận và tác phẩm văn học; lí lẽ phong phú, dẫn chứng thích hợp, tiêu biểu, toàn diện; bố cục bài viết hợp lí; diễn đạt có chất văn *Yêu cầu cụ thể: 1. Giải thích ý kiến: ““Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.( 2.0 điểm) - Thơ là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. - Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, - Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. - Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sốn khách quan. - Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ. 2. Phân tích, chứng minh (2.0 điểm) Yêu cầu: - Phải chọn được tác phẩm Thơ của phong trào Thơ Mới đã được học trong chương trình Ngữ văn 11 như: Tràng Giang – Huy Cận, Vội vàng- Xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử v.v. - Biết phân tích, chứng minh bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến “Thơ là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời” 3.Bình (2.0 điểm) + Thơ là phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ được hình thành nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. +“Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”. Nghĩa là thơ phải xuất phái từ tâm hồn. tình cảm của nhà thơ. Nhà thơ tiếp xúc và phản ánh cuộc sống không phải hàng những chi tiết, bề bộn của hiện thực mà chủ yếu là để bộc lộ tình cảm cùa mình trước cuộc sống.
- + Thơ có tiếng nói riêng, nó như những lời tâm sự làm sống dậy trong lòng ta những kỉ niệm vui buồn của quá khứ xa xôi. Thơ chính là cuộc sống, là sự phản ánh cuốc sống một cách cao đẹp 4. Đánh giá, nâng cao (2.0 điểm) - Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên - Rút ra bài học sâu sắc với người sáng tác Thơ nói riêng, nhà thơ nói chung và với người tiếp nhận văn chương. Biểu điểm: Điểm 11 – 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, đoạn văn có sự sáng tạo. Điểm 9 – 10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của đề bài, có thể có 1 vài lỗi nhỏ trong dùng từ, viết chính tả. Điểm 7 -8: Về cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề bài nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc lỗ trong cách diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 5 – 6: Hiểu được yêu cầu của dđề nhưng giải thích, chứng minh, bình luận còn lúng túng, còn mắc lỗ trong cách diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 3 – 4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi. Điểm 1- 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi. Điểm 0: Lạc đề, không làm bài. Hết