Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)
Câu 1: (8,0 điểm)
Theo báo Tri thức trẻ ngày 27 tháng 2 năm 2018 đưa tin: Sáng 22/2, đường dây nóng của Trung tâm Điều phối tạng Hà Nội nhận một cuộc điện thoại đặc biệt. Đầu dây bên kia tự xưng tên Nguyễn Trần Thùy Dương (33 tuổi, thôn Tân Mỹ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chị Dương nghẹn ngào đưa lời:
"Con tôi - bé gái Nguyễn Hải An mới 7 tuổi, 3 tháng đang trong tình trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn. Gia đình có nguyện vọng hiến tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng, muốn sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó…".
Câu chuyện về bé Hải An hiến tạng khiến nhiều người xúc động trong những ngày vừa qua. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về câu chuyện trên.
Theo báo Tri thức trẻ ngày 27 tháng 2 năm 2018 đưa tin: Sáng 22/2, đường dây nóng của Trung tâm Điều phối tạng Hà Nội nhận một cuộc điện thoại đặc biệt. Đầu dây bên kia tự xưng tên Nguyễn Trần Thùy Dương (33 tuổi, thôn Tân Mỹ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chị Dương nghẹn ngào đưa lời:
"Con tôi - bé gái Nguyễn Hải An mới 7 tuổi, 3 tháng đang trong tình trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn. Gia đình có nguyện vọng hiến tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng, muốn sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó…".
Câu chuyện về bé Hải An hiến tạng khiến nhiều người xúc động trong những ngày vừa qua. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về câu chuyện trên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_11_truong_ptntnt_t.doc
Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PT DTNT TÂY NGUYÊN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN; LỚP: 11 1
- ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (8,0 điểm) Theo báo Tri thức trẻ ngày 27 tháng 2 năm 2018 đưa tin: Sáng 22/2, đường dây nóng của Trung tâm Điều phối tạng Hà Nội nhận một cuộc điện thoại đặc biệt. Đầu dây bên kia tự xưng tên Nguyễn Trần Thùy Dương (33 tuổi, thôn Tân Mỹ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chị Dương nghẹn ngào đưa lời: "Con tôi - bé gái Nguyễn Hải An mới 7 tuổi, 3 tháng đang trong tình trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn. Gia đình có nguyện vọng hiến tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng, muốn sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó ". Câu chuyện về bé Hải An hiến tạng khiến nhiều người xúc động trong những ngày vừa qua. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về câu chuyện trên. Đáp án câu 1: - Yêu cầu về kĩ năng + Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp lí. + Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. + Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Yêu cầu về nội dung (Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách trình bày khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau): 1. Nhận thức hiện tượng - Đây là hiện tượng có thực, được bàn luận nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây. - Hiện tượng này nói về nguyện vọng của gia đình cũng như của chính cô bé Nguyễn Hải An (Từ Liêm, Hà Nội) là hiến tạng sau khi em qua đời do căn bệnh u cầu não xâm lấn. - Hiện tượng Nguyễn Hải An đã thức tỉnh nhiều tấm lòng và đã có nhiều người tình nguyện hiến tạng của mình sau khi nghe câu chuyện về em. 2. Bàn luận hiện tượng: - Đây là nghĩa cử cao đẹp của em và của gia đình: nhường lại một phần cơ thể của mình sau khi đã ra đi vì bạo bệnh để mang lại sức khỏe, cuộc sống, ánh sáng cho những bệnh nhân nhỏ tuổi khác đang cần chúng. - Trong khổ đau vì căn bệnh quái ác, cả Hải An và gia đình không hề có biểu hiện của sự thù hận, hằn học trước cuộc đời mà ngược lại, họ đã tặng cho đời một phần cơ thể để 2
- mang lại sự sống, hạnh phúc cho người khác. Họ biết vượt lên nỗi đau khổ của bản thân để mang lại hạnh phúc cho người khác. Hành động đó thật cao đẹp. - Ý nghĩa của hiện tượng: Nghĩa cử ấy đã mang lại xúc động sâu sắc và tác động mạnh mẽ đến ý thức của mọi người, thức tỉnh tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. Đây là việc làm thiết thực và nhân văn đối với những bệnh nhân đang chờ được ghép tạng. - Phê phán lối sống ích kỉ, yếu đuối của một số người trong xã hội. - Nguyên nhân của hiện tượng: + Truyền thống tương thân tương ái, thương người như thể thương thân của dân tộc Việt + Cách giáo dục con biết đồng cảm và nhân ái của gia đình mà đặc biệt là mẹ của bé Hải An. + Tấm lòng rất đẹp và suy nghĩ sâu sắc của của cô bé 7 tuổi cũng như gia đình em: Mong muốn cuộc đời của cô bé dù ngắn ngủi nhưng thật ý nghĩa và còn sống mãi trong lòng mọi người. 3. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức: Hiện tượng trên là một nghĩa cử cao đẹp cần được ngợi ca và học tập. - Hành động: Ta luôn cần có thái độ sống tích cực trong mọi hoàn cảnh, cần có những việc làm cụ thể, thiết thực vì cộng đồng. 3
- Câu 2: (12,0 điểm) Về văn học trào phúng, có ý kiến cho rằng: “Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười” (Từ điển thuật ngữ văn học, Nhiều tác giả, NXB Giáo dục,2008, tr 303) Cảm nhận của anh/chị về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ) Đáp án câu 2: Yêu cầu về kỹ năng: - Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. - Xây dựng bố cục bài văn chặt chẽ, mạch lạc - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khích bài viết sáng tạo. Yêu cầu về kiến thức: Đây là dạng đề mở. Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo nhiều cách. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 2. Giải thích - Trào phúng có nghĩa là dùng lời lẽ khôi hài để mỉa mai, cười nhạo kẻ khác. Tiếng cười thường được tạo ra khi người ta phát hiện mâu thuẫn trào phúng, đó chính là sự mâu thuẫn hay không tương xứng giữa bản chất và biểu hiện, giữa mục đích và phương tiện, đặc biệt là giữa nội dung (xấu xa) và hình thức (đẹp đẽ). Muốn tiếng cười xuất hiện, đối tượng phải mang tính hài, đối tượng được miêu tả bằng bút pháp phóng đại, biếm họa, giọng văn giễu nhại. - Văn học của tiếng cười là một khái niệm chỉ tất cả các thể loại, các tác phẩm văn học mang cảm hứng trào phúng, sử dụng bút pháp trào phúng, lấy tiếng cười làm mục đích hài hước, phương tiện bộc lộ thái độ chế giễu, mỉa mai, phê phán cái xấu, cái đáng cười. Đó là ca dao hài hước, trào phúng, truyện cười dân gian, thơ trào phúng (của Nguyễn Khuyến, Tú Xương ), truyện trào phúng (của Nguyễn Công Hoan .) - Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực trào phúng giai đoạn 1030-1945 3. Tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích * Đối tượng của tiếng cười Cười xã hội thượng lưu thành thị đương thời. Xã hội thu nhỏ trong đoạn trích gồm đám đông những nhân vật có tên và không tên - Nhân vật có tên: Các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng( Văn Minh, Cụ cố Hồng, Tuyết, cậu Tú Tân ) các thành viên khác (Typn, cảnh sát ) 4
- - Nhân vật không tên: những người đưa đám Tất cả đều chứa đựng sự mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài buồn rầu, đau khổ, văn minh, chí hiếu và bản chất bên trong vui ẻ, sung sướng, bất hiếu, vô văn hóa * Mục đích tiếng cười Tác giả phê phán mãnh liệt bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị, muốn tống tiễn nó vào cõi chết. * Nghệ thuật tạo tiếng cười - Xây dựng tình huống trào phúng cơ bản: hạnh phúc của gia đình có tang - Xây dựng hình tượng đám đông bằng nghệ thuật biếm họa: cường điệu, nói ngược, tạo chi tiết nghệ thuật đặc sắc - Sử dụng lời văn: + Đặt câu chứa đựng mâu thuẫn, nghịch lý (giữa hai vế trong một câu, giữa hai câu gần nhau) + Tạo giọng văn hài hước 4. Đánh giá - Hạnh phúc của một tang gia là chương truyện đặc sắc của tiểu thuyết: chương truyện đã hội đủ các nhân vật của toàn tiểu thuyết và đã thu nhỏ bộ mặt xã hội tư sản thành thị với tát cả bản chất xấu xa của nó: háo danh, hám lợi, giả tạo, rởm đời, vô văn hóa và bao trùm là thói đạo đức giả - Chương truyện cũng tiêu biểu cho bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng nói riêng, của văn học trào phúng nói chung. Cách cho điểm: - Điểm 10-12: Khai thác ý phong phú, sâu sắc, đúng hướng. Trình bày mạch lạc, dẫn chứng hợp lý, rõ ràng, thuyết phục, có sức sáng tạo; hành văn trong sáng, có cảm xúc, hình ảnh. - 8-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, văn trôi chảy, mạch tư duy rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ. - Điểm 5-7: Hiểu vấn đề, đã giải quyết được ý chính yếu Văn khá trôi chảy, mắc vài ba lỗi chính tả, ngữ pháp cơ bản. - Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng giải thích còn lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm dưới 3: còn non kém về nhiều mặt. HẾT 5