Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Lê Hữu Trác (Có đáp án)

Câu 1 (8 điểm):
Người Do Thái có một chuyện vui cười nói về vai trò của tri thức và của cải như sau: Có hai học giả nói chuyện với nhau. Một người nói: "Tri thức và tiền bạc cái nào quan trọng hơn?" Người kia trả lời: "Tất nhiên là tri thức quan trọng hơn!". Vị học giả đáp lại: "Vậy tại sao người có tri thức lại phải làm việc cho người giàu có nhiều tiền bạc. Người giàu có lại không phải phục vụ người có tri thức!?”.
Từ câu chuyện trên, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tri thức và tiền bạc trong cuộc sống hôm nay
docx 6 trang Hải Đông 23/01/2024 6160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Lê Hữu Trác (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_11_truong_thpt_le.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Lê Hữu Trác (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 11 1
  2. Câu 1 (8 điểm): Người Do Thái có một chuyện vui cười nói về vai trò của tri thức và của cải như sau: Có hai học giả nói chuyện với nhau. Một người nói: "Tri thức và tiền bạc cái nào quan trọng hơn?" Người kia trả lời: "Tất nhiên là tri thức quan trọng hơn!". Vị học giả đáp lại: "Vậy tại sao người có tri thức lại phải làm việc cho người giàu có nhiều tiền bạc. Người giàu có lại không phải phục vụ người có tri thức!?”. Từ câu chuyện trên, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tri thức và tiền bạc trong cuộc sống hôm nay ĐÁP ÁN: 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội, kiến thức xã hội đúng đắn, sâu rộng - Bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 2. Yêu cầu về kiến thức: Đây là một vấn đề mang tính chất gợi mở, HS có thể trình bày theo cách riêng của mình. Khuyến khích sự sáng tạo, cá tính của học sinh dựa trên lập luận xác thực, có tính thuyết phục. a. Giải thích ngắn gọn ý kiến(2,0 điểm) - Tri thức: Hệ thống các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo. Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận - Người có tri thức: là người có trình độ học vấn, có hiểu biết sâu rộng về một hay nhiều lĩnh vực của cuộc sống, có kiến thức được thu nhận từ sách vở hay cuộc sống. - Tiền bạc: Chỉ của cải vật chất. Người có tiền bạc được xem là người giàu có, có điều kiện để đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, tiền bạc là phương tiện giúp con người có cuộc sống sung túc, thoải mái, tiện nghi - Tri thức và tiền bạc đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Song yếu tố nào quan trọng hơn, yếu tố nào chi phối yếu tố còn lại là nỗi băn khoăn của hai vị học giả trong câu chuyện. Lời đáp kết thúc câu chuyện có vẻ nghiêng về vai trò của tiền 2
  3. bạc: Người có tri thức phải làm việc, phục vụ cho người giàu có nhiểu tiền bạc. Tiền bạc có thể sai khiến, điều khiển cả tri thức. b. Bàn luận về ý kiến( 5,0 điểm) - Không thể phủ nhận vai trò của cả tri thức và tiền bạc trong cuộc sống của con người, chúng đều là những yếu tố con người tự cổ chí kim muốn được sở hữu, và làm đầy thêm. + Vai trò của tiền bạc: Tiền bạc là phương tiện, là công cụ để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và cả tinh thần của con người, của cải tiền tài giúp cho con người có được cuộc sống đầy đủ, thoải mái, tiện nghi, người nắm trong tay tiền bạc có thể làm được nhiều việc thiện ích cho mình và cho người. Nhu cầu có được sự giàu có về vật chất, tiền bạc là nhu cầu, mong muốn chính đáng của con người. Để có được của cải , tiền bạc cho bản thân, con người phải nỗ lực học tập, lao động không ngừng để biến tri thức, kỹ năng, sự cần cù, sáng tạo của mình thành tiền tài vật chất cụ thể phục vụ cho cuộc sống của bản thân. + Vai trò của tri thức: Tri thức không chỉ là sở hữu của cá nhân, nó là kết quả tích lũy của cả loài người trong hàng ngàn năm tiến hóa và phát triển, dựng xây. Tri thức giúp mỗi con người có hiểu biết, có thể lý giải được các hiện tượng khi đối diện với tự nhiên, xã hội do đó giúp con người có thể tồn tại, phát triển. Tri thức giúp nhân loại tạo nên những phát minh vĩ đại, những thành quả lớn lao Tri thức giúp cho chúng ta có thể thực hiện những ước mơ, hoài bão của bản thân; giúp chúng ta tự tin khi đối diện với những khó khăn. Ngược lại, không có tri thức hoặc không chịu tích lũy tri thức sẽ khiến cho con người trở nên lạc hậu, gặp khó khăn, thất bại trong cuộc sống. Tri thức là sức mạnh. Người có tri thức luôn được xã hội kính nể, trọng vọng. - Tri thức và tiền bạc đều là những tài sản có giá trị. Tri thức là tài sản vô hình và vô giá, không thể đo đếm được. Tiền bạc là tài sản hữu hình và có thể đong đếm được.Tri thức chỉ có thể đầy thêm. Tiền bạc có thể vơi đi. Đầu tư và tri thức không bao giờ thua thiệt. Đầu tư vào tiền bạc nhiều rủi ro. Có tri thức có thể kiếm được tiền bạc. Có tiền bạc chưa chắc đã mua được tri thức. Tiền bạc có thể khiến người khác nể sợ. Tri thức khiến người khác kính phục. Người có tiền bạc biết sử dụng đồng tiền để hợp tác với những người có tri thức, biến nó thành vật chất, tiền bạc để phục vụ cho bản thân và cộng đồng. Nhờ có tri thức, cao hơn là nhờ có trí tuệ, con người tạo ra của cải vật chất tiền bạc cho bản thân, làm giàu cho xã hội, làm cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, xã hội ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Bản thân những của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta ngày hôm nay cũng là sản phẩn của trí tuệ ngày càng trở nên mẫn tiệp, thông thái của con người. - Bàn bạc, mở rộng, liên hệ thực tế: + Tri thức, trí tuệ làm nên giá trị con người chứ không phải tiền bạc. Nhưng con người tiếp thu tri thức, phấn đấu rèn luyện hình thành nên 1 bản lĩnh trí tuệ, nhằm tạo ra tiền bạc, 3
  4. của cải, phục vụ cho bản thân và cộng đồng, thì đó là nguyện vọng, mong muốn đúng đắn, chân chính của mỗi cá nhân. + Người giàu có nhiều tiền bạc không hoàn toàn đồng nghĩa với người có trí tuệ được trọng vọng. Bởi vật chất tiền tài họ có được có thể không xuất phát từ lao động chân chính. Tri thức phải gắn liền với nhân cách, sự giàu sang phải gắn liền với đạo đức, điều đó mới tạo nên giá trị của con người thực sự. + Phê phán hiện tượng xã hội chạy theo bằng cấp mà không coi trọng trí tuệ thực lực. Lên án những người quá coi trọng đồng tiền, tìm cách làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn, sử dụng đồng tiền với mục đích xấu xa c. . Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm) - Nhận thức đúng đắn vai trò của đồng tiền và tri thức đối với bản thân và xã hội. - Tích lũy tri thức để làm giàu cho bản thân: cả về trí tuệ, nhân cách và cuộc sống vật chất. - Kiếm tiền và sử dụng tiền bạc một cách hiệu quả, thiết thực, giúp ích cho bản thân và cộng đồng để trở thành người có trí tuệ và đạo đức chân chính. Câu 2: ( 12 điểm) Câu 2 (12 điểm): Nhà phê bình văn học người Nga Biêlinxki từng viết: “Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay niềm vui sướng hân hoan, nếu nó không đặt ra câu hỏi hay trả lời những câu hỏi.” Anh, chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy chọn và phân tích một vài tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 11 để làm rõ ý kiến của mình. Đáp án: Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm nghị luận văn học, đây là một kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Kết cấu bài viết cần chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức 4
  5. Trên cơ sở hiểu biết kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học đã học, thí sinh cần bàn bạc đánh giá, phát biểu suy nghĩ của mình. Thí sinh có thể trình bày vấn đề theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo một số nội dung chính sau: a. Giải thích ( 2,0 điểm) - Tiếng thét khổ đau, niềm vui sướng hân hoan: sự phong phú và mãnh liệt của cảm xúc. - Đặt ra câu hỏi hay trả lời những câu hỏi: sự sâu sắc trong tư tưởng của tác phẩm trong việc đưa ra và trả lời những câu hỏi trong cuộc sống. => Nhận định suy tư về sức sống và sự bất tử của tác phẩm văn học. b. Bàn luận – chứng minh ( 9,0 điểm) a) Vì sao sức sống của tác phẩm văn học lại phụ thuộc vào sự mãnh liệt của cảm xúc? - Đối tượng phản ánh của văn học là toàn bộ thế giới. Nhưng trung tâm của nó, mối quan tâm hàng đầu của nó vẫn là con người bởi “văn học là nhân học” (M.Gorki). Khi quan tâm đến con người, văn học lại đặt trọng tâm vào thế giới tâm hồn với đủ mọi cung bậc của nó. → Tác phẩm văn học là bách khoa toàn thư về thế giới tâm hồn con người. Chính sự phong phú của cảm xúc giải thích vì sao tác phẩm văn học luôn là người bạn tri âm với mỗi con người trong toàn bộ cuộc đời của mình. Nói cách khác, tác phẩm văn học sống với buồn vui của con người và qua đó, văn học tìm thấy sức sống của nó. - Tác phẩm văn học trước tiên là sáng tác, rung động của một cá nhân. Nhưng khi những cảm xúc đó đạt đến giới hạn sâu xa nhất, đến cường độ mãnh liệt nhất (“tiếng thét”, “hân hoan”) thì nó lại tác động tới mẫu số chung của mọi người. Khi ấy, tình cảm riêng của mỗi cá nhân trở thành trải nghiệm chung của con người ở nhiều thế hệ, nhiều thời đại. → Sự mạnh mẽ, mãnh liệt trong cảm xúc giúp tác phẩm văn học có khả năng lan truyền và cộng hưởng với cảm xúc của người đọc, tạo ra sức lan tỏa trong không gian, thời gian. Từ đó, làm nên sức sống lâu bền, sự bất tử của tác phẩm văn học. HS đưa dẫn chứng cụ thể, phù hợp. b) Vì sao sức sống của tác phẩm văn học lại phụ thuộc vào việc đặt ra câu hỏi hay trả lời những câu hỏi? 5
  6. - Văn học có thể đặt ra và trả lời những câu hỏi bao quát trên tất cả mọi bình diện khác nhau trong đời sống con người. Tuy nhiên, thấm thía và sâu xa nhất vẫn là về sự tồn tại, sự trải nghiệm của con người trong cuộc đời. - Trả lời câu hỏi rất quan trọng nhưng nhiều khi và thường khi văn học chỉ là đặt ra những câu hỏi. Vì câu trả lời chỉ có một mà cuộc đời rất nhiều cảnh ngộ, nhiều số phận cho nên khó có câu trả lời trọn vẹn cho tất cả mọi con người. Tuy nhiên, những câu hỏi chung vẫn luôn luôn tồn tại (về tình yêu, về niềm tin, ). Nó giúp mài sắc những cảm nhận của chúng ta về cuộc đời, khơi gợi và đánh thức ở chúng ta những khát vọng sống. Mỗi tác phẩm lớn lại là một câu hỏi lớn. HS lấy dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ. c) Mối quan hệ hai chiều giữa sự phong phú mãnh liệt của cảm xúc với việc đặt ra hay trả lời những câu hỏi trong tác phẩm văn học - Sự phong phú mãnh liệt của cảm xúc là cội nguồn sâu xa để chúng ta quan tâm tới những câu hỏi, bận tâm về câu hỏi, thôi thúc chúng ta tìm kiếm câu trả lời. - Sự hiểu biết sâu sắc về thế giới, khả năng biết đặt ra những câu hỏi đã khiến cảm xúc của chúng ta trở nên tinh tế hơn, mãnh liệt hơn. c. Đánh giá, mở rộng ( 1,0 điểm) Làm thế nào để tác phẩm văn học có một sức sống bất tử? - Nhà văn: trau dồi vốn sống, sống sâu sắc với thế giới nội tâm của mình, lao động công phu, nỗ lực không ngừng trong hoạt động sáng tạo. - Bạn đọc: tiếp nhận tác phẩm bằng toàn bộ thế giới tinh thần của mình trên tinh thần đối thoại, đồng sáng tạo với nhà văn. Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,25. 6