Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)

Câu 2: ( 4 điểm)
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
a, Nêu hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga?. ( 2.0 điểm)
b, Cuộc cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?. Vai trò của Lê Nin đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga?. ( 2.0 điểm)
doc 6 trang Hải Đông 16/01/2024 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_lich_su_lop_11_nam_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LICH SỬ - LỚP 11 1
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4điểm) Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII a, Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?. (1.0 điểm) b, Trên cơ sở nào lại khẳng định rằng cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng triệt để nhất so với các cuộc cách mạng tư sản ở Âu- Mĩ trước đó?. ( 3.0 điểm) Đáp án câu 1: NỘI DUNG ĐIỂM a, Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?. 1.5 - CMTS Pháp đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, xóa bỏ 0.5 nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - Tuy được coi là cuộc cách mạng triệt để nhất, nhưng CMTS Pháp vẫn chưa đáp ứng 0.5 đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi . b, Trên cơ sở nào lại khẳng định rằng cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII 3.0 là cuộc cách mạng triệt để nhất so với các cuộc cách mạng tư sản ở Âu- Mĩ trước đó?. - CM Pháp 1979 diễn ra sau các cuộc cách mạng tư sản Hà lan, CMTS Anh, chiến 0.5 tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, nên giai cấp tư sản pháp đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng đó. - Trong thành phần lãnh đạo của CMTSP, không có quý tộc mới tham gia như CM 0.5 Anh nên CM Pháp triệt để hơn, đoạn tuyệt hẳn với chế độ phong kiến, xóa bỏ triệt để những tàn tích phong kiến. - Trước khi CM bùng nổ, ở Pháp đã diễn ra cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng rất 0.5 quyết liệt, lên án mạnh mẽ chế độ phong kiến và giáo hội kitô giáo. Những tư tưởng tiên tiến của triết học ánh sáng với Mông- te-xki-ơ,Vôn- te và Rút- Xô có tác dụng rất lớn trong việc trang bị cho giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân những tư tưởng mới, châm ngòi nổ và định hướng cho sự phát triển đi lên của cách mạng. - Trong tiến trình cách mạng, so với các cuộc CMTS trước đó, thì CM Pháp 1789 đã 1.25 thực hiện những nhiệm vụ dân chủ một cách triệt để nhất, có tính chất điển hình của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản: + CMTS Anh, vẫn chưa xóa bỏ triệt để chế độ phong kiến, chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Kết quả CMTS Anh là thiết lập nền Quân chủ lập hiến + Do có tầng lớp chủ nô tham gia lãnh đạo nên kết quả chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại. + CM Pháp đã xóa bỏ triệt để những tàn tích phong kiến, xử tử vua Lu-i XVI, tuyên bố thiết lập nền cộng hòa. + CM Pháp đã thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, đề cao “Tự do- Bình đẳng- Bác ái”, xác nhận quyền bình đẳng giữa các công dân, thừa nhận quyền tự do dân chủ. Tư tưởng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại; + CM Pháp dưới thời Gia cô banh đã giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân: trả lại cho nông dân ruộng đất công bị quý tộc phong kiến chiếm đoạt. Tịch thu ruộng đất của quý tộc, chia thành mảnh nhỏ bán cho nông dân nghèo, được trả dần trong 10 năm. Xóa bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn các đặc quyền và phụ thu phong kiến + CM Pháp ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ dân chủ triệt để còn thực hiện nhiệm vụ dân tộc, đã đánh bại các thế lực phong kiến phản động châu âu ( Áo, Phổ) và nước Anh tư sản, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng - CM Pháp 1789 có ý nghĩa và ảnh hưởng rất to lớn đối với thế giới, xứng đáng “là 0.25 một cuộc đại cách mạng” như Lênin đã từng đánh giá 2
  3. Câu 2: ( 4 điểm) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 a, Nêu hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga?. ( 2.0 điểm) b, Cuộc cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?. Vai trò của Lê Nin đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga?. ( 2.0 điểm) Đáp án câu 2: a, Nêu hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 2.0 - Hoàn cảnh: 0.5 + Sau cách mạng tháng Hai Nga tồn tại hai chính quyền: các Xô viết của giai cấp vô sản và chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản + Tháng 4.1917 LêNin thông qua luận cương tháng Tư chủ trương chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa - Diễn biến: 1.0 + Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa. + Đêm 25.10/ 1917 (7.11) quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông, chính phủ tư sản lâm thời bị bắt => Cách mạng thắng lợi. + Đến đầu năm 1918, cuộc cách mạng thắng lợi trên phạm vi cả nước cùng sự thành lập Chính quyền Xô viết các cấp từ Ttung ương đến địa phương. - Ý nghĩa 0.5 + Với nước Nga: Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga - nhân dân lao động, các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. + Đối với thế giới: Cách mạng tháng Mười Nga đã làm thay đổi cục diện thế giới với sự ra đời của chế độ XHCN ở nước Nga, cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. b, Cuộc cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng 2.0 Việt Nam?. Vai trò của Lê Nin đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga?. - Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam : 1.0 + Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản “ Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của LêNin và người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Đó là sự kết hợp giữa phong trào giải phóng dân tộc và phong trào giải phóng giai cấp, kết hợp phong trào công nhân, phong trào yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. + Học tập Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng và được sự huấn luyện giảng dạy trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc nâng cao ý thức chính trị cho các cán bộ, đảng viên. + Cuộc cách mạng tháng Mười Nga ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam thông qua con đường sách báo bí mật được truyền về trong nước như các tác phẩm Bản án chế độ thực dân pháp, Đường cách mệnh mở lớp đào tạo cán bộ, gây cơ sở cách mạng trong nước, thúc đẩy phong trào trong nước phát triển mạnh nhất là phong trào công nhân. - Vai trò của Lê Nin đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga : 1.0 + Lê nin là người thành lập Đảng Bônsêvích: Năm 1903, tại Luôn Đôn, Đại hội thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga do Lênin chủ trì ( tiền thân của Đảng Bônsêvích Nga) + Năm 1914, phân tích tình hình nước Nga khi Nga tham gia chiến tranh đế quốc, nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được. Lênin đưa ra khẩu hiệu “ Biến chiến trtanh đế quốc thành nội chiến cách nạng” + Sau cách mạng tháng Hai năm 1917, nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Lênin và Đảng Bônsêvích đã chủ trương chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa + Tháng 4.1917 LêNin thông qua luận cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu, đường lối 3
  4. chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa + Đến thang 10/1917, điều kiện đấu tranh hòa bình không còn, Lênin nhanh chống chuyển sang đấu trnh vũ trang giành chính quyền. 07/10/1917, Lênin bí mật từ Phần Lan trở về trực tiếp chỉ đạo cách mạng + Sau khi kế hoạch khởi nghĩa bị lộ, Lênin đã quyết định kịp thời khởi nghĩa trước một ngày, tạo yếu tố bất ngờ làm cho kẻ thù không kịp đối phó . Câu 3: ( 4điểm) Phong trào Cần vương ( 1885-1896) a, Nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương?. ( 2.5 điểm) b, Giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế có những điểm giống nhau và khác nhau gì? ( 1.5 điểm) Đáp án câu 3: a, Nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương?. 2.5 - Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương 1.5 + Cuộc xâm lược của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta với bọn đế quốc xâm lược ngày càng thêm sâu sắc. Nhân dân ta không chịu khuất phục trước kẻ thù nên đã tham gia vào phong trào kháng chiến chống Pháp + Mâu thuẫn giữa những người thuộc phái chủ chiến trong triều đình Huế với quân xâm lược, họ không chịu khuất phục trước thực dân Pháp, không can tâm nhìn cảnh đất nước, chủ quyền dân tộc bị chà đạp, họ muốn giữ gìn, bảo vệ quyền tự chủ, lập lại trật tự phong kiến + Mâu thuẫn ngày càng cao khi thực dân pháp buộc triều đình Huế kí hiệp ước Hácmăng ( 1883) và hiệp ước Patơnốt ( 1884), âm mưu biến triều đình Huế thành tay sai + Được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân và các văn thân, sĩ phu yêu nước, ngày 5-7-1885 phe chủ chiến mở cuộc tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế nhưng thất bại Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành về Tân Sở ( Q Trị) , lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương ( 13.7.1885) kêu gọi nhân dân kc => Làm bùng lên phong trào cần vương chống pháp sôi nổi, quyết liệt + Như vậy, về hình thức nguyên nhân bùng nổ là mâu thuẫn giữa phe chủ chiến với pháp, nhưng thực chất là phong trào dân tộc hướng tới giành lại quyền tự chủ, độc lập của đất nước trong khuôn khổ phong kiến - Ý nghĩa lịch sử 1.0 + Chứng tỏ tinh thần yêu nước, năng lực chiến đấu của nhân dân.Là sự nối tiếp phong trào đấu tranh của giai đoạn trước, làm chậm quá trình bình định quân sự và thiết lập bộ máy thống trị của thực dân pháp + Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa Cần Vương là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cho phong trào dân tộc chủ nghĩa ra đời trong những thập niên đầu thế kỉ XX + Từ đó, công cuộc đấu tranh giành độc lập đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi những người yêu nước phải cải cách xã hội b, Giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế có những điểm 1.5 giống nhau và khác nhau gì? - Giống nhau: 0.5 + Cả hai phong trào đều là những phong trào yêu nước dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp tiêu biểu của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX và đều bị thất bại + Đều tập hợp, lôi kéo đông đảo nhân dân, đặc biệt là nông dân tham gia + Phong trào Cần vương là phong trào theo ý thức hệ phong kiến thì phong trào nông dân Yên Thế là phong trào tự phát, nhưng vẫn bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến 4
  5. - Khác nhau 1.0 + Mục tiêu: Phong trào Cần vương: Giúp vua đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập Phong trào nông dân Yên Thế: Đánh đuổi giặc Pháp, bảo vệ quê hương, đất nước, quyền lợi của những người nông dân + Lãnh đạo: Phong trào Cần vương: các Văn thân, sĩ phu yêu nước,quan lại, trí thức có học theo hệ tư tưởng phong kiến Phong trào nông dân Yên Thế: là những nông dân tự canh, họ yêu quê hương đất nước + Quy mô Phong trào Cần vương: Rộng khắp từ cực Nam Trung Bộ đến các tỉnh biên giới phía Bắc Phong trào nông dân Yên Thế: Chủ yếu diễn ra ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc: Yên Thế, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên Câu 4: ( 4 điểm) Bối cảnh lịch sử, những đề nghị cải cách tiêu biểu ở nước ta cuối thế kỉ XIX. Rút ra điều kiện để thực hiện một cuộc cải cách? Đáp án câu 4: - Bối cảnh lịch sử 1.5 + Kinh tế: nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp và thương nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt " quân và dân của đã hết, sức đã yếu" + Chính trị: Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương ngày càng sâu mọt, triều đình rối ren. Triều đình nhà Nguyễn tăng cường bóc lột nhân dân, thậm chí áp dụng cả những biện pháp tiêu cực: cho nppoj tiền chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, cho mua quan bán tước để thu tiền, địa chủ cường hào thu hồ đục khoét, nhũng nhiểu dân lành + Xã hội: mâu thuẫn xã hội sâu sắc, nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình nổ ra, Pháp đang ráo riết mở rộng xâm lược nước ta + Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa của nhà nước phong kiến - Những đề nghị cải cách tiêu biểu 1.5 + Năm 1868 Đinh Văn Điền đề nghị mở mang khai mỏ, đóng tàu, khai thông buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cữa biển Trà Lí ( Nam Định) để thông thương với bên ngoài. + 1863-1871:Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi triều đình 60 bản điều trần, đề cập đến 1 loạt vấn đề như chấn chiunhr bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn vỏ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục Những đề nghị của ông đã gây những tiếng vang lớn trong xã hội nước ta lúc đó +1872 Viện Thương Bạc xin mở ba cữa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Đồ Sơn để thông thương với bên ngoài. +1877-1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản " thời vụ sách" lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. - Điều kiện: 1.0 +Cải cách là yêu cầu khách quan của lịch sử, muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải cải cách. 5
  6. + Để 1 cuộc cải cách thành hiện thực phải có các diều kiện: sự đồng thuận từ trên xuống dưới, quyết tâm của người lãnh đạo, ủng hộ của nhân dân. Phải có nhủng diều kiện thuận lợi đảm bảo cho công cuộc cải cách giành thắng lợi. Những đề nghị cải cách phù hợp với đất nước (thiên thời, địa lợi, nhân hòa) Câu 5: ( 4điểm) Phân tích những đặc điểm cơ bản của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: Bối cánh lịch sử, hệ tư tưởng, mục tiêu đấu tranh, hình thức đấu tranh, phong trào tiêu biểu, lãnh đạo, lực lượng tham gia, địa bàn, kết quả và ý nghĩa, nguyên nhân thất bại? Đáp án câu 5: - Bối cánh lịch sử: 0.5 + Thực dân pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam chuyển biến + Ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ từ Trung Quốc, Nhật Bản các sĩ phu yêu nước vận động cứu nước theo con đường mới - Hệ tư tưởng: dân chủ tư sản 0.25 - Mục tiêu đấu tranh: chống đế quốc, chống phong kiến, xây dựng quốc gia độc lập 0.5 hướng theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Gắn độc lập dân tộc với xây dựng một xã hội tiến bộ hơn. - Hình thức đấu tranh: Bạo động, cải cách trên các lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội 0.25 - Phong trào tiêu biểu: phong trào Đông Du, Duy tân, Đông kinh nghĩa thục - Lãnh đạo: Sĩ phu yêu nước tiến bộ đang trên đường tư sản hóa ( Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) - Lực lượng tham gia:Sĩ phu tiến bộ, nông dân, các tầng lớp nhân dân 0.25 - Địa bàn: ở ba kì Bắc,Trung,Nam, kết hợp các hoạt động trong và ngoài nước 0.25 - Kết quả, ý nghĩa 0.75 + Giấy lên phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, với hình thức đấu tranh phong phú, có những đóng góp nổi bật về văn hóa + Tuy thất bại, phong trào đã thức tỉnh lòng yêu nước của quần chúng nhân dân, tiếp tục phát huy tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc, tạo tiền đề để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn - Nguyên nhân thất bại: 1.25 + Nguyên nhân khách quan: Thực dân Pháp đã ổn định nền thống trị ở Việt Nam( 0.5 dùng cảnh sát, nhà tù), liên minh với các lực lượng bên ngoài nước ta. Với thực dân Pháp, khuynh hướng bạo động hoặc cải cách đều nguy hiểm như nhau vì thế chúng đều thẳng tay trừng trị + Nguyên nhân chủ quan: 0.75 . Xã hội Việt Nam chưa phân hóa thuần thục, giai cấp tư sản chưa ra đời. Các trào lưu tư sản được tiếp thu qua tân thư, tân văn từ TQ truyền vào chứ không phải do tác động xã hội trong quá trình biến đổi kinh tế- xã hội nước ta. Do đó không đủ sức mạnh để tạo thành cuộc cách mạng tư sản như ở châu âu. Tư tưởng này mới chỉ du nhập vào các đô thị và một bộ phận rất nhỏ trong xã hội. .Ở các vùng nông thôn, trung du miền núi, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản là rấy yếu ớt. Tầng lớp tư sản mới ra đời lệ thuộc nặng nề vào tư bản pháp. Vì thế, họ chưa có ý thức đấu tranh và càng chưa thể trở thành một lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản . Người tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản xuất thân là các sĩ phu phong kiến nên có những hạn chế không tránh khỏi. Từ chổ nhận thức khác nhau dẫn đến phương thức hoạt động cũng khác nhau theo xu hướng bạo động và cải cách nên đã dẫn đến phong trào đầu thế kỉ XX thiếu thống nhất. ===HẾT=== 6