Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)

Câu 1: ( 4 điểm) *Nội dung đề nghị cải cách
Các nhà cải cách: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế Đinh Văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ.. (1đ)
doc 5 trang Hải Đông 16/01/2024 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_lich_su_lop_11_truong_thpt.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT BUÔN ĐÔN KỲ THI OLYMPIC 10-3 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ. LỚP: 11 THỜI GIAN: 180 PHÚT
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: ( 4 điểm) *Nội dung đề nghị cải cách Các nhà cải cách: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế Đinh Văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ (1đ) Nội dung cải cách - Đề nghị mở mang khai mỏ, đóng tàu, biệt đãi người phương Tây, khai thông buôn bán, huấn luyện quân đội theo lối mới. (0,5đ) - Đề nghị mở của Trà Lý (Nam Định) để thông thương với bên .ngoài Đề nghị mở 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quế Sơn. - Kiên trì gửi 60 bản điều trần đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chấn chỉnh võ vị, ngoại giao, cải tổ giáo dục. (0,5đ) - Nội dung cơ bản của trào lưu cải cách.(1đ) + Muốn đưa nươc ta đi theo con đường duy tân của Nhật Bản. + Muốn nước ta mở cửa khai thong quan hệ với phương Tây. + Phát triển công thương nghiệp, chấn chỉnh ngoại giao, tài chính, quân đội, cải tổ giáo dục theo gương của Nhật Bản. + Vẫn duy trì chế độ phong kiến. * Kết cục của những đề nghị cải cách, duy tân cuối thế kỉ XIX - Hầu hết các đề nghị cải cách đều không được thực hiện. (0,25đ) - Nguyên nhân (0,5đ) + Các điều trần còn tản mạn rời rạc, thiếu tính khả thi. + Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không chịu đổi mới. - Tác dụng của trào lưu cải cách: Tấn công vào tư tưởng bảo thủ và chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX. (0,25đ) Câu 2: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì 3,0 ( đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873-1883? Tại sao cuộc kháng 3điểm) chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi? 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì trong những năm 1873-1883 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm nhưng không giữ nổi thành Tại cửa Ô Thanh Hà, dưới sự chỉ huy của viên chưởng cơ, khoảng 100 binh lính triều đình đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng 0,5 - Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì, tới đâu chúng cũng bị quân dân ta chặn đánh. Tại Phủ Lý, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta, phải rút về cố thủ trong thành ở các tỉnh lị. Các sĩ phu, văn thân yêu nước lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp 0,25 - 21-12-1873, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy, nhân dân phấn khởi đứng lên chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. 1874, Triều đình Huế kí Hiệp ước (Giáp Tuất) gây bất bình lớn trong nhân dân 0,5 - 1882, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng
  3. Diệu lên mặt thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu nhưng không giữ được thành. 0,5 - Khi quân Pháp nổ súng tấn công, nhân dân Bắc Kì đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Ở Hà Nội, dọc sông Hồng, nhân dân tự tay đốt nhà mình, tạo thành bức tường lửa làm chậm bước tiến của giặc Khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng, đi đến đâu chúng cũng vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của các địa phương 0,25 - 19-5-1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân, quân Pháp hoang mang lo sợ trong khi triều Nguyễn vẫn tiếp tục đường lối hoà hoãn 0,5 2. Nguyên nhân cuộc kháng chiến chống thực Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi - Thực dân Pháp có sức mạnh của chủ nghĩa tư bản ;Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc triều đình nhà Nguyễn đã không có sự chuẩn bị chu đáo trước cuộc kháng chiến 0,25 - Trong quá trình kháng chiến triều đình nhà Nguyễn đã không phát huy được truyền thống đánh giặc của dân tộc: đoàn kết, đường lối đấu tranh vũ trang ; bỏ qua nhiều cơ hội để xoay chuyển cục diện chiến tranh 0,25 Câu 3: ( 2 điểm) Thực chất của phong trào “Cần Vương” là gì ? Vì sao “Chiếu Cần Vương” thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX ? + Thực chất của phong trào “Cần Vương” là giúp vua cứu nước, đây là phong trào đấu tranh của nhân dân chống ngoại xâm, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước (Hàm Nghi). (1đ) + Vì “chiếu Cần Vương” thể hiện việc gắn quyền lợi của triều đình với quyền lợi của dân tộc, phục vụ dân tộc nên được nhân dân tích cực hưởng ứng. (1đ) Câu 4: ( 3 điểm) Hãy so sánh hai xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh theo các tiêu chí sau: -+Lập bảng so sánh và nêu được các ý sau: Xu Chủ trương (0,5đ) Biện pháp Khả năng Tác dụng Hạn chế hướng (0,75đ) thực hiện (0,75đ) (0,5đ) (0,5đ) Bạo Đánh Pháp, giành Xây dựng lại lực Chủ trương Khuấy động ý đồ cần động độc lập dân tộc, lượng kết hợp cần viện lòng yêu nước, viện Nhật của xây dựng xã hội với cầu viện Nhật Bản là cố vũ tinh thần Bản là sai Phan tiến bộ về kinh tế, Nhật Bản. khó có khả dân tộc. lầm, nguy Bội chính trị, xã hội, năng thực hiểm. Châu văn hóa. hiện được. Cải Vận động cải cách - Mở trường Không thể - Cổ vũ tinh Biện pháp cách trong nước, mở học. thực hiện thần học tập tự cải lương, của ngành công - Đề nghị thực được vì trái cường. xu hướng Phan thương nghiệp tự dân Pháp chấn với đường lối - Giáo dục tư bắt tay với Chu cường. chỉnh lại chế độ của Pháp. tưởng chống Pháp. Trinh phong kiến giúp các hủ tục Việt Nam tiến phong kiến. bộ.
  4. Câu 5: ( 4 điểm ) Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành một cường quốc vì: Đứng trước cuộc khủng hoảng 1868 Thiên hoàng Minh trị tiến hành cải cách : (0,5đ) - Nội dung: + Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới , thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. (1 điểm) + Kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường, mua bán ruộng đất , phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn. (0,5 điểm) + Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu Phương Tây, chế độ nghĩa vụ. (0,5 điểm) + Giáo dục: thực hiện giáo dục bắt buộc, giảng dạy khoa học kỷ thuật (0,5 đ) - Ý nghĩa: (1 đ)Mở đường cho CNTB phát triển, Nhật giành được nền độc lập. Câu 6: (4 Lập bảng so sánh giữa cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với cuộc Chiến điểm) tranh thế giới thứ hai (1939-1945) theo mẫu sau. Nội dung Chiến tranh thế giới thứ nhất Chiến tranh thế giới thứ hai so sánh (1914-1918) (1939-1945) Nguyên - Quy luật phát triển không đều giữa các - Quy luật phát triển không đều giữa các nhân. nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa (2 điểm) các nước đế quốc với các nước đế quốc các nước đế quốc với các nước đế quốc về vấn đề thị trường. về vấn đề thị trường. - Đến đầu thế kỉ XX, trên thế giới hình - Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thành hai khối quân sự đối đầu nhau: 1929-1933 Trên thế giới hình thành Đức-Áo-Hung và Anh-Pháp-Nga. Cả 2 hai khối quân sự kình địch nhau: Đức- khối đều tiến hành chạy đua vũ trang . Italia-Nhật Bản và Anh-Pháp-Mĩ, nhưng cả hai khối này đều muốn chống Liên Xô (XHCN). - Sự kiện Xéc- bi - Sự kiện phát xít Đức vu cáo Ba Lan tấn công. Tính Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi + Từ 1939 đến trước tháng 6- 1941: chất. nghĩa với cả hai bên tham chiến. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa (1 điểm) đối với cả hai bên tham chiến. + Từ tháng 6-1941 đến 1945: chính nghĩa đối với Liên Xô và các lực lượng hoà bình dân chủ. Kết cục. - 38 nước bị lôi cuốn vào vòng khói lửa; - 76 nước bị lôi cuốn vào vòng khói lửa; (1 điểm) 10 triệu người chết, trên 20 triệu người Khoảng 60 triệu người bị chết, 90 triệu bị thương; thiệt hại về vật chất 338 tỷ người bị thương; thiệt hại về vật chất USD, trong đó chi phí trực tiếp quân sự 4000 tỷ USD, trong đó chi phí trực tiếp là 85 tỷ USD. quân sự là 1384 tỷ USD. - Các nước châu Âu trở thành con nợ - Hệ thống các nước XHCN ra đời ở Đông của Mĩ. Mĩ sau chiến tranh giàu lên. Âu và châu Á; thế và lực trong hệ thống các Nhật nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á nước tư bản chủ nghĩa thay đổi; phong trào và Thái Bình Dương. Cách mạng tháng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển. Mười Nga thắng lợi, nhà nước Xô viết
  5. được thành lập.