Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)
Câu 3: Bằng những sự kiện lịch sử trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”? (5 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_lich_su_lop_11_truong_thpt.doc
Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11 1
- ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: Qua các chính sách của Công xã Pa-ri hãy chứng minh Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?(4điểm) Đáp án câu 1: ■ Sự thành lập hội đồng công xã:(1đ) -Ngày 18/3/1871, một cuộc chiến đấu diễn ra giữa quân đội Chi-e và Vệ quốc quân. Chi-e thất bại út chạy về Vec-xai. Các cơ quan chính phủ lọt vào tay quân cách mạng.(0,25đ) →Lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, chính quyền vô sản được thành lập. Ủy ban nhân dân vệ quốc quân làm nhiệm vụ của một chính quyền cách mạng lâm thời.(0,25đ) -Ngày 26/3/1871, tiến hành bầu cử Hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.(0,25đ) -Ngày 28/3/1871, Công xã tuyên bố thành lập tại Quảng trường Tòa thị chính.(0,25đ) ■ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:(1,25đ) -Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền hoàn toàn khác với các thời trước.(0,25đ) -Cơ quan cao nhất là hội đồng công xã tập trung trong tay cả quyền hành pháp và lập pháp.(0,25đ) -Công xã thành lập các ủy ban: ủy ban quân sự, an ninh, giáo dục Đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên chịu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.(0,25đ) -Quân đội và cảnh sát cũ được thay thế bằng lực lượng an ninh nhân dân.(0,25đ) -Nhà thờ tách khỏi nhà nước, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng.(0,25đ) ■Công xã Pa-ri là nhà nước vô sản:(0,5đ) -Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu vào ngày 26/3/1871. 0,25đ) - Đại biểu trúng cử hầu hết là công nhân và trí thức tiến bộ, đại diên cho nhân dân lao động. Công nhân tuy không chiếm số đông nhưng là lực lượng lãnh đạo trong Công xã.(0,25đ) ■Nhà nước do dân và vì dân: -Do dân:Nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân dân tham gia lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền của mình.(0,25đ) -Vì dân:(1đ) + Chuyển giao các xí nghiệp mà chủ bỏ trốn và một số xí nghiệp khác cho công nhân quản lí. (0,25đ) +Nhà nước kiểm soát chế độ tiền lương, bớt lao động ban đêm, nghiêm cấm việc cúp phạt và đánh đập công nhân.(0,25đ) + Hoãn tiền thuê nhà, hoãn trả nợ. Quy định giá bánh mì, giải quyết việc làm cho công nhân, quy định chế độ ngày làm 10 giờ-một tiến bộ lúc bấy giờ. Phụ nữ được hưởng quyền công dân.(0,25đ) 2
- + Đề ra hệ thống giáo dục thống nhất, bắt buộc và không phải trả tiền, trường học không dạy kinh thánh, giáo viên được trả lương gấp đôi, các ủy viên công xã tham gia các buổi sinh hoạt của các tổ chức quần chúng, lắng nghe ý kiến của nhân dân.(0,25đ) Câu 2: Trình bày nguyên nhân chung dẫn đến hai cuộc Chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX. Nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?(3 điểm) Đáp án câu 2: ■Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX: (1đ) -Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc tư bản.(0,25đ) -Sự phân chia thuộc địa giữa các nước không đồng đều. Nền kinh tế TBCN ngày càng phát triển mạnh, nhu cầu thuộc địa ngày càng lớn, dẫn đến cuộc chiến tranh để chia lại thuộc địa.(0,5đ) -Các nước đế quốc mâu thuẫn với nhau dẫn đến việc hình thành các khối quân sự đối lập nhau, làm cho các cuộc chiến tranh nhanh chóng bùng nổ.(0,25đ) ■Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai: (2đ) -Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết do những mâu thuẫn về quyền lợi, lãnh thổ, về thuộc địa hết sức gay gắt giữa các nước đế quốc với nhau. Sự phân chia theo hệ thống Véc xai-Oa sinh tơn chứa đựng những mâu thuẫn không thể dung hòa giữa các nước đế quốc.(0,5đ) -Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm sâu sắc, trầm trọng thêm những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc;thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Ý, Nhật và đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.(0,5đ) -Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vốn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn. Do mâu thuẫn về quyền lợi, giữa các nước đế quốc đã dần hình thành hai khối đế quốc đối nghịch nhau. Nhưng cả hai khối đều coi Liên Xô là kẻ thù chiến lược cần phải tiêu diệt. Chính sách hai mặt của Anh, Pháp và thái độ trung lập của Mỹ đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động và gây ra chiến tranh thế giới thứ hai.(1đ) Câu 3: Bằng những sự kiện lịch sử trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”? (5 điểm) Đáp án câu 3: Khi bị Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực khẳng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu nói trên của Nguyễn Trung Trực khẳng định tinh thần quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. Thực tế lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã chứng minh câu nói trên của Nguyễn Trung Trực là hoàn toàn chính xác.(0,5đ) -Tại mặt trận Đà Nẵng: Ngay từ khi liên quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Đà Nẵng, nhân dân đã anh dũng chiến đấu và thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. Đốc học 3
- Phạm Văn Nghị đã đem 300 quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế xin được lên đường giết giặc. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương được triều Nguyễn cử làm tổng chỉ huy tại mặt trận Đà Nẵng. (0,75đ) -Tại Mặt trận Gia Định: (1 đ) Khi Pháp đánh thành Gia Định các đội nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch buộc Pháp phải phá hủy thành rút xuống tàu. Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trân Gia Định. Đầu năm 1860, khi Pháp bị sa lầy tại chiến trường Trung Quốc và Italia, lực lượng tại Gia Định mỏng, đội nghĩa dũng do Dương Bình Tân chỉ huy đã chủ động tấn công vào đồn Chợ Rẫy-vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch. -Miền Đông Nam Kì: (1đ) Khi Pháp đánh chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy chiến đấu rất anh dũng và lập nhiều chiến công. Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm Cỏ. Sau khi triều đình Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất(1862), bất chấp lệnh bãi binh của triều đình phong trào chống Pháp vẫn tiếp tục dâng cao tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định(1862-1864). Một số sĩ phu yêu nước thể hiện thái độ bất hợp tác với Pháp bằng phong trào “tị địa”. -Miền Tây Nam kì: (0,5đ) Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một số nhà nho tìm đường ra Bình Thuận nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài. Các cuộc đấu tranh vũ trang như Phan Tôn, Phan Liêm chỉ huy nghĩa quân hoạt động ở Bến Tre, Vĩnh Long nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, khởi nghĩa của Trương Quyền ở Tây Ninh . -Mặt trận Bắc Kì: (0,75đ) + 100 binh sĩ dưới sự lãnh đạo của viên Chưởng Cơ đã chiến đấu anh dũng, hi sinh đến người cuối cùng. + Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai Nguyễn Lâm đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ thành Hà Nội, tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết khi Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai. + Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì chiến đấu kiên cường phục kích tiêu diệt địch làm nên hai lần chiến thắng Cầu Giấy năm 1873 và 1883. -Khi triều đình Nguyễn đầu hàng: (0,25đ) Phong trào Cần Vương bùng nổ với nhiều cuộc khởi nghĩa như Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy, phong trào nông dân Yên Thế -Ý nghĩa: (0,25đ) Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất của nhân dân ta. Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau. 4
- Câu 4: So sánh phong trào Cần Vương và phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, qua những nội dung: Bối cảnh lịch sử, mục tiêu đấu tranh, hình thức đấu tranh, lực lượng tham gia, kết quả, ý nghĩa? Vì sao các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX lại chủ trương noi gương theo Nhật Bản? (4 điểm) Đáp án câu 4: ■ So sánh phong trào Cần Vương và phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX: (3 điểm) Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX Bối cảnh Triều đình Nguyễn đã kí hiệp ước 1884 Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lịch sử thực sự đầu hàng thực dân Pháp. Phái chủ lần thứ nhất, làm cho nền kinh tế và xã hội chiến và vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Việt Nam có nhiều biến đổi. Ảnh hưởng của Vương(0,25đ) những trào lưu tiến bộ trên thế giới.(0,25đ) Mục tiêu Chống Pháp sau đó lập lại chế độ phong Chống Pháp hướng tới một nền cộng hòa, đấu tranh kiến.(0,25đ) một nước Việt Nam độc lập.(0,25đ) Hình thức Khởi nghĩa vũ trang(0,25đ) Hình thức phong phú: Bạo động vũ trang, cải đấu tranh cách xã hội, với các phong trào như phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục.(0,25đ) Lực lượng Sĩ phu, nông dân(0,25đ) Sĩ phu tiến bộ, nông dân, tư sản, tiểu tư sản. tham gia (0,25đ) Kết quả Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.(0,25đ) Khơi dậy tư tưởng dân chủ ở Việt Nam. Ý nghĩa Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tanh giải phóng tranh bất khuất của dân tộc. Dọn đường dân tộc của nhân dân ta. Mở ra một hướng cho những cuộc vận động cách mạng đầu của con đường cứu nước mới ở Việt Nam từ thế kỉ XX. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.(0,25đ) ■Các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX lại chủ trương noi gương Nhật Bản vì: (1 đ) -Nhật Bản sau 30 năm Duy Tân Minh Trị, đi theo con đường ttư bản chủ nghĩa đã giàu mạnh lên, trở thành một cường quốc. (0,25đ) -Sau khi Nhật thắng Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật(1904-1905), dưới con mắt của những sĩ phu Việt Nam đó là một sự kinh nể lớn, vì trong lịch sử chưa có một nước châu Á nào đánh thắng được tư bản phương Tây. Vì vậy cần noi theo Nhật Bản. (0,5đ) -Hơn nữa Nhật Bản là nước “đồng chủng, đồng văn” với Việt Nam, chúng ta có thể dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp. (0,25đ) 5
- Câu 5: Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?(4 điểm) Đáp án câu 5: -Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết:(1,5đ) + Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế mà còn phải chịu nổi nhục mất nước. Độc lập và tư do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam.(0,75đ) + Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng bức thiết.(0,75đ) -Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới: (1,5đ) + Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp bị đàn áp đẫm máu con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại.(0.75đ) + Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận cộng cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. (0,75đ) -Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”: (1đ) + Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường cứu nước của học nên Người quyết định đi tìm con đường cứu nước mới.(0,75đ) + Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.(0,25đ) 6