Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên sâu môn Ngữ văn Lớp 8

3. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học
- Nội dung có giá trị là nội dung mang tư tưởng nhân văn sâu sắc, hướng con người tới chân - thiện - mĩ và tự do dân chủ.
- Hình thức có giá trị là hình thức phù hợp với nội dung, hình thức cần mới mẻ, hấp dẫn, có giá trị cao.
- Nội dung và hình thức không thể tách rời mà thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm văn học, nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong hình thức hoàn mĩ.
docx 597 trang Hải Đông 21/02/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên sâu môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_chuyen_sau_mon_ngu_van_lop.docx

Nội dung text: Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên sâu môn Ngữ văn Lớp 8

  1. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 CHUYÊN SÂU CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN THƯỜNG GẶP TRONG KỲ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN I. TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Khái niệm Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ, đó là kết quả của một quá trình sáng tạo, lao động trí óc miệt mài của tác giả. Một tác phẩm văn học có thể là sản phẩm của một cá nhân hoặc một tập thể cùng nhau sáng tạo ra. Những người sáng tác tác phẩm văn học sẽ được gọi là nhà văn. Nội dung của các tác phẩm văn học thông thường sẽ mô phỏng về hiện thực cuộc sống đời thường. Cũng có khi đó là sản phẩm của sự sáng tạo, trí tưởng tượng về một thế giới không thực mà do chính tác giả muốn tạo nên. Những nhân vật trong tác phẩm văn học có thể lấy cảm hứng từ nhân vật có thật, hoặc chỉ là nhân vật hư cấu của tác giả. 2. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Trước hết, tác phẩm văn học cung cấp cho người đọc những biểu hiện phong phú, nhiều vẻ và độc dáo của đời sống mà tính loại hình của chúng tạo thành đề tài của tác phẩm. Vấn đề quan trọng nhất nổi lên từ đề tài, buộc tác giả phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá là chủ đề. Ý kiến của tác giả trước vấn đề được nêu ra trong tác phẩm là tư tưởng. Thái độ đánh giá, nhiệt tình bảo vệ tư tưởng tạo nên cảm hứng chủ đạo hay cảm hứng tư tưởng. Quan niệm về thế giới và con người được dùng làm hệ quy chiếu để tác giả xác định đề tài, chủ đề, lý giải thế giới của tác phẩm có cội nguồn sâu xa trong thế giới quan. Cuối cùng, tương quan giữa sự biểu hiện
  2. của đời sống và sự cảm thụ chủ quan tạo nên nội dung thẩm mỹ của hình tượng. Nội dung tác phẩm là kết quả khám phá, phát hiện khái quát của nhà văn. Sự lược quy nội dung này vào các phạm trù xã hội học sẽ làm nghèo nàn nội dung tác phẩm. a. Các khái niệm về nội dung của tác phẩm văn học - Đề tài là lãnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả. - Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. + Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. + Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản, cũng không phụ thuộc vào việc chọn đề tài. Có những văn bản rất ngắn nhưng chủ đề đặt ra lại lớn lao (ví dụ bài Sông núi nước Nam của Lí Thường kiệt chỉ có 28 chữ nhưng là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền). + Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy quy mô, ý định của tác giả. - Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản văn học. - Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu trong văn bản. b. Các khái niệm thuộc về hình thức của tác phẩm văn học - Ngôn từ là yếu tố đầu tiên, là vật liệu, công cụ, lớp vỏ đầu tiên của tác phẩm văn học. Ngôn từ hiện diện trong từ ngữ, câu đoạn, hình ảnh, giọng điệu của văn bản được nhà văn chọn lọc hàm súc, đa nghĩa mang dấu ấn của tác giả. - Kết cấu là sự sắp xếp tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất chặt chẽ, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
  3. + Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giả sao cho phù hợp với nội dung văn bản. + Có nhiều cách kết cấu như kết cấu hoành tráng của sử thi, đầy yếu tố bất ngờ của truyện trinh thám, kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn - Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản phù hợp với nội dung văn bản, hoặc có chất thơ, tiểu thuyết, kịch thể loại có cải biến, đổi mới theo thời đại và mang sắc thái riêng của tác giả. - Cần lưu ý, không có hình thức nào là "hình thức thuần túy" mà hình thức bao giờ cũng "mang tính nội dung”. Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm, cầm chú ý mối quan hệ hữu cơ, logic giữa hai mặt nội dung và hình thức của một tác phẩm một cách thống nhất, toàn vẹn. 3. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học - Nội dung có giá trị là nội dung mang tư tưởng nhân văn sâu sắc, hướng con người tới chân - thiện - mĩ và tự do dân chủ. - Hình thức có giá trị là hình thức phù hợp với nội dung, hình thức cần mới mẻ, hấp dẫn, có giá trị cao. - Nội dung và hình thức không thể tách rời mà thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm văn học, nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong hình thức hoàn mĩ. II. BẢN CHẤT CỦA VĂN HỌC 1. Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuộc sống. Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó. Ai đó đằ từng ví văn học và cuộc sống như thần Ăng-Tê và Đất Mẹ. Thần trở nên vô địch khi đặt hai chân lên Đất Mẹ cũng như văn học chỉ cường tráng và dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết, văn chương đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chất hiện thực. Hiện thực xã hội là mảnh đất sống của văn chương, là chất mật làm nên tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế của tác phẩm văn học. Một tác phẩm có giá trị
  4. ĐỀ SỐ 9: Lục bát về cha - Suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình - “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”, Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, Lão Hạc, Nam Cao 188 ĐỀ SỐ 10: Bàn luận về phép học - Vì sao chúng ta cần bảo vệ hòa bình? - “Những điều kì diệu và cảnh huy hoàng cuối cùng không khỏa lấp được lòng thương xót đối với số phận cô bé. Cô bé đã chết rồi, nhưng cái chết của em vẫn nhắn lại nhiều điều đối với những ai đang sống”, Cô bé bán diêm, An – đéc – xen 194 ĐỀ SÔ 11: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng - Ông đồ, Vũ Đình Liên - Kẻ thù của rừng xanh - : “ Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”, Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao) 198 ĐỀ SỐ 12: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời: không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được” - “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”, Lão Hạc, Nam Cao 203 ĐỀ SỐ 13: Mảnh hồn làng - “Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một chốn để quay về: gia đình” - Cuối cùng truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, điều chính yếu là qua nhân vật mà người viết đàm luận với người đọc về vai trò và số phận con người sống giữa xã hội và cuộc đời, Lão Hạc - Nam Cao, Chiếc lá cuối cùng - O. Hen-ri 209 ĐỀ SỐ 14: Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen - “Để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết” - “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”, Lão Hạc - Nam Cao, Chiếc lá cuối cùng – O Hen-ri 215 ĐỀ SỐ 15: Tiếng thì thầm của sa mạc - Phân tích giá trị nhân đạo trong ngòi bút Nam Cao được thể hiện qua truyện ngắn Lão Hạc 223 ĐỀ SỐ 16: "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm" - "Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sĩ gửi đến cho bạn đọc", Lão Hac, Nam Cao 228 ĐỀ SỐ 17: Người thầy đầu tiên - “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn” - “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” 233 ĐỀ SỐ 18: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông - “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ ”, Nam Cao, Lão Hạc 240 ĐỀ SỐ 19: Cuộc chạy đua trong rừng - Tình cảm gia đình là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi cạn trong tâm hồn mỗi con người 244
  5. ĐỀ SỐ 20: Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ về nghị lực sống của con người - Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố và Lão Hạc, Nam Cao 253 ĐỀ SỐ 21: Gửi con - “Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri là bức thông điệp màu xanh về tình thương và sự sống con người” 259 ĐỀ SỐ 22: Con người trong xã hội hiện đại đang bị "cấm tù" bởi chính chiếc điện thoại thông minh của họ?- Một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có vang hưởng, Lão Hạc, Nam Cao 264 ĐỀ SỐ 23: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực - Văn học đã viết lên những bản tình ca xúc động về tình mẫu tử, tình phụ tử, Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng, Lão Hạc, Nam Cao 272 ĐỀ SỐ 24: Thượng đế cũng không biết - “Đoạn trích là bài ca về tình yêu quê hương xứ sở, bài ca về người thầy chân chính”, Hai cây phong, Ai – ma – tốp 277 ĐỀ SỐ 25: Những bàn tay cóng - Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do của mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau, Nhớ rừng – Thế Lữ, Khi con tu hú, Tố Hữu 283 ĐỀ SỐ 26: Bếp lửa - Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố, nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn - Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng, Nhớ rừng, Thế Lữ 290 ĐỀ SỐ 27: Người ăn xin - “Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay, tiêu biểu của phong trào Thơ mới và của tác giả trên hai phương diện: tính điêu luyện, phóng khoáng, già dặn của Thơ mới và tình cảm yêu nước kín đáo, âm thầm 298 ĐỀ SỐ 28: Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Cảm hứng chủ đạo của “ Nhớ rừng”là cảm hứng lãng mạn và ý nghĩa tư tưởng của bài thơ trước hết ở vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn đó, Có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỉ XX, Nhớ rừng, Thế Lữ 307 ĐỀ SỐ 29: Người ăn xin - Tình yêu quê hương đất nước một khoảng rộng trong trái tim của Thơ mới, Nhớ rừng - Thế Lữ, Quê hương, Tế Hanh 311 ĐỀ SỐ 30: Lục bát về cha - Bạn sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường, hay lối đi không có dấu chân người? - Ông đồ có thể coi là một áng thơ toàn bích, là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới, Ông đồ, Vũ Đình Liên 316 ĐỀ SỐ 31: Cảm nhận của em về hình ảnh chiếc lá trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri - Tờ giấy trắng - Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, Ông đồ, Vũ Đình Liên 323
  6. ĐỀ SỐ 32: "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" – Nơi dựa - Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh có viết: "Hai nguồn thi cảm lớn nhất của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ", Ông đồ, Vũ Đình Liên 330 ĐỀ SỐ 33: Trở về với mẹ ta thôi - Ai cũng muốn làm điều gì đó lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ - Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ, Ông đồ, Vũ Đình Liên 336 ĐỀ SỐ 34: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người , Ông đồ, Vũ Đình Liên 343 ĐỀ SỐ 35: Theo chân Bác - Mặt trời mọc rồi mặt trời lại lặn, vầng trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, Ông đồ, Vũ Đình Liên 348 ĐỀ SỐ 36: Quán hàng phù thủy - Bạn sinh ra là một nguyên bản. Đừng chết như một bản sao - " Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp/Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh/Vần thơ của Bác vần thơ thép/Mà vẫn mênh mông bát ngát tình", Ngắm trăng, Đi đường, Hồ Chí Minh 354 ĐỀ SỐ 37: Câu chuyện về cậu bé bị cụt 1 cánh tay nhưng vẫn theo học võ Judo - Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người, Tức cảnh Pác Pó, Ngắm trăng, Hồ Chí Minh 360 ĐỀ SÔ 38: Lính đảo hát tình ca trên đảo – Bàn luận về niềm vui trong cuộc sống - Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kì vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây, Quê hương, Tế Hanh 366 ĐỀ SỐ 39: Cuộc chia tay của những con búp bê, Cô bé bán diêm - Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó, Quê hương, Tế Hanh 371 ĐỀ SỐ 40: Sự tự nhận thức bản thân và niềm tin vào chính mình - Có ý kiến cho rằng “ Quê hương”của Tế Hanh là bài thơ trữ tình có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự rất hợp lý, nhưng miêu tả và tự sự ở đây chỉ giúp cho yếu tố trữ tình càng thêm nổi bật. Nhờ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố này nên hình ảnh thơ càng chân thực, tinh tế, thể hiện tấm lòng yêu quê hương dạt dào của nhà thơ 376 ĐỀ SỐ 41: “Bác ơi”, Tố Hữu - Nhận là một hạnh phúc, nhưng cho còn là hạnh phúc lớn hơn - “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương ”, Quê hương, Tế Hanh 385
  7. ĐỀ SỐ 42: Muối to, muối bé - Suy nghĩ của em về cách sống của muối Bé - Tuy viết về một đề tài không mới nhưng nhà thơ đã tạo lên nhiều điều hấp dẫn, mới mẻ, Quê hương, Tế Hanh 393 ĐỀ SỐ 43: Cách nhìn - Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ, Quê hương, Tế Hanh 398 ĐỀ SỐ 44: Câu chuyện về những hạt muối - Suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống - Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”, Quê hương, Tế Hanh 405 ĐỀ SỐ 45: Từ ấy - vai trò của tình yêu thương đối với mỗi con người trong cuộc sống? - Phân tích hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ: "Ngắm trăng" (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh và "Khi con tu hú" của Tố Hữu 413 ĐỀ SỐ 46: Chiếc lá cuối cùng - Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời - Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người, Ngắm trăng - Hồ Chí Minh, Khi con tu hú - Tố Hữu 418 ĐỀ SỐ 47: Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn - “Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao”, “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh và “Khi con tu hú” của Tố Hữu 424 ĐỀ SỐ 48: Phỏng theo Hạt giống tâm hồn - Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng - Thơ ca Việt Nam hiện đại đã khắc hoạ thành công hình tượng người chiến sĩ cộng sản. Em hãy làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng này qua bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu 430 ĐỀ SỐ 49: Nên bị gai đâm - Suy nghĩ của em về lòng vị tha - Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư, Khi con tu hú - Tố Hữu, Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh 438 ĐỀ SỐ 50: Chuyện con mèo dạy hải âu bay –“Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương một ai đó khác mình thực sự rất khó khăn” - Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ, Khi con tu hú, Tố Hữu 447 ĐỀ SỐ 51: Nêu cảm nhận của em về nét đặc sắc trong ngòi bút nghệ thuật của Tố Hữu khi khắc họa âm thanh ở 6 câu đầu trong bài “ Khi con tu hú” – Câu chuyện về ý chí, nghị lực, dám đối mặt, chấp nhận khó khăn trong cuộc sống – Quê hương, Khi con tu hú 453 ĐỀ SỐ 52: Bầm ơi - Trang bị quý nhất của một người là khiêm tốn và giản dị - Hãy làm sáng tỏ lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh tù ngục được thể hiện qua bài thơ Khi con tu hú cuả Tố Hữu 460
  8. CHUYÊN ĐỀ 5: THAM KHẢO NHỮNG BÀI VĂN HAY 466 PHẦN I: NHỮNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY 466 ĐỀ SỐ 1: Trong những trang ghi chép cuối cùng của đời mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu có kể lại một sự việc ông từng chứng kiến, suy nghĩ về lòng nhân ái và sự vô cảm của con người trong cuộc sống 466 ĐỀ SỐ 2: Nghị luận về cống hiến và hưởng thụ 471 ĐỀ SỐ 3: Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về câu chuyện sau 476 ĐỀ SỐ 4: Nghị luận về câu nói: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình” 479 ĐỀ SỐ 5 : Bài học rút ra từ câu chuyện sau: Hòn đá và những viên sỏi 481 ĐỀ SỐ 6: Nghị luận về tình bạn 485 ĐỀ SỐ 7: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi” 489 ĐỀ SỐ 8: Nghị luận về tình mẫu tử 491 ĐỀ SỐ 9: Phát biểu suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống 494 ĐỀ SỐ 10: Nghị luận về quan niệm: “Sống không mục đích khác nào con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn”( J.Ruskin) 496 ĐỀ SỐ 11: Nghị luận xã hội về câu nói: "Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất" 499 ĐỀ SỐ 12: Đọc câu chuyện sau: THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT 501 ĐỀ SỐ 13: Nghị luận về tinh thần lạc quan trong cuộc sống 510 ĐỀ SỐ 14: Nghị luận xã hội về lòng nhân ái 514 ĐỀ SỐ 15: Hãy viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện Tờ giấy trắng 516 ĐỀ SỐ 16: Nghị luận về người anh hùng trong thời đại ngày nay 520 ĐỀ SỐ 17: Nghị luận xã hội về tinh thần tự học 523 ĐỀ SỐ 18: Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước 526 ĐỀ SỐ 19: Nghị luận về vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống 528
  9. ĐỀ SỐ 20: Nghị luận về việc rèn luyện kĩ năng sống trong thời đại ngày nay 530 PHẦN II: NHỮNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC HAY 534 ĐỀ SỐ 1: Chứng minh rằng "Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh là một truyện ngắn giàu chất thơ 534 ĐỀ SỐ 2: Phân tích đoạn trích “ Trong lòng mẹ”( Trích Những ngày thơ ấu) của nhà văn Nguyên Hồng 537 ĐỀ SỐ 3: Đánh giá về đoạn trích “Trong lòng mẹ” (chương IV) của hồi kí “ Những ngày thơ ấu”, Thạch Lam cho rằng: “Nguyên Hồng đã miêu tả thành công những rung động cực điểm của một linh hồn bé dại’’. Bằng những hiếu biết của em về đoạn trích “ Trong lòng mẹ”, hãy chứng minh 540 ĐỀ SỐ 4: Vẻ đẹp người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ trước cách mạng qua nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ( Tắt đèn) của Ngô Tất Tố 546 ĐỀ SỐ 5: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao 549 ĐỀ SỐ 6: Có ý kiến cho rằng: Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh, người nông dân trước cách mang tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua việc phân tích đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ( Tắt đèn- Ngô Tất Tố ) và “Lão Hạc” ( Nam Cao), em hãy chứng minh nhận định trên 553 ĐỀ SỐ 7: Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ 557 ĐỀ SỐ 8: Phân tích bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ để thấy được niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước thầm kín mà tác phẩm gợi lên 561 ĐỀ SỐ 9: Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên 567 ĐỀ SỐ 10: Có ý kiến cho rằng: "Cảm hứng trong thơ Vũ Đình Liên là lòng thương người và niềm hoài cổ". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Ông đồ 571 ĐỀ SỐ 11: Phân tích bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh 574 ĐỀ SỐ 12 : Phân tích tình yêu quê hương đất nước qua bài thơ “Quê hương’’ của nhà thơ Tế Hanh 580 ĐỀ SỐ 13: Phân tích bài thơ “Khi con tu hú”của nhà thơ Tố Hữu 584 ĐỀ SỐ 14: Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Hen-ri 589
  10. ĐỀ SỐ 15: Qua một tác phẩm văn học mà em đã đọc, đã học, hãy trình bày tác động của tác phẩm ấy đối với em 594 ĐỀ SỐ 16: Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, có ý kiến nhận xét: “Tình yêu quê hương đất nước một khoảng rộng trong trái tim của Thơ Mới”. Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “Nhớ rừng’’ của Thế Lữ và Quê hương của Tế Hanh em hãy làm sáng tỏ ý kiến đó 596 ĐỀ SỐ 17: Phân tích tinh thần lạc quan của Bác qua bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” 601 ĐỀ SỐ 18: Phân tích bài thơ “ Đi đường”( Tẩu lộ) của nhà thơ- chiến sĩ Hồ Chí Minh 604 ĐỀ SỐ 19: Ngắm trăng - một cuộc vượt ngục về tinh thần của nhà thơ- chiến sĩ Hồ Chí Minh 607 ĐỀ SỐ 20: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh cho rằng: “Thơ Bác đầy trăng”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về những bài thơ của Bác, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên 610 CHUYÊN ĐỀ 6: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VĂN HỌC 618