Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8

Câu 10: Viết đoạn văn NLXH ( khoảng 200 chữ) – vấn đề gợi ra từ văn bản đọc hiểu
- Các dạng đoạn văn nghị luận xã hội thường gặp.
Dạng 1: Bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
a. Kĩ năng nhận thức đề.
Đối với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì đề bài thường trích một câu trong văn bản để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những đề bài không trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận; hoặc đề yêu cầu người viết tự rút ra bài học, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện, trong đoạn thơ, ý thơ, ý nghĩa của câu châm ngôn, danh ngôn…... để trình bày suy nghĩ của bản thân…
b. Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Kĩ năng viết phần mở đoạn.
- Mở đoạn: (khoảng 2 dòng).
+ Dẫn dắt vào vấn đề: Để tạo sức hấp dẫn, cuốn hút và tạo ấn tượng cho người đọc, các em nên dẫn dắt từ một ý kiến, câu nói nổi tiếng, danh ngôn… có nội dung tương đồng hoặc tương phản với vấn đề cần nghị luận để vào bài (chú ý chọn câu nói ngắn nhất). Hoặc có thể chọn một câu nói liên quan đến vấn đề nghị luận ở trong ngữ liệu để dẫn dắt vào bài hoặc mở đoạn bằng suy ngẫm, trải nghiệm….
+ Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
Lưu ý: Giữa phần dẫn và phần nêu vấn đề cần nghị luận phải có đường dẫn thể hiện sự liên kết chặt chẽ, thuyết phục.
docx 204 trang Hải Đông 21/02/2024 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8

  1. TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 PHẦN I: CÁCH LÀM BÀI ĐỌC HIỂU I. Cách làm bài đọc – hiểu dạng trắc nghiệm kết hợp tự luận. Thông thường, phần đọc hiểu gồm 10 câu hỏi, trong đó 8 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận( Trả lời ngắn), đánh giá ở ba mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng. * Trắc nghiệm:Câu 1 – câu 8 Những dạng câu hỏi thường gặp trong đề bài là: + Phương thức biểu đạt chính ( Căn cứ vào đặc trưng của từng PTBĐ để xác định: Tự sự - trình bày diễn biến sự việc; Nghị luận – Bày tỏ quan điểm, ý kiến; Biểu cảm – Bộc lộ cảm xúc; Miêu tả - Tái hiện sự vật, sự việc, hiện tượng ) + Thể thơ, vần, nhịp, cách ngắt dòng ( Đối với thơ) + Thể loại, nhân vật, cốt truyện ( Đối truyện) + Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong văn bản + Nội dung chính của văn bản + Bài học, thông điệp cuộc sống gợi ra từ văn bản. + Các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học: Biện pháp tu từ, câu chia theo mục đích nói, vai trò tác dụng của dấu câu, nghĩa của từ . * Tự luận: Câu 9 và câu 10 Câu 9:Thông thường có các dạng câu hỏi: - Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tư từ có trong ngữ liệu. Cách làm: +Xác định biện pháp tu từ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào. + Phân tích tác dụng: Biện pháp tu từ ấy thể hiện điều gì, nói với chúng ta điều gì, tư tưởng, tình cảm của tác giả bộc lộ như thế nào, thái độ của người viết ra sao + Biện pháp tu từ có tác dụng về nghệ thuật: Làm tăng giá trị biểu cảm cho sự diễn đạt,tạo nhạc điệu cho câu văn, câu thơ - Thông điệp, bài học rút ra từ ngữ liệu: Ngữ liệu gửi đến bạn đọc thông điệp cuộc sống nào, ý nghĩa sâu sắc mà tác giả gửi gắm qua lớp vỏ ngôn từ là gì Hoặc bài học cuộc sống mà bạn đọc rút ra từ ngữ liệu là gì??? Câu 10: Viết đoạn văn NLXH ( khoảng 200 chữ) – vấn đề gợi ra từ văn bản đọc hiểu - Các dạng đoạn văn nghị luận xã hội thường gặp. Dạng 1: Bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. a. Kĩ năng nhận thức đề. Đối với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì đề bài thường trích một câu trong văn bản để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những đề bài không trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận; hoặc đề yêu cầu người viết tự rút ra bài học, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện, trong đoạn thơ, ý thơ, ý nghĩa của câu châm ngôn, danh ngôn để trình bày suy nghĩ của bản thân b. Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. * Kĩ năng viết phần mở đoạn. - Mở đoạn: (khoảng 2 dòng).
  2. + Dẫn dắt vào vấn đề: Để tạo sức hấp dẫn, cuốn hút và tạo ấn tượng cho người đọc, các em nên dẫn dắt từ một ý kiến, câu nói nổi tiếng, danh ngôn có nội dung tương đồng hoặc tương phản với vấn đề cần nghị luận để vào bài (chú ý chọn câu nói ngắn nhất). Hoặc có thể chọn một câu nói liên quan đến vấn đề nghị luận ở trong ngữ liệu để dẫn dắt vào bài hoặc mở đoạn bằng suy ngẫm, trải nghiệm . + Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận. Lưu ý: Giữa phần dẫn và phần nêu vấn đề cần nghị luận phải có đường dẫn thể hiện sự liên kết chặt chẽ, thuyết phục. VD 1: Mở đoạn bằng dẫn từ một nhận định tương đồng “Chúng ta đều ở trong rãnh nước, nhưng có vài người biết ngước lên trời sao”.(Oscar Wilde). Quả vậy, cuộc sống thường bày ra cho ta những khó khăn, giới hạn. Bởi thế mà phần lớn chúng ta sẽ an phận với những “rãnh nước”, những gì là nhỏ bé, bình lặng. Chúng ta đâu biết rằng có ước mơ, hoài bão, khát vọng sẽ giúp ta bứt thoát ra khỏi những giới hạn của bản thân mà vươn tới các vì sao! Câu chuyện “ ” sẽ đem đến những bài học bổ ích để chúng ta biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực. VD 2.Mở đoạn từ trải nghiệm, suy ngẫm. Ta lặng ngắm một giọt nước long lanh nhưng cũng không nguôi say đắm với sự khoáng đạt của đại dương mênh mông. Ta bằng lòng với ánh sáng quen thuộc của ngọn đèn nhưng cũng không nguôi khao khát sự lấp lánh của những vì sao. Ta yêu mến một bông hoa nhỏ xinh nhưng cũng thèm được thả hồn với cánh đồng hoa bạt ngàn hương sắc Quả vậy, cuộc sống mà không có ước mơ, khát vọng vươn tới những điều lớn lao, cuộc sống ấy sẽ nghèo nàn đi nhiều lắm! Câu chuyện “ ” sẽ đem đến cho chúng ta những bài học bổ ích về biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực. * Kĩ năng viết phần thân đoạn: phần thân đoạn viết đoạn văn 200 chữ bàn về tư tưởng, đạo lí thông thường các em cần tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề nghị luận đề bài ra. - Yêu cầu: + Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý ( Từ khoá) + Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý nghĩa của cả câu nói. + Nên dựa vào nôi dung phần đọc hiểu để giải thích từ ngữ, tránh suy diễn tùy tiện. Bởi vì có những câu nói khi đứng độc lập thì nó có ý nghĩa khác so với nghĩa trong văn cảnh. - Nếu đề bài không trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bàn luận. Bước 2: Bàn luận, nêu quan điểm của cá nhân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lý giải quan điểm đó (Vì sao đúng? Vì sao sai?). Yêu cầu: + Phân tách các vế của vấn đề nghị luận để xem xét cặn kẽ, thấu đáo. + Khi bàn luận, cần có căn cứ khách quan. * Minh chứng bằng dẫn chứng, ví dụ cụ thể (biểu hiện như thế nào?). Yêu cầu: + Dẫn chứng phải tiêu biểu, hợp lí, phục vụ cho việc bàn luận.
  3. thương trước việc người trẻ không có ý chí, không nỗ lực cố gắng thay đổi cuộc sống tốt hơn. ⇒ Nhấn mạnh về tình trạng đáng buồn của giới trẻ đang dần làm mất đi giá trị của thanh xuân khi chỉ biết phí phạm thời gian vào những điều vô ích ấy. Đồng thời có tác dụng tạo nhịp điệu cho câu thơ, giúp câu thơ thêm sinh động. 10 a. Đảm bảo về dung lượng của đoạn văn có bố cục rõ ràng, viết văn trôi 0.5 chảy, biết lập luận, lí lẽ chắc chắn, có dẫn chứng phù hợp. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ ý của hai thơ, viết đoạn văn về vấn đề: Khát vọng lên đường. 0.5 c.Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: – Chạy đà và cất cánh: Khát vọng lên đường đến với những chân trời rộng mở bằng đam mê, nhiệt huyết. - Hai câu thơ thể hiện lẽ sống cao đẹp: Lẽ sống được cống hiến, được đi 3.0 xa, được vươn đến những chân trời rộng mở để được mở rộng tầm nhìn được học tập được phát huy năng lực, sở trường, được cống hiến cho cuộc đời chung tươi đẹp. - Khát vọng lên đường đến những chân trời rộng mở thể hiện sức mạnh của niềm tin: Tin vào những điều tốt đẹp ở phía trước để từ đó phấn đấu vươn lên, có ý chí, nghị lực, bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách để thành công - Biết phát huy cao độ những khả năng của mình để vươn xa, và cũng là động lực thôi thúc con người hành động quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám “ cất cánh” để khám phá những chân trời mới, để được toả sáng và cống hiến. - Có ước mơ, khát vọng lên đường, “cất cánh” bay cao, bay xa ta sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. ( HS lấy dẫn chứng để chứng minh) - Nếu cuộc sống mà không có khát vọng vươn tới phía trước sẽ chẳng bao giờ có động lực để học tập và làm việc. Cuộc sống sẽ trở nên buồn chán, đơn điệu, tù túng, chật chội, vô nghĩa. Vì thế, phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực, không dám thay đổi hiện tại, không dám chinh phục những những điều mới mẻ, sống không có ước mơ, khát vọng, luôn bằng lòng sống trong tù túng, chật hẹp, thậm chí sa vào các tai tệ nạn xã hội. - Nhận thức được đây là lẽ sống cao đẹp cần phấn đấu vươn lên vì ngày mai tươi sáng. - Bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao tri thức hiểu biết, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để thực hiện ước mơ, khát vọng của mình. Đoạn văn tham khảo: Nhà văn Mễ Tô tâm niệm: “ Không sợ đêm đen bởi trong lòng có ánh sáng”. Thật vậy, chúng ta luôn mong muốn, hướng tới những điều tốt đẹp
  4. và để đạt được phải luôn nỗ lực vươn lên vượt qua mọi gian khó. Ví như hình ảnh “ chạy đà và cất cánh” trong hai câu thơ trích “ Trên đường băng” của Tony Buổi Sáng. Mượn hình ảnh “ Chạy đà và cất cánh” của máy bay, nhà thơ đã gửi gắm đến bạn đọc lẽ sống cao đẹp: Khát vọng lên đường đến những chân trời rộng mở. Từ đó khằng định giá trị và đề cao lẽ sống cống hiến, khao khát được đi xa, được vươn đến những chân trời rộng mở để mở rộng tầm nhìn, được học tập, được phát huy năng lực, sở trường, được cống hiến cho cuộc đời chung tươi đẹp. Khát vọng lên đường đến những chân trời rộng mở thể hiện sức mạnh của niềm tin. Người có khát vọng vươn xa là người có ý chí, nghị lực, bản lĩnh, có cái nhìn lạc quan tích cực, tin vào những điều tốt đẹp ở phía trước để từ đó phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách để hướng đến thành công. Không những thế, khát vọng hướng tới phía trước giúp ta biết phát huy cao độ những khả năng của mình để vươn xa, và cũng là động lực thôi thúc con người hành động quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám “ra khơi” để khám phá những chân trời mới, cống hiến cho xã hội. Có ước mơ, khát vọng ta sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Chính vì lẽ sống cao đẹp, có khát vọng hướng về tương lai mà cô nàng Nguyễn Thị Khánh Huyền (Huyền Chíp) đã thực hiện hành trình đi vòng quanh thế giới với khát vọng tuổi đôi mươi là đi để sống, để dấn thân và trải nghiệm chỉ sau khi tốt nghiệp đại học. Cuộc sống sẽ trở nên buồn chán, đơn điệu, tù túng, chật chội như “ ao làng” khi ta không có ước mơ, khát vọng. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn có những người thiếu ý chí, nghị lực, không dám thay đổi hiện tại, không dám chinh phục những những điều mới mẻ, sống không có ước mơ, khát vọng hoặc có ước mơ, khát vọng nhưng viển vông, hão huyền. Những người này thật đáng chê trách và sẽ bị tụt lại phía sau. Đây là lối sống cao đẹp cần phấn đấu vươn lên vì ngày mai tươi sáng. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao tri thức hiểu biết để thực hiện ước mơ, khát vọng của mình bởi lẽ “Khát vọng của tôi mang dấu ấn của những cuộc hành trình / Chạy hoang hoài trong vô cùng vũ trụ”(Nguyễn Văn Huy) Phần viết a.Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học.Không mắc lỗi 1.0 chính tả, diễn đạt, có sự sáng tạo b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Chức năng giáo dục của văn chương, làm sáng tỏ qua đoạn trích “ Trở về” của Thạch Lam 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng, văn phong trong sáng.Có thể triển khai theo hướng sau: * Giải thích: Ý kiến của nhà văn Thạch Lam bàn về chức năng giáo dục của tác phẩm văn chương ( Sức mạnh của văn chương) . “Văn chương là một thứ khí giới
  5. thanh cao và đắc lực ” nghĩa là sứ mệnh của văn chương là mang ngọn lửa của trái tim người nghệ sĩ truyền tới độc giả, để thắp lên trong lòng họ ngọn lửa của yêu thương, tình người, của niềm tin, khát vọng và là “ vũ khí” 1.0 giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình. Hơn thế, văn chương còn “ tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác” tức là vạch trần, phê phán Gợi những cái xấu xa, độc ác đang tồn tại trong xã hội và đòi hỏi diệt trừ thay ý thế nó. Từ đó, "làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú nội hơn", bồi đắp tinh thần, thanh lọc tâm hồn, tình cảm con người. Một tác dung phẩm văn học chân chính phải là “thứ khí giới thanh cao và đắc lực”, đầy tinh tế nhưng có sức công phá mãnh liệt, hướng đến phản ánh hiện thực xã hội, tố cáo những điều “giả dối và tàn ác” đã cướp đi hạnh phúc con người. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc đứng bên ngoài lề cuộc sống mà khắc họa hiện thực khô cứng, văn chương đề ra hướng đi cho con người, giúp tâm hồn con người “trong sạch và phong phú hơn”. Trên hành trình sáng tạo, người nghệ sĩ phải hòa mình vào cuộc đời, không chỉ nâng niu, trân trọng niềm hạnh phúc của con người mà còn thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ; dám nói lên nỗi đau và cả khát vọng chính đáng của con người, lên tiếng tố cáo cái xấu, cái ác. Sự xúc động ấy phải mãnh liệt thì nhà văn mới có thể cầm bút sáng tạo. Con đường ấy gian khổ, lắm chông gai, nhiều nhọc nhằn, thậm chí cô đơn nhưng người nghệ sĩ phải dấn bước và đi tới cùng để tìm sự thật, để truyền tới người đọc ngọn lửa yêu thương, niềm tin, nhiệt huyết và khát vọng cao đẹp, làm thay đổi “mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. Và đoạn trích truyện ngắn “ Trở về” của Thạch Lam là “ một thứ khí giới thanh cao và đắc lực làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. * Chứng minh: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: + Thạch Lam là cây bút xuất sắc trong nhóm Tự lực văn đoàn. Văn Thạch Lam không lãng mạn, thoát li hiện thực; văn Thạch Lam cũng không dữ dội, gay gắt như những cây bút hiện thực phê phán đương thời. Mỗi trang viết của ông nhẹ nhàng và trong trẻo, bình dị và tinh tế, trữ tình nên thơ mà vẫn bám rễ vào hiện thực cuộc đời. Các sáng tác của Thạch Lam, đặc biệt là truyện ngắn có giá trị đặc biệt tựa như “một thứ khí giới thanh cao làm cho lòng người thêm trong sạch. 0.5 + “Trở về” là một trong những truyện ngắn ấn tượng và đáng suy ngẫm của nhà văn Thạch Lam, in trong tập “Gió đầu mùa” xuất bản năm 1937.Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên khi được ra thành phố, cuộc sống danh lợi hào nhoáng, kim tiền lấp lánh đã khiến anh ta mờ mắt và quên đi người mẹ già ở quê nhà, chối bỏ nguồn cội quê hương.
  6. - Luận điểm 1: Đoạn trích truyện “ Trở về” của Thạch Lam “làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”, giúp chúng ta thức tỉnh, 5.0 suy ngẫm về đạo hiếu làm con. - Đoạn trích truyện ngắn “Trở về” với cốt truyện đơn giản nhưng chứa đựng trong đó là bài học về đạo hiếu làm con đáng suy ngẫm, khắc họa sự vô ơn, đáng trách của đứa con bất hiếu. + Bản tính bất hiếu của nhân vật “Tâm mà vô tâm” được nhà văn tô đậm qua một loạt sự việc, chi tiết.“Có đến năm, sáu năm nay, tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến”. + Sáu năm không về thăm mẹ,Tâm chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ và tuyệt nhiên không một lời hỏi thăm, để tâm đến những bức thư mẹ gửi từ quê ra với biết bao sự săn sóc, ân cần.Tồi tệ hơn nữa, vì sợ bị phát hiện là mình có người mẹ nghèo khổ nơi quê nhà nên anh ta không báo tin cho mẹ biết rằng mình đã lấy vợ. + Cái địa vị - giàu sang kia biến Tâm thành kẻ vô đạo. Sau sáu năm, miễn cưỡng về thăm mẹ, Tâm đáp lại tình cảm của mẹ bằng sự thờ ơ, cùng thái độ kiêu căng, hách dịch đến đáng ghét. + Ra khỏi ngôi nhà tuổi thơ, Tâm cảm thấy “nhẹ hẳn cả người” và chẳng có chút mảy may xúc động với nơi đã chăm bẵm anh ta những ngày khốn khó, “không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê + Không chỉ đối xử tệ bạc, dửng dưng với mẹ, Tâm còn cạn tình, cạn nghĩa, vô cảm tha hóa, đánh mất lương tri, vùi chôn ơn nghĩa sinh thành. Khó chịu khi nhìn thấy mẹ và cô gái hàng xóm ra tiễn mình ở nhà ga. Anh ta chỉ lo sợ rằng bà cụ sẽ khóc lóc kể lể, ái ngại những câu bình phẩm to nhỏ, cái mỉm cười chế giễu của mọi người mà không quan tâm đến cảm xúc của người mẹ nghèo. Đốn mạt thay hắn đi ngang qua họ và dửng dưng khi thấy chiếc xe chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người. => Tâm đã quên đi nghĩa mẹ, đánh mất cội nguồn. Sĩ diện, đồng tiền đã làm Tâm tha hóa, đánh mất lương tri, vùi chôn ơn nghĩa sinh thành.Thạch Lam đã làm nổi bật sự suy đồi đạo đức của con người trong xã hội đồng tiền lên ngôi, phản ánh sự đểu giả và tha hóa nhân cách con người bằng ngòi bút đầy tinh tế. - Nhà văn không chỉ khiến người đọc phải lên án sự vô ơn của đứa con mà còn đau xót cho số phận bất hạnh của người mẹ + Giờ đây giữa Tâm và quá khứ tuy nghèo nhưng đầy tình nghĩa đã có một bờ rào ngăn cách, đó là xe ô tô, tiền tài, danh vọng, cái đời sang trọng, sung sướng. Anh ta thảnh thơi, hưởng thụ mà mặc nhiên rũ bỏ những điều mà người mẹ nghèo khổ hy sinh cho mình.
  7. => Cao cả biết bao tấm lòng người mẹ. Buồn thay, người mẹ tội nghiệp ấy thương con mà không được đáp đền. Người mẹ già tần tảo sớm hôm nuôi dạy con nên người, sống một mình ở quê, hi sinh tất cả vì con nhưng nhận lại là một sự thờ ơ, bất hiếu. Sự bon chen giữa dòng đời tấp nập, mỗi người mải mê chạy theo khát vọng về vật chất mà vô tình quên đi những điều rất đỗi bình dị. Tưởng chừng như nhận được rất nhiều nhưng thực sự thì đã đánh mất đi quá nhiều thứ quý giá mà không bao giờ lấy lại được. - Cạn nghĩa, những mong vương sót chút tình. Nhưng với Tâm, nghĩa cạn tình cũng tan, có gì đâu mà luyến tiếc, vấn vương. Lợi danh, địa vị, sự giàu sang khiến Tâm thay đổi, chà đạp lên chính quá khứ của bản thân. + Tâm thờ ơ, không nói nổi một câu cảm ơn với Trinh – Cô gái hàng xóm đã giúp đỡ mẹ Tâm trong những ngày anh ta đi vắng. +Tâm tự phụ vì đã đã “vượt hẳn được cái bực nghèo hèn”. Thế nên, sau khi chạy xe bắn vọt bùn vào mẹ và cô Trinh, Tâm chẳng mảy may ân hận. “Tâm không ngoảnh lại, chàng nghĩ đến bà mẹ, đến cô Trinh vẫn chơi đùa với chàng thuở nhỏ. Song những hình ảnh ấy như xa xăm lắm, và Tâm vẫn thấy dửng dưng không bận tâm trí. => Hình như, với Tâm đồng tiền đã lấy mất tính người. Giàu sang vùi chôn luôn nhân phẩm, biến anh ta thành kẻ bất hiếu, vô tình.Câu chuyện rất đời, nhiều nỗi niềm bỗng trở nên nhẹ nhàng, lan tỏa, thấm sâu vào lòng người.Ta càng trân quý tấm lòng thương con của người mẹ càng xót đau bởi đạo hiếu hoen mờ. Với truyện ngắn “Trở về”, câu chuyện về người con bất hiếu, vô tâm, chạy theo danh lợi mà quên tình, cạn nghĩa, đánh mất đi nguồn cội, Thạch Lam đã hoàn tất sứ mệnh của mình một cách xuất sắc và độc đáo. Câu chuyện viết về bóng tối, về góc khuất cuộc đời nhưng có giá trị thức tỉnh lương tri con người, "làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn" - Luận điểm 2: Đoạn trích truyện “ Trở về” của Thạch Lam “làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”, giúp ta sống hiếu nghĩavới đấng sinh thành được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc. + Điềm đạm, nhẹ nhàng mà sâu sắc, mỗi trang viết của cây bút truyện ngắn biệt tài Thạch Lam thấm sâu vào tâm trí người đọc. + Cốt truyện đơn giản nhưng tác giả đi sâu vào ngõ ngách tâm lí nhân vật, khơi sâu thế giới nội tâm con người với nhiều cung bậc, cảm xúc. Qua nội tâm nhân vật, dường như nhà văn đã chạm đến những góc khuất trong suy nghĩ của con người. + Truyện Thạch Lam có sự hòa quện của hai yếu tố: Hiện thực và lãng mạn. Trong truyện ngắn “Trở về”, chất hiện thực đậm hơn chất lãng mạn, chất thơ. Song, sự tinh tế của ngòi bút, nét đặc sắc trong miêu tả ngoại cảnh, đi sâu thế giới nội tâm nhân vật của nhà văn có giá trị đặc biệt. 1.0
  8. + Ngôn từ nhẹ nhàng, đằm thắm cùng cách kể chuyện giản dị là điểm nhấn độc đáo, để lại cho người đọc suy ngẫm khó quên về chữ “hiếu” của người con với cha mẹ, nỗi xót xa khi con người mải mê chạy theo danh lợi mà quên đi những điều mộc mạc xưa cũ. Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. + Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. * Đánh giá - Ý kiến của nhà văn Thạch Lam hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ văn chương ra đời không chỉ để phê phán hay lên án mà quan trọng hơn và là mục đích cuối cùng đó là người làm văn muốn thay đổi thế giới, muốn thức tỉnh con người đứng lên đấu tranh giành lại cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, đánh đuổi cái ác, cái xấu đã chà đạp lên quyền sống của con người. Văn chương từ cuộc đời mà nở hoa, phải trở về cuộc đời mà kết trái, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người, trở thành những áng văn kiệt tác mang vẻ đẹp nhân văn tỏa sáng đến muôn đời. Và đoạn trích “ Trở về” Thạch Lam đã “tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác” và “làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. - Bài học cho người sáng tạo và người tiếp nhận: Để tác phẩm có thể đánh thức được trái tim bạn đọc, nhà văn phải có tinh thần trách nhiệm đem hương vị lại cho cuộc đời, đem văn chương phục vụ những lí tưởng cao đẹp, hướng con người tới Chân, Thiện, Mĩ Đồng thời người đọc cần biết trân trọng, nâng niu những tác phẩm văn chương có giá 1.0 trị, sống với tác phẩm để tâm hồn mình “thêm trong sạch và phong phú hơn”
  9. MỤC LỤC Nội dung Trang CÁCH LÀM BÀI ĐỌC HIỂU 1 - 5 LÍ LUẬN VĂN HỌC Bài số 1. Cách làm bài NLVH sử dụng LLVH 6 – 9 Bài số 2. Giải thích nhận định LLVh theo chủ đề 10 – 32 PHÂN TÍCH, CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC Bài số 1. Bài thơ “ Quê hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân 33 - 37 Bài số 2: Đoạn trích “ Làm bạn với bầu trời” của Nguyễn Nhật Ánh 37 – 42 Bài số 3. Bài thơ “ Tổ quốc là tiếng mẹ” của Nguyễn Việt chiến 43 - 47 Bài số 4. Bài thơ “ Mẹ và Quả” của Nguyễn Khoa Điềm 47 - 50 Bài số 5. Bài thơ “ Hỏi” của Hữu Thỉnh 51 – 54 Bài số 6. Đoạn trích truyện “ Cô bé bán diêm” ( Ngữ văn 6 bộ “Kết nối tri thức 55 - 58 với cuộc sống” – Tập 1) Bài số 7: Đoạn trích truyện ngắn “ Một cuộc đua” của Quế Hương 59 - 61 Bài số 8. Bài thơ “ Lá đỏ” của Nguyễn Đình Thi? 61 - 65 Bài số 9. Bài thơ “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ 65 - 70 Bài số 10. Bài thơ “ Chiều sông Thương” của Hữu Thỉnh 71 – 74 Bài số 11. Bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên 74- 79 Bài số 12: Bài thơ “ Bác vĩnh hằng như thế giữa Nhân dân” - Nguyễn Sỹ Đại 79 - 84 Bài số 13. Thời nắng xanh ( Trương Nam Hương) 85 - 88 Bài số 14. Bài thơ “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ 89 - 92 Bài số 15. Bài thơ “ Trường Sơn đông, Trường Sơn tây” 93 - 96 ( Phạm Tiến Duật) Bài số 16. Đoạn trích truyện ngắn “ Trở về” của Thạch Lam 97 - 104 BỘ ĐỀ LUYỆN Đề số 1. 105 – 115 Đề số 2. 115 -124 Đề số 3. 125 – 132 Đề số 4. 135 -144
  10. Đề số 5. 145 -151 Đề số 6. 155 – 162 Đề số 7. 163 – 176 Đề số 8. 177 – 184 Đề số 9. 185 – 193 Đề số 10. 194 – 201 Đề số 11. 202 – 210 Đề số 12. 211- 222 Đề số 13. 223 - 227 Đề số 14. 227 - 234 Đề số 15 235 - 238