Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD và ĐT Sơn Dương (Có đáp án)

Câu 3. (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Qua đoạn trích: Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
docx 4 trang Hải Đông 21/02/2024 840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD và ĐT Sơn Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_201.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD và ĐT Sơn Dương (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 PHÕNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN SƠN DƯƠNG NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (2,0 điểm) Cho đoạn văn sau: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống đất ( ). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng chính được dùng trong đoạn văn trên. Câu 2. (8,0 điểm) Đọc câu chuyện sau: Vết nứt và con kiến “Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”. (Theo Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống) Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân. Câu 3. (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Qua đoạn trích: Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 TẠO NĂM HỌC 2015 - 2016 HUYỆN SƠN DƯƠNG Môn thi: Ngữ văn Đáp án Điểm Câu 1. (2,0 điểm) 2,0 điểm - Phép tu từ chủ yếu trong đoạn văn: Phép nhân hóa (mưa, mặt đất, cây) làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn thể hiện triết lí sống "Uống nước nhớ nguồn" Câu 2. (8,0 điểm) 8,0 điểm a) Về kĩ năng: - Viết đúng thể thức một bài văn nghị luận. - Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát, dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. b) Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Con người cần phải biết biến những khó 0,5 điểm khăn trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai. * Phân tích, bàn luận vấn đề: * Ý nghĩa câu chuyện 2,0 điểm - Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào. - Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá : biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình. -> Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. * Bình luận - Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người 3,0 điểm trong cuộc đời. + Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sự kiên trì, sáng tạo để vượt qua. + Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy
  3. bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. + Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.(làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, xác đáng như: Anh Nguyễn Ngọc Kí, Những học sinh nghèo vượt khó, những anh thương binh tàn nhưng không phế, nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lược ). - Không phải bất cứ ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua sóng gió cuộc đời. Có người nhanh chóng bi quan, chán nản; có người than vãn, buông xuôi; có người ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả (Dẫn chứng) -> Ta cần phê phán những người có lối sống đó. * Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống 1,5 điểm - Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là quy tất yếu của cuộc sống mà con người phải đối mặt. - Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đàu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời. * Liên hệ bản thân 1,0 điểm - Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, lạc quan, hi vọng và có niềm tin vào cuộc sống. Cần nhất là thái độ sống của mình trước mọi thử thách của cuộc đời Câu 3. (10 điểm) 10 điểm * Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. ời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý sau: a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và ão Hạc là 0,5 điểm những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. b. Thân bài: * Chị Dậu và ão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng. 3,0 điểm + Chị Dậu: à một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt nam thời kỳ trước cách mạng - à một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn chứng) - à người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng.(dẫn chứng). + ão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân - à một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu. (dẫn chứng) - à một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng. có tình yêu thương con sâu sắc. (dẫn chứng) * Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt nam trước cách mạng 3,0 điểm
  4. + Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh + ão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng. -> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để chết - một cái chết đau đớn và dữ dội. * Bức chân dung của chị Dậu và ão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và 3,0 điểm nhân đạo của hai tác phẩm - Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người. 0,5 điểm c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.