Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 1. (4 điểm)
“ Khó mà biết lẽ, biết lời
Biết ăn biết ở hơn người giàu sang.”
Câu ca dao trên đề cập đến phẩm chất đạo đức quan trọng nào của con người?
Bằng kiến thức đã học hãy trình bày nội dung của phẩm chất đạo đức đó.
doc 4 trang Hải Đông 05/02/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_n.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY: 09/01/2020 Đề thi môn: Giáo dục công dân 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút Thời gian: 150 phút Câu 1. (4 điểm) “ Khó mà biết lẽ, biết lời Biết ăn biết ở hơn người giàu sang.” Câu ca dao trên đề cập đến phẩm chất đạo đức quan trọng nào của con người? Bằng kiến thức đã học hãy trình bày nội dung của phẩm chất đạo đức đó. Câu 2. (3 điểm) Hiến pháp là gì? Từ khi thành lập, nhà nước ta đã ban hành những bản Hiến pháp nào? Theo Hiến pháp 2013, Bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan quản lí nhà nước; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát. Hãy sắp xếp các cơ quan sau vào hệ thống các cơ quan trên: Quốc hội; chính phủ; Hội đồng nhân dân; Phòng giáo dục và đào tạo; Tòa án nhân dân Tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Câu 3. (5 điểm) Hợp tác là gì? Hợp tác cần dựa trên cơ sở nào? Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bản thân là học sinh em cần rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể như thế nào? Câu 4. (5 điểm) Tự chủ là gì? Người biết tự chủ là người như thế nào? Nêu một vài biểu hiện của người biết tự chủ. Có ý kiến cho rằng: Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Quan điểm của em trước ý kiến trên. Câu 5. (3 điểm) Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Cho ví dụ. Những thông tin sau đề cập đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta? Bản thân em sẽ làm gì để góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. - Nguyễn Khuyến - người đỗ đầu ba kì thi, thuở nhỏ ông từng học bài dưới ánh trăng tỏ, nhiều lần đốt lá dùng lửa học bài. - Mạc Đĩnh Chi - lưỡng quốc trạng nguyên, thời niên thiếu những lúc gánh củi đi bán vẫn mang sách bên mình để nghiền ngẫm những nội dung khó. Hết Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh Chữ kí giám thị số 1 Chữ kí giám thị số 2
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY: 09/01/2020 Môn: Giáo dục công dân ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu NỘI DUNG CHÍNH Điểm Câu 1 4 điểm - Câu ca dao đề cập đến phẩm chất đạo đức: tôn trọng người 0.5 điểm khác. - Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh 0.5 điểm dự phẩm giá và lợi ích của người khác. - lấy ví dụ về tôn trọng người khác. 0.5 điểm - Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng 0.5 điểm lại. Mọi người tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ trong xã hội trong sáng và lành mạnh và tốt đẹp hơn. - Nêu được một số hành vi thiếu tôn trọng người khác trong 0.5 điểm cuộc sống hàng ngày. - Các hành vi thiếu tôn trọng người khác là hành vi cần lên án, 0.5 điểm phê phán. - Liên hệ trách nhiệm của bản thân. 0.5 điểm +Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, trong cử chỉ, lời nói, hành động. 0.5 điểm + Biết đấu tranh, phê phán các hành vi thiếu tôn trọng người khác. Câu 2 3,0 điểm - Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí 0.5 điểm cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành 0.5 điểm trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. - Từ khi thành lập đến nay nhà nước ta ban hành các bản Hiến 1 điểm pháp sau: + Hiến pháp 1946 + Hiến pháp 1959 + Hiến pháp 1980 + Hiến pháp 1992 + Hiến pháp 2013 - Sắp xếp các cơ quan vào hệ thống các cơ quan như sau: 1 điểm + quan quyền lực nhà nước: quốc hội, hội đồng nhân 0,25đ dân. + cơ quan quản lí nhà nước: chính phủ; phòng giáo dục 0,25 đ và đào tạo.
  3. + cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Tỉnh. 0,25 đ + cơ quan kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 0,25 đ Câu 3. 5,0 điểm. - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau trong công 0,5 điểm việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. - Hợp tác phải dựa trên cơ sở: bình đẳng, đôi bên cùng có lợi và 0,5 điểm không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. - Quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong hợp tác với các 1,5 điểm nước trong khu vực và trên thế giới: + Luôn coi trọng việc hợp tác với các nước trong khu vực 0,5 đ và trên thế giới. + Nguyên tắc hợp tác với các nước: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của 0,5 đ nhau. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực; Bình đẳng và cùng có lợi; Giải quyết tranh chấp bằng 0,5 đ thương lượng hòa bình; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. + Nêu được ví dụ về hợp tác giữa nước ta với các nước 0,5 điểm - Bản thân rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè, những người 2 điểm xung quanh cần phải: + Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch, phân công 0,5 đ nhiệm cụ thể phù hợp với từng người. + Nghiêm túc thực hiện kế hoạch được phân công. 0,5 đ + Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc, sẵn sàng 0,5 đ chia sẽ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động. + Biết cùng các thành viên đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi 0,5 đ hoạt động Câu 4. 5 điểm - Tự chủ là làm chủ bản thân. 0,5 điểm - Người có tính tự chủ là người: 1 điểm + Làm chủ được suy nghĩ, tình cảm 0,25 đ + làm chủ được hành vi 0,25 đ + Luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin. 0,25 đ + Biết điều chỉnh hành vi của mình. 0,25 đ - Nêu được ví dụ về tự chủ. 0,5 điểm
  4. - Ý kiến về quan điểm: Người có tính tự chủ không cần quan 2 điểm tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. + là quan điểm hoàn toàn sai lầm khi nói về người có tính tự 0,5 đ chủ. + bởi người có tính tự chủ phải làm chủ được bản thân, phải 0,5 đ biết bình tĩnh ứng xử trong từng trường hợp, đối tượng khác nhau. + tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh người có tính tự chủ đưa 0,5 đ ra những suy nghĩ, cách giải quyết khác nhau. + do đó nếu không quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng thì 0,5 đ người có tính tự chủ sẽ không điều chỉnh được hành vi của mình. - Liên hệ đến bản thân trong rèn luyện tính tự chủ: 1 điểm + Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động. 0,5đ + Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói của bản thân 0,5đ là đúng hay sai để rút kinh nghiệm Câu 5 3 điểm - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá tri tinh 1 điểm thần(những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ) hình thành trong quá khứ lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Ví dụ: truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, nhân 0,5 điểm nghĩa . - Những thông tin trên đề cập đến truyền thống hiếu học của 0,5 điểm dân tộc ta. - Trách nhiệm của học sinh góp phần gìn giữ và phát huy 1 điểm truyền thống hiếu học của dân tộc: + tự hào truyền thống hiếu học của dân tộc. 0,25đ + luôn ra sức phấn đấu, nổ lực trong học tập. 0,25đ + tuyên truyền, vận động bạn bè tích cực vượt khó trong học 0,25đ tập. + tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường phát động 0,25đ để xây dựng môi trường học tập, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập Tổng Câu 1,2,3,4,5 Điểm 20 5 câu -