Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 1 (4 điểm): Khi bàn về trách nhiệm nuôi dạy con cái người xưa có câu:“ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.
a. Em có đồng ý với quan niệm trên không? Vì sao?
b. Pháp luật nước ta quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình như thế nào?
doc 5 trang Hải Đông 06/02/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_n.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Giáo dục công dân, lớp 9 Năm học 2021-2022 Đề có 1 trang Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (4 điểm): Khi bàn về trách nhiệm nuôi dạy con cái người xưa có câu:“ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. a. Em có đồng ý với quan niệm trên không? Vì sao? b. Pháp luật nước ta quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình như thế nào? Câu 2 (4 điểm): Ngay từ những ngày đầu đại dịch Covid- 19 bùng phát trên thế giới và xuất hiện trong nước, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu của nhân dân, chính phủ các nước về các trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch .(Trích báo Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, ngày 21/7/2021) a. Thông tin trên đề cập đến đơn vị kiến thức nào trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9? b. Nêu những hiểu biết của em về đơn vị kiến thức trên. Câu 3 (4 điểm): Tại cuộc họp, trong khi lớp trưởng đang phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong lớp về việc chuẩn bị tổ chức ngày lễ 26/3, A bỗng cắt lời lớp trưởng và phản đối nhiệm vụ mà mình được giao. Một số bạn đề nghị A nên giữ trật tự để nghe lớp trưởng trình bày xong rồi hãy phát biểu. A cho rằng mình đang thực hiện quyền dân chủ. a. Quan điểm của em trước hành vi của bạn A. b. Theo em dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào với nhau? Câu 4 (điểm): Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy nêu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu thành ngữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nhắc tới truyền thống nào? Bản thân là học sinh em sẽ làm gì góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Câu 5 (4 điểm): Sau khi nhận được sự giúp đỡ tận tình của các tình nguyện viên trong đại dịch Covid 19, bà A đã viết bài đăng báo ca ngợi các tình nguyện viên đã giúp đỡ bà con trong mùa dịch. a. Bà A đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào của công dân? b. Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền tự do cơ bản đó. c. Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt quyền đó. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: Giáo dục công dân, lớp 9 Năm học 2021-2022 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Ý Điểm Câu trong Nội dung câu a Không đồng ý với quan niệm trên. 0,25 Vì: - Quan niệm trên không còn phù hợp với xã hội hiện nay. 0,25 - Quan niệm đó cho rằng trách nhiệm giáo dục con cái là của 0,25 mẹ, của bà. - Trong xã hội ngày nay vợ chồng, ông bà đều có quyền và nghĩa 0,25 vụ ngang nhau về mọi mặt để chăm sóc con, cháu. b Pháp luật nước ta quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình như sau: *Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với các con: - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt. 0,25 - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các con. 0,25 - Tôn trọng ý kiến của con. 0,25 - Không được phân biệt đối xử giữa các con. 0,25 1 - Không được ngược đãi, hành hạ các con 0,25 - Không được ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái 0,25 đạo đức. *Quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với các cháu - Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ ngang đối với các 0,25 cháu. - Ông bà nội, ngoại có nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng các cháu 0,25 chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động nếu các cháu không có người nuôi dưỡng. * Quyền và nghĩa vụ của con cháu - Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ ông 0,25 bà. Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ, ông bà. - Nghiêm cấm các hành vi ngược đãi, xúc phạm bố mẹ, ông bà. 0,25 *Anh chị em
  3. - Anh chị em có bổn phận yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau. 0,25 - Anh chị em có bổn phận nuôi dưỡng nhau khi bố mẹ không 0,25 còn. a *Thông tin trên đề cập đến nội dung bài: Tình hữu nghị giữa các 0,5 dân tộc trên thế giới. b * Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: -Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè 0,5 thân thiện giữa nước này với nước khác. - Ví dụ: Quan hệ Việt Nam – Cu ba 0,5 - Quan hệ hữu nghị tạo ra cơ hội và điều kiện để các nước, các 0,5 dân tộc cùng hợp tác phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục - Tạo sự hiểu biết lẫn nhau tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn 0,5 đến nguy cơ chiến tranh. 2 *Bản thân là công dân Việt Nam, mỗi công dân cần phải: - Có trách nhiệm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè 0,5 trong và ngoài nước bằng thái độ cử chỉ, việc làm và sự thân thiện trong cuộc sống hàng ngày. - Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, 0,5 tiếp xúc trong các tình huống khi có người nước ngoài đến thăm trường, khi giao lưu với các bạn học sinh quốc tế, khi có khách nước ngoài đến tham quan du lịch. - Có thái độ tôn trọng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ khi gặp 0,5 người nước ngoài,tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức, cố gắng trong học tập, học ngoại ngữ a Không đồng ý với ý kiến của bạn A. 0,5 *Vì: - Việc bạn A phát biểu theo kiểu bột phát, ngắt lời lớp trưởng 0,5 đang triển khai công việc không phải là biểu hiện của dân chủ. Hành vi đó là không tôn trọng bạn lớp trưởng, tập thể lớp,thiếu 3 tính kỉ luật. - Để thực hiện đúng dân chủ, bạn A cần phải biết tôn trọng, 0,5 nghiêm túc lắng nghe lớp trưởng triển khai công việc xong, sau đó xin phép tập thể, lớp trưởng phát biểu ý kiến, đưa ra góp ý mang tinh thần xây dựng.
  4. * Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật: - Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và 0,5 quy định lẫn nhau. - Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện hiệu 0,5 quả. - Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. 0,5 - Dân chủ mà không có kỉ luật sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, vô 0,5 trách nhiệm. - Nếu chỉ có kỉ luật mà không có dân chủ sẽ dẫn đến sự áp đặt, 0,5 độc đoán, kiềm chế sự sáng tạo, không phát huy được sức mạnh tập thể, công việc kém hiệu quả. - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình 0,5 thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp như: Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân 0,5 nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo , các truyền thống về văn hóa, về nghệ thuât. - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần 0,5 tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp 0,5 phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. - Câu thành ngữ “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói đến truyền 0,5 4 thống Tôn sự trọng đạo. *Bản thân là học sinh để góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc em cần - Tự hào về các truyền thống của dân tộc. 0,25 - Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc. 0,25 - Lên án, phê phán những hành vi làm tổn hại đến truyền thống 0,25 dân tộc. - Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, không còn phù hợp 0,25 trong xã hội mới. - Tìm hiểu, nâng cao hiểu biết của bản thân về các truyền thống 0,25 tốt đẹp của dân tộc. - Cố gắng học tập, rèn luyện hoàn thiện phát triển bản thân. 0,25
  5. a Bà A đã thực hiện Quyền tự do ngôn luận của công dân. 0,5 b *Phát luật nhà nước ta quy định về quyền tự do ngôn luận như sau: - Quyền tự do ngộn luận là quyền của công dân được tham gia 0,5 bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. - Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền 0,5 được thông tin theo quy định của pháp luật. - Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận ở các cuộc họp ở cơ 0,5 sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đông nhân dân trong cuộc tiếp xúc cử tri, đóng góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, văn bản luật, 5 - Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của 0,5 pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. -Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân 0,5 thực hiện quyền tự ngôn luận. Tự do báo chí và để báo chí phát huy vai trò của mình. c *Trách nhiệm của học sinh: - Phân biệt được tự do ngôn luận đúng đắn với lợi dụng, tự do 0,25 ngôn luận đểlàm việc trái pháp luật. - Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận 0,25 - Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người. 0,25 - Phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận của 0,25 công dân