Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)
Câu 1: (4 điểm)
Phủ định biện chứng là gì? Vì sao nói khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng được diễn ra theo hình “xoắn ốc”? Lấy ví dụ minh họa? Sau khi học xong bài Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng trong chương trình Giáo dục công dân 10, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Phủ định biện chứng là gì? Vì sao nói khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng được diễn ra theo hình “xoắn ốc”? Lấy ví dụ minh họa? Sau khi học xong bài Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng trong chương trình Giáo dục công dân 10, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_truon.doc
Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
- ĐỀ THI VÀ ĐÁN ÁN Câu 1: (4 điểm) Phủ định biện chứng là gì? Vì sao nói khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng được diễn ra theo hình “xoắn ốc”? Lấy ví dụ minh họa? Sau khi học xong bài Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng trong chương trình Giáo dục công dân 10, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Đáp án câu 1: - Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới. (0,5điểm) - Vì: + Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. (0,5điểm) + Triết học gọi đó là sự phủ định của phủ định, nó vạch ra khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng. (0,5điểm) + Đó là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. (0,5điểm) - Ví dụ: Gieo một hạt thóc trong điều kiện bình thường, nó sẽ này mầm. Hạt thóc đã bị thay thế bởi một cây lúa do nó sinh ra, đấy là sự phủ định hạt thóc. Cây lúa lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đã chin thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định của phủ định này là chúng ta lại có hạt thóc như ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt, mà là nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần. (Học sinh có thể lấy những ví dụ khác). (1,0 điểm) - Bài học: + Trong cuộc sống hằng ngày , cần tránh thái độ phủ định sạch trơn quá khứ, phủ định sạch trơn cái cũ mà phải luôn trân trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của quá khứ, những truyền thống tốt đẹp của cha ông để mang vào cuộc sống của hôm nay và mai sau. (0,5điểm) + Đồng thời, phải quan tâm học hỏi, phát hiện, ủng hộ và tạo điều kiện cho cái mới, cái tiến bộ phát triển. (0,5điểm) Câu 2: (4 điểm) Nhận thức là gì? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính. Cho ví dụ minh họa? Đáp án câu 2: - Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng. (1,0 điểm) - Qúa trình nhận thức bao gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính - Thông qua các cơ quan cảm giác tiếp xúc - Tiếp xúc gián tiếp với sự vật, hiện tượng trên trực tiếp với sự vật, hiện tượng. (0,25 điểm) cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp. (0,25 điểm) - Thấy được sự vật, hiện tượng một cách cụ - Thấy được sự vật một cách khái quát, trừu thể, sinh động. (0,25 điểm) tượng. (0,25 điểm) - Hiểu biết đặc điểm bề ngoài của sự vật, - Tìm ra bản chất, quy luật, .của sự vật, hiện hiện tượng. (0,25 điểm) tượng. (0,25 điểm)
- - Là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức - Là giai đoạn phát triển cao của quá trình nhận (giai đoạn đầu tiên). (0,25 điểm) thức. (0,25 điểm) Ví dụ: Quả cam: Tròn, vỏ có mùi thơm, có Ví dụ: Quả cam được dung để vắt nước uống nhiều múi, vị ngọt hoặc chua, có nhiều hạt hoặc ăn múi. Kết hợp uống với mật ong có thể nhỏ (0,5 điểm) trị và đề phòng cảm. Cây cam được trồng trong điều kiện . (0,5 điểm) Lưu ý: Học sinh có thể lấy các ví dụ khác về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Câu 3: (4 điểm) Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật, giải thích sơ đồ đó? Lấy ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị phê phán về mặt đạo đức? Đáp án câu 3: - Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật: (1,0 điểm) Đạo đức Pháp luật - Giải thích: + Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau đều hướng đến một mục tiêu là điều chỉnh hành vi của con người sao cho phù hợp với lợi ích cung của cộng đồng. (0,5 điểm) + Tuy nhiên, sự điều chỉnh của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính cưỡng chế với những yêu cầu tối thiểu, còn sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. (0,5 điểm) + Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị phê phán về mặt đạo đức. (0,5 điểm) + Do đó, phạm vi điều chỉnh của đạo đức sâu và rộng hơn phạm vi điều chỉnh của pháp luật. (0,5 điểm) - Ví dụ: (1,0 điểm) Bạn Lan đi học về thấy ba mẹ và khách tới nhà nhưng không chào, hỏi lễ phép. Hay tới bữa cơm bạn không mời cơm mọi người trước khi ăn . ( Phê phán về thái độ thiếu lễ phép, thiếu tôn trọng người khác) Lưu ý: Học sinh có thể lấy các ví dụ khác ngoài ví dụ trên đáp án. Câu 4: (4 điểm) Hôn nhân là gì? Vì sao nói chế bộ hôn nhân ở nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp? Em hãy kể ra bốn câu ca dao, tục ngữ, hoặc thành ngữ rang dạy về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình? Đáp án câu 4: - Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. (0,5 điểm)
- - Chế độ hôn nhân ở nước ta mới, tốt đẹp vì: Hôn nhân tự nguyện tiến bộ và hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cụ thể: (1,0 điểm) Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. + Dựa trên tình yêu chân chính. (0,25 điểm) + Cá nhân được tự do kết hôn theo luật đinh. (0,25 điểm) + Hôn nhân đảm bảo về mặt pháp lý. (0,25 điểm) + Đảm bảo quyền tự do ly hôn. (0,25 điểm) Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. + Vợ chồng phải chung thủy, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. (0,25 điểm) + Vợ chồng phải biết tôn trọng ý kiến và nhân phẩm, danh dự của nhau, có ý thức hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình tùy theo khả năng của mình. (0,25 điểm) - Bốn câu ca dao, tục ngữ, hoặc thành ngữ răn dạy về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình: (1,0 điểm) 1. Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi bớt lửa suốt đời không chê. 2. Không ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. 3. Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn. 4. Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Lưu ý: - Học sinh có thể lấy các câu ca dao, tục ngữ khác ngoài ví dụ trên đáp án. - Mỗi câu ca dao, tục ngữ 0,25 điểm. Câu 5: (4 điểm) Trong cuộc sống một số cá nhân chọn giải quyết mâu thuẩn bằng cách “dĩ hòa vi quý”. Em có đồng ý với quan điểm trên hay không? Vì sao? Lấy vi dụ minh họa? Em hãy trình bày quan điểm của em về lối sống thờ ơ, vô cảm của thế hệ trẻ thanh thiếu niên hiện nay? (Bằng một đoạn văn 10 -15 dòng) Đáp án câu 5: - Không đồng ý với quan điểm trên. (0,5 điểm) - Vì: + Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điêu hòa mâu thuẩn “dĩ hòa vi quý”. (0,5 điểm) + Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn củ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật và hiện tượng mới. (0,25 điểm) + Quá trình này tạo nên sự vận động và phát triển vô tận của thế giới khách quan. Chính là nguồn gôc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. (0,5 điểm) - Ví dụ: Mâu thuẩn của nhân dân ta với thực dân pháp. Chúng ta đã đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc ( 1,0) - Quan điểm của học sinh: (1,25 điểm) (GV tự linh hoạt chấm). Tuy nhiên cần đảm bảo trình bày quan điểm rỏ ràng: + Cần phê phán (0,5 điểm) + Nguyên nhân. (0,25 điểm) + Rút ra được bài học cho bản thân. (0,25 điểm) + Giải pháp. (0,25 điểm)