Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

Câu 1: (4điểm) Chất là gì? Lượng là gì? Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất diễn ra như thế nào? Lấy ví dụ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
doc 3 trang Hải Đông 23/01/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_truon.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: GDCD LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4điểm) Chất là gì? Lượng là gì? Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất diễn ra như thế nào? Lấy ví dụ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. Đáp án câu 1: - Chất: dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác. ( 0,5 điểm) - Lượng: là dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển ( cao, thấp), quy mô ( lớn, nhỏ), tốc độ vận động( nhanh, chậm), số lượng (ít,nhiều) của sự vật và hiện tượng. ( 0,5 diểm) - Sự biến đổi về chất của các sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật hiện tượng chưa biến đổi ngay. ( 1 điểm) - Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng gọi là độ. ( 0,5 điểm) - Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng gọi là điểm nút.( 0,5 điểm) - VD: Trong điều kiện bình thường nước ở trạng thái lỏng nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 100 độ C thì nước sẽ sôi và chuyển sang trạng thái hơi. ( 1 điểm) Câu 2: (4điểm) Trong cuộc sống hằng ngày. Ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng? Đáp án câu 2: - Phê bình là xem xét đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của người khác. Tự nêu ra ưu điểm khuyết điểm của bản thân. ( 1 điểm) - Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần phải phê bình nghiêm túc, nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện, đặt các vấn đề trong mối quan hệ nhiều chiều, không phê bình một cách phiến diện và phủ định sạch trơn vấn đề.( 1,5 điểm) - Nhìn nhận ra cái tốt của người khác rồi tiếp thu nó để tu dưỡng, học hỏi và làm cho nó trở thành cái tốt của mình, hoàn thiện bản thân có như thế mới đúng với quan điểm phủ định biện chứng. ( 1,5 điểm) Câu 3: (4điểm) Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này, em có thể rút ra được điều gì? Đáp án câu 3: - VD: + Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. ( 1 điểm) + Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội. ( 1,điểm) - Bài học: + Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là những điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được điều chỉnh bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân, tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung của xã hội. ( 1 điểm) + Sự điều chỉnh của hành vi đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức. ( 1 điểm) Câu 4: (4điểm) Thế nào là một tình yêu chân chính? Tình yêu chân chính được biểu hiện như thế nào? Vì sao không nên yêu quá sớm? Đáp án câu 4: - Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. ( 1 điểm) - Biểu hiện: + Tình cảm chân thực, sự quyến luyến gắn bó của hai người. ( 0,25 điểm) + Quan tâm sâu sắc đến nhau không, vụ lợi. ( 0,25 điểm)
  3. + Chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía. ( 0,25 điểm) + Có lòng vị tha và thông cảm. ( 0,25 điểm) - Không nên yêu quá sớm vì tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thực sự trưởng thành, quan hệ nam nữ dù có thể có nhiều thiện cảm, thậm chí rất gắn bó thì quan hệ ấy vẫn là quan hệ tình bạn. (1 điểm) - Yêu đương thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết, vì vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. ( 1 điểm) Câu 5: ( 4 điểm)Tình huống: Trong giờ kiểm tra môn sinh, có một câu hỏi lí thuyết, Tuấn có nhớ, nhưng không chắc chắn lắm. Bạn Minh đã làm được rồi, bạn ấy học giỏi lắm, Tuấn có thể chỉ cần liếc nhanh qua bên là có thể ‘‘giải quyết” được. Và còn cách khác nữa: Cô giáo đang ngồi trên bục giảng, không hề chú ý về hướng Tuấn nên em có thể thao tác thật nhanh. Nói chung, các phương án đều có thể được thực hiện nhanh gọn và an toàn, để rồi Tuấn sẽ được điểm cao. Thế nhưng, Tuấn không làm như vậy. Nộp bài rồi, mấy bạn trong lớp nói Tuấn sao dại thế, giở sách một chút thì có ảnh hưởng gì đến đạo đức đâu ! Nhưng Tuấn thì không nghĩ thế. Em cảm thấy thanh thản trong lòng ! Câu hỏi: 1/ Hành vi của Tuấn là thuộc về phạm trù nào của đạo đức học và biểu hiện ở trạng thái nào? 2/ Tại sao mặc dù làm bài kiểm tra chưa thật tốt nhưng Tuấn lại cảm thấy thanh thản trong lòng? Đáp án câu 5: 1/ Hành vi của Tuấn thuộc phạm trù lương tâm ; được biểu hiện ở trạng thái thanh thản lương tâm. Tuấn đã tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức. ( 2 điểm) 2/ Mặc dù làm bài kiểm tra chưa thật tốt nhưng Tuấn lại thấy thanh thản trong lòng, là vì Tuấn đã trung thực trong khi làm bài kiểm tra, có nghĩa là đã không làm điều xấu, không phù hợp với đạo đức của người học sinh. Khi ấy Tuấn cảm thấy lương tâm mình trong sạch, không mờ ám, rất thanh thản. ( 2 điểm) HẾT