Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)

Câu 1: (4 điểm)
Em hãy phân tích cách thức vận động, phát triển phổ biến nhất của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ để minh họa. Qua đó, em rút ra bài học thực tiễn gì cho bản thân?
doc 4 trang Hải Đông 16/01/2024 1240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_n.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 1
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4 điểm) Em hãy phân tích cách thức vận động, phát triển phổ biến nhất của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ để minh họa. Qua đó, em rút ra bài học thực tiễn gì cho bản thân? Đáp án câu 1: NỘI DUNG ĐIỂM * Cách thức vận động, phát triển phổ biến nhất của sự vật và hiện tượng - Cách thức vận động, phát triển phổ biến nhất của sự vật và hiện tượng đó là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất. 1,0 - Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau. - Khái niệm chất, lượng. 0,5 - Sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, hiện tượng, nhưng chất của sự vật, hiện tượng chưa biến đổi ngay. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất đinh, phá vỡ sự thống nhất giữa 1,0 chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. * Ví dụ minh họa 0,5 Học sinh tự lấy ví dụ * Bài học thực tiễn: 1,0 - Trong học tập và rèn luyện phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ. - Tích cực học tập để tích lũy tri thức nhằm tạo ra sự thay đổi về chất - Tránh những hành động nôn nóng hoặc nửa vời không đem lại kết quả như mong muốn. Câu 2: (4 điểm) Em hãy giải thích để làm rõ quan điểm: “Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức.” Đáp án câu 2: NỘI DUNG ĐIỂM * Quan điểm: “Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức” - Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tưởng của thế giới khách quan vào bộ óc 0,25 của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng. - Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội 0,25 của con người nhẳm cải tạo tự nhiên và xã hội - Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: + Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng; Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển còn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thực của con người ngày càng sâu 1,0 sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. Ví dụ 2
  3. + Thực tiễn là động lực của nhận thức: Vì thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy 1,0 nhận thức phát triển. Ví dụ + Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Các tri thức khoa học chỉ có gia trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực 0,5 khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Ví dụ + Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Tri thức của con người về sự vật và hiện tượng có thể đúng đắn hoặc sai lầm. Chỉ có đem những những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những nhận thức 1,0 chưa đầy đủ. Ví dụ Câu 3: (4 điểm) Em hiểu thế nào là lương tâm? Cho ví dụ? Theo em cần làm gì để trở thành người có lương tâm? Theo em, thế nào là người có nhân phẩm? Lấy ví dụ minh họa? Đáp án câu 3: NỘI DUNG ĐIỂM * Lương tâm - Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. 1.0 - Ví dụ * Ví dụ minh họa 0,5 Học sinh tự lấy ví dụ * Để trở thành người có lương tâm chúng ta cần: - Thường xuyên rèn luyên tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng, tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hằng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đực - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành một 1.0 công dân tốt, người có ích cho xã hội. - Bồi dưỡng những tình cảm trong sách,đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người. - Hướng nhận thức con người đến sự cao thượng, không chỉ biết yêu thương con người mà còn biết sống vì người khác. * Người có nhân phẩm: 1,0 - Biết quan tâm giữ gìn nhân phẩm của mình - Là người có lương tâm - Có nhu cầu vật chất và tinh thần trong sáng, lành mạnh. - Luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác - Biết ton trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ. * Ví dụ về người có nhân phẩm 0,5 Câu 4: Hôn nhân là gì? Em hãy chứng minh rằng chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp? Đáp án câu 4: NỘI DUNG ĐIỂM * Khái niệm hôn nhân Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn 1.0 * Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay - Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ + Dựa trên cơ sở tình yêu chân chính. + Tự do kết hôn theo luật định 3
  4. + Được đảm bảo về mặt pháp lí + Còn được thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do li hôn. - Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. 2,0 + Vợ chồng chung thủy, yêu thương giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. + Vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình 1,0 Câu 5: (4 điểm) - Có ý kiến cho rằng: “Hiện nay, đạo đức một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có học sinh ngày càng xuống cấp”. Quan điểm của em như thế nào về ý kiến trên? Đáp án câu 5: NỘI DUNG ĐIỂM Em đồng ý với ý kiến trên 0,5 - Thực trạng: Đạo đức ngày càng xuống cấp trầm trọng. Biểu hiện như tình hình vi phạm pháp luật trong đó giới trẻ ngày càng tăng,vi phạm các chuẩn mực đạo đức ngày càng nhiều ( sống buông thả, không coi trọng các chuẩn mực đạo đạo, đánh nhau, tiêm chích ma túy, bạo lực học đường, sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân ) 1,0 - Nguyên nhân: + Bản thân không tự giác rèn luyện các chuẩn mực đạo đức. + Gia đình không quan tâm và kiểm soát các hoạt động của con cái. + Xã hội thiếu bền vững đầy cạm bẫy thế hệ trẻ dễ bị lôi kéo. - Giải pháp: 1,0 + Phối kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội. + Tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh. + Phối kết hợp vác tổ chức bài trừ tệ nạn giáo dục cho thế hệ trẻ thấy giá trị của bản thân 1,5 4