Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

Câu 2: (4 điểm)
Em hãy trình bày cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng? Thông qua đó hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
doc 4 trang Hải Đông 16/01/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_t.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: GDCD LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4 điểm) Khái niệm và vai trò của triết học? So sánh đối tượng nghiên cứu của triết học và các môn khoa học cụ thể? Cho ví dụ? Đáp án câu 1: Nội dung Điểm -Khái niệm: Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và 0.5 vị trí của con người trong thế giới đó. -Vai trò: Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi 0.5 hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. -So sánh: 2 + Giống nhau: đều nghiên cứu về các môn khoa học, nghiên cứu về thế giới. + Khác nhau: các môn khoa học cụ thể nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới; còn triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. -Ví dụ: Gieo nhân nào gặt quả ấy 1 Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Câu 2: (4 điểm) Em hãy trình bày cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng? Thông qua đó hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Đáp án câu 2: Nội dung Điểm 1.Cách thức vận động, phát triển phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng: 1 - Cách thức vận động, phát triển phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất. - Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau. Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện 0.5 tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, 0.5 biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều) của sự vật và hiện tượng. - Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến 1 đổi về lượng. Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. 2. Rút ra bài học thực tiễn cho bản thân: 1.0 - Trong học tập và rèn luyện phải kiên trì và nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ. - Tích cực học tập để tích lũy tri thức nhằm tạo nên sự thay đổi về chất. - Tránh mọi hành động nôn nóng đốt cháy giai đoạn hoặc nửa vời, vì sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Câu 3: (4 điểm) Lương tâm là gì? Có mấy trạng thái của lương tâm và đó là những trạng thái nào? Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? Tại sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao? Đáp án câu 3:
  3. Nội dung Điểm -Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân 0.5 trong mối quan hệ với người khác và xã hội. -Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái: 1 + Trạng thái thanh thản của lương tâm: là trạng thái của cá nhân cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. + Trạng thái cắn rứt lương tâm: khi cá nhân có các hành vi sai lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy ăn năn và hối hận. -Để trở thành người có lương tâm ta cần phải: 1.5 + Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác, + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành một công dân tốt, người có ích cho xã hội. + Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người, không chỉ yêu thương mà còn biết sống vì người khác. -Những người có lương tâm thường là những người có đạo đức, họ đủ nhận thức 1 được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng đâu là việc làm sai và sai thì phải sửa như thế nào. Và từ đó họ phát huy được tính tích cực trong hoạt động của mình góp phần phát triển xã hội. Do vậy, những người có tâm được rất nhiều người yêu quý và họ luôn nhận được sự giúp đỡ từ những người khác khi gặp phải khó khăn. Câu 4: (4 điểm) Tình yêu là gì? Nêu và phân tích các biểu hiện của một tình yêu chân chính? Hiện nay các bạn trẻ có xu hướng yêu nhau thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, .ngày càng nhiều. Em suy nghĩ như thế nào về xu hướng trên. Đáp án câu 4: Nội dung Điểm -Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, là sự rung cảm quyến 0.5 luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. -Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan 1 niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. Bao gồm các biểu hiện sau đây: + Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ, họ muốn gần gũi và gắn bó bên nhau không rời . + Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi, chăm lo cho nhau và sống vì nhau, hy sinh cho nhau . + Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía ở mọi hoàn cảnh và thời gian. -Yêu qua các trang mạng xã hội là một xu hướng tất yếu trong thời đại công 1.5 nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nó bao gồm mặt tích cực và mặt tiêu cực. + Tích cực: cơ hội làm quen dễ dàng, kéo gần khoảng cách, tiện lợi việc quan tâm, gần gũi nhau, + Tiêu cực: thông tin không thật chính xác do không tiếp xúc trực tiếp, tình cảm không chân thực, cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng tiếp cận và làm hại mọi người, nhất là các bạn nữ - Ý kiến: tình yêu không xấu, thậm chí là động lực giúp cho việc học hành; là 1 động lực mạnh mẽ để các cá nhân trưởng thành và hoàn thiện bản thân. Với tình yêu qua mạng cũng vậy, tuy nhiên chúng ta không nên yêu quá sớm, từ 15-17
  4. tuổi là giai đoạn đang phát triển để hoàn thiện bản thân nên chúng ta nên tập trung vào học hành, chuẩn bị cho tương lai về sau. Với các trang mạng xã hội chúng ta chỉ nên sử dụng chúng như một thứ công cụ nhằm phục vụ cho bản thân như: kết bạn và giữ liên lạc với người thân, tìm kiếm, thu thập thông tin, kinh nghiệm cho bản thân, gia đình . chứ không nên sống ảo, lao vào tình yêu trên mạng hay tin tưởng hoàn toàn vào các thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng. Câu 5: (4 điểm) Khi nghe tin cô giáo chọn Hòa đi thi học sinh giỏi Tỉnh môn Giáo dục công dân, Bình đã nói với Hòa: “Bạn đi thi môn Giáo dục công dân làm gì, tớ thấy môn ấy không thiết thực gì cả”. Quan điểm của em như thế nào về ý kiến trên? Đáp án câu 5: Nội dung Điểm -Không đồng ý. 0.5 -Nêu được tầm quan trọng của bộ môn Giáo dục công dân: trang bị kiến thức về 1 thế giới quan, phương pháp luận, kiến thức về đạo đức, kinh tế, chính trị, pháp luật, -Thực trạng: 1 + Đa số học sinh yêu thích bộ môn, có ý thức học tập môn Giáo dục công dân. + Một số học sinh không thích học thậm chí có thái độ coi thường bộ môn, . -Nguyên nhân: 1 + Một số kiến thức mới, khó và khô khan . + Một số giáo viên và học sinh chưa say mê với việc dạy và học. + Giáo viên đứng lớp môn này thường không đúng chuyên ngành nên bài giảng chưa chuyên sâu, kém hấp dẫn, . -Liên hệ bản thân: Đi thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân không những là 0.5 vinh dự mà còn là trách nhiệm của học sinh .